CHUONG 18
Trong suốt mấy thế kỷ liên tiếp, chỉ có vua Chey Chetta II đã tạo được một thời gian tuy ngắn ngủi nhưng đáng gọi là thời hoàng kim trên đất nước Chân Lạp. Thời gian này việc bang giao giữa Chân Lạp với Đại Việt hết sức thân ái đẹp đẽ. Người Xiêm tuyệt nhiên không còn quấy phá đe dọa Chân Lạp như trước kia. Thấy vua Chey được Thuận Hóa triệt để ủng hộ, số người thân Xiêm trong triều đều nín khe, không dám hai lòng. Trong nước dân chúng yên bụng làm ăn, ban đêm cửa không cần đóng, ngoài biên lính thú có thể ngủ yên giấc. Nhiều người truyền miệng nhau cảnh sống thanh ấy bình có được cũng là nhờ sự “nhẹ vía” của vị quốc mẫu người Việt. Phải nói rằng đây là một thời kỳ hiếm thấy trên đất nước Chân Lạp triền miên chiến tranh chống ngoại xâm và dẹp nội loạn.
Chính vua Chey cũng hãnh diện công nhận ngài là người rất may mắn có được một người vợ tuyệt hảo. Ngài đã có những lúc sung sướng tận hưởng niềm vinh quang của một ông vua thời thịnh trị.
Về cuộc sống gia đình, ngài cũng hưởng được nguồn hạnh phúc chan chứa. Sau khi những yêu cầu về vấn đề di dân của người Việt được giải quyết thỏa đáng, vị hoàng hậu diễm lệ Ngọc Vạn đã thật sự có những nụ cười thật tươi với chồng.
Một thời gian sau, hoàng hậu Ngọc Vạn lại sinh cho ngài đứa con thứ hai, cũng thông minh, dễ thương không kém gì hoàng tử To, vua đặt tên cho hoàng tử là Nou. Lúc này hoàng hậu lại càng hết sức chiều chuộng, săn sóc chồng từ công việc đến các thú giải trí, đến từng miếng ăn, giấc ngủ và đến cả những giây phút ân ái. Ai cũng nhìn nhận vua Chey là một trong những vị vua có diễm phúc nhất trên đời!
Tội nghiệp vua Chey, ngài không hề biết một chút sự thật nào về nội tâm của người vợ tuyệt vời ấy. Người Việt có câu hát “Trái bồ hòn trong tròn ngoài méo, Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi”, vua Chey chỉ tìm gặp hoàng hậu qua dạng bên ngoài của một trái sầu đâu.
Thật sự hoàng hậu Ngọc Vạn đã cố gắng tạo những nụ cười thật tươi, những nụ cười hoàn toàn trái ngược với cõi lòng khô héo của bà để hiến tặng chồng. Việc đó bây giờ đối với hoàng hậu hoàn toàn không phải với mục đích mời chào, mua chuộc nhà vua như trước kia! Mà nó hoàn toàn phát sinh từ tấm chân tình của một người biết hối lỗi khi bất đắc dĩ phải nhúng tay vào một tội ác. Bà thương chồng với tấm lòng người mẹ thương con, người chị thương em, hay người vợ thương chồng khi biết người thân của mình đã mắc chứng bệnh không còn cách chữa. Bà cố gắng phục vụ, chiều chuộng chồng hết mình như cố gắng làm thỏa mãn cho một người thân trước khi người ấy xa rời trần thế... Đó cũng là một cách để bà được giảm bớt nỗi ray rứt trong lòng. Mấy ai biết được diễm phúc thật sự của vua Chey lại nằm ở điểm này?
Tổ quốc trên hết! Dân tộc trước hết! Trước khi ra đi hoàng hậu Ngọc Vạn đã trân trọng hứa nguyện với cha già thân yêu, bà đâu dám lơ là với lời hứa nguyện đó được? Lúc đó bà còn quá trẻ đâu có thể lường đoán được sự phát triển tình cảm của mình với chồng, với con cái mình về sau này!
Cũng trong thời gian này, người Việt di dân lặng lẽ nới rộng sinh hoạt về thương nghiệp, công nghiệp cũng như nông nghiệp trên đất Chân Lạp một cách êm đềm với từng bước thật vững chắc và hoàn hảo.
Năm Mậu Thìn (1628), vua Chey mắc bệnh trầm trọng. Các ngự y đã tận tình săn sóc nhưng bệnh không cách nào thuyên giảm. Biết mình không còn sống được bao lâu, vua Chey gọi người em ruột là hoàng thân Préah Outey và mấy viên đại thần vào cung để phó thác việc sau. Ngài vốn có ba người con trai. Đầu tiên là hoàng tử Chan, con của hoàng hậu Pha Luông đã quá cố. Ông hoàng này đã từng được phong làm thái tử rồi lại bị truất. Hai người con trai khác là hoàng tử To và hoàng tử Nou là con của hoàng hậu Ngọc Vạn. Bình sinh vua Chey rất yêu quí hoàng hậu Ngọc Vạn nên cảm tình cũng thiên hẳn về To và Nou. Hơn nữa, ngài nghĩ chỉ chọn con của Ngọc Vạn hoàng hậu kế vị ngôi vua Chân Lạp mới mong được sự ủng hộ của Thuận Hóa. Đó là cách ngài phải chọn để nước Chân Lạp hi vọng được sống còn trước móng vuốt người Xiêm. Do đó, Chan đương nhiên bị loại ra ngoài tầm lựa chọn làm người kế vị. Trước khi lâm chung, vua Chey quyết định phong To làm thái tử để kế vị ngài.
Truyền ý chỉ của mình xong, không bao lâu thì vua Chey thăng hà. Hoàng thân Préah Outey và triều đình bèn phò thái tử To lên ngôi lấy hiệu là Chau Ponhea To. Hoàng hậu Ngọc Vạn được tôn lên làm thái hậu.
Vua Chau Ponhea To còn quá nhỏ nên quyền chính hầu hết nằm trong tay quan phụ chính Préah Outey. Ông này là người rất trung hậu và cũng có tinh thần bài Xiêm quyết liệt như vua Chey nên chính sách ngoại giao của Chân Lạp không thay đổi gì. Chính sách thân Việt vẫn được duy trì, di dân người Việt vẫn tiếp tục được ưu đãi.
Chan là hoàng tử lớn mà không được lập làm vua nên sinh lòng bất mãn, ngầm vận động nổi dậy tranh quyền. Những đại thần thiếu thiện cảm với người Việt lợi dụng tình trạng này âm thầm qui tụ chung quanh Chan để mưu tính về sau. Những sắc dân khác lâu nay vẫn ngầm ganh tức vì người Việt được ưu đãi quá nhưng không làm gì được, nay có cơ hội, cũng ủng hộ Chan. Các chính phủ Xiêm, Lào cũng hứa sẽ ủng hộ nếu Chan mưu đồ chuyện lớn. Những hoạt động của phe đảng Chan tuy ngày mỗi phát triển nhưng họ vẫn còn giữ được bí mật. Triều đình chỉ nghe biết một cách mơ hồ mà chưa nắm được bằng cớ gì hết.
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2007
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2007
CHƯƠNG 17 (Ngọc Vạn)
CHUONG 17
Đêm ấy, vua Chey lại vào thăm hoàng hậu. Sau ngày sinh hoàng tử, hoàng hậu lại càng hay bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng về cảnh mẹ ăn thịt con. Nội tâm bà bỗng chia hẳn ra hai thế giới mâu thuẫn nhau. Khi bước chân ra ngoài, bà vẫn giữ vững lập trường cứng rắn là theo đuổi phục vụ tổ quốc đúng con đường bà đã vạch sẵn. Thế nhưng khi trở về trong phòng riêng một mình, bà lại sống theo cảm quan của một người mẹ thương con vô bờ bến, lại bị dằn vặt hối hận đến muốn quên những lời đã hứa hẹn với cha mình. Những mâu thuẫn đó đã làm cho bà đau khổ ghê gớm. Và hình như nỗi đau khổ đó đã thâm nhập vào nhan sắc tự nhiên cố hữu của Ngọc Vạn, khiến trông bà càng diễm tuyệt đến tê tái lòng người. Vua Chey Chetta II càng yêu bà say đắm, lúc nào cũng quyến luyến không muốn rời ra.
Sau một thời gian cầm quân chinh chiến xa cách, lại mang được chiến thắng vinh quang trở về, vua Chey hi vọng lần này ngài sẽ được đón nhận bằng một nụ cười hân hoan của hoàng hậu. Nhưng khi giáp mặt nhau, nhà vua vẫn chạm phải cái vẻ nghiêm nghị lạnh lùng muôn thuở.
. Ái hậu mạnh giỏi chứ!
Hoàng hậu xá vua mà thưa:
. Cám ơn thánh thượng, thần thiếp vẫn an lành. Thần thiếp xin chúc mừng thánh thượng chiến thắng vinh quang!
Nhìn nét mặt buồn chảy của hoàng hậu, vua càng thấy xốn xang thêm. Ngài nói:
. Hoàng hậu chúc mừng ta chiến thắng sao không tặng ta một nụ cười?
Hoàng hậu thưa:
. Thiếp vẫn có tật, trong lòng nếu không thoải mái thì không cách nào cười được, cúi xin thánh thượng tha tội!
Vua Chey hỏi:
. Hậu muốn cho lưu dân đồng bào của hậu được tự do khai khẩn sinh sống, ta đã ban lệnh cho phép rồi, hậu lại xin cho họ được võ trang để tự vệ, ta cũng không từ chối, hậu còn điều gì không thoải mái nữa? Chẳng hiểu vì sao tới bây giờ hậu vẫn cứ buồn như thế?
Hoàng hậu nhỏ nhẹ thưa:
. Thay mặt đám lưu dân người Việt, thiếp xin tri ân sâu xa đối với tấm lòng quảng đại vô bờ của bệ hạ. Bệ hạ đã rộng lòng cho thần dân của thiếp đến khai khẩn làm ăn trên đất nước của bệ hạ. Bệ hạ cũng không ngần ngại mà cho phép họ được võ trang để tự vệ. Nhưng vấn đề này giải quyết xong thì vấn đề khác lại nẩy sinh. Sau khi các đơn vị võ trang của cộng đồng di dân người Việt được thành lập, triều đình Đại Việt lại phải cử người đến cai quản họ, phải cung cấp tài chánh, mua sắm vũ khí, bỏ công sức huấn luyện cho họ. Việc này rất tốn kém, lại rất trở ngại vì triều đình Đại Việt ở quá xa xôi. Mà như bệ hạ đã thấy đó, các lực lượng võ trang này đã từng là biểu tượng cho quân đội Đại Việt, họ đã thật sự giúp bệ hạ trong việc đẩy lui giặc Xiêm La. Xin bệ hạ vì tình nghĩa thông gia môi răng khắn khít, thông cảm sự khó khăn của triều đình Đại Việt, cho Đại Việt lập một đồn kiểm soát quan thuế ở Prey Kor để họ tự lấy thuế kiều dân Việt mà chi dụng vào các việc cần thiết. Việc này thật ra cũng có lợi cho Chân Lạp lắm chứ! Làm được như vậy, khi bệ hạ cần tới sức họ, chỉ hú một tiếng là họ vui vẻ lên đường hết lòng hi sinh cho sự sống còn của Chân Lạp ngay!
Vua Chey ngẫm nghĩ chốc lát rồi phán:
. Hoàng hậu nói đúng! Sở dĩ nước Xiêm trong thời gian gần đây đưa quân xâm lược Chân Lạp, vừa chạm trán người Việt là phải rút lui, như thế lực lượng võ trang Đại Việt quả là một lá bùa hộ mệnh hữu dụng mà trẫm phải đeo để trấn áp người Xiêm! Vậy tại sao trẫm lại không muốn tạo mọi sự thuận lợi cho người Việt! Nhưng ngặt trong số quần thần có kẻ này người nọ, họ cho rằng nếu chấp thuận như thế thì coi như Chân Lạp đã mất một phần chủ quyền quốc gia. Bao nhiêu ngày cả hai phe tranh cãi kịch liệt mà vẫn chưa xong đấy!
Hoàng hậu nói:
. Việc tranh cãi một vấn đề, thói thường vẫn chín người mười ý. Có người chỉ tranh cãi lấy lệ, có người tranh cãi vì ý đồ riêng... đâu phải ai cũng tranh cãi vì trách nhiệm? Việc thịnh hay suy, còn hay mất của nước Chân Lạp hiện nay ai trách nhiệm? Có phải chính bệ hạ là người chịu tất cả trách nhiệm không? Tại sao bệ hạ không quyết định mà phải để cho họ tranh cãi đến bao giờ mới xong? Như thế vô tình bệ hạ đã làm cho quyền lực một ông vua nhẹ thể đi mất! Bệ hạ là đấng chí tôn trong nước, bệ hạ có quyền quyết định tối hậu chứ!
Vua Chey nói:
. Ái hậu nói có lý! Được! Trẫm thuận cho phép người Việt lập một đồn quan thuế ở Prey Kor để tự thu thuế mà chi dụng!
Hoàng hậu nghe vua phán xong, quì xuống lạy mừng:
. Bệ hạ quyết định như vậy quả thật là sáng suốt. Thế tức là bệ hạ đã mua được một nguồn ơn nghĩa lớn lao của Đại Việt rồi! Sau này, lỡ bệ hạ gặp rắc rối gì Đại Việt làm sao mà ngó ngơ không hết lòng vì bệ hạ được?
Vua Chân Lạp sung sướng đỡ hoàng hậu dậy:
. Ơn nghĩa gì! Chỉ cần hoàng hậu được vui là trẫm toại nguyện rồi!
Vua Chey tự mình thảo chiếu chỉ, lại tự tay đóng ấn rồi giao cho triều đình thi hành. Lần này việc làm của nhà vua thành đạt suông sẻ. Có lẽ nhờ cuộc chiến thắng quân Xiêm quá vẻ vang đã làm tăng uy tín cho nhà vua. Hơn nữa, đội quân Đại Việt đã rất đắc lực góp phần trong chiến thắng này quá hiển nhiên không ai chối cãi được. Vì thế, không có một vị quan nào lên tiếng phản đối nữa.
Từ đó, Prey Kor thành đầu cầu chiến lược, việc di dân của người Việt có căn bản vững chắc để dần phát triển toàn diện công, thương, nông nghiệp trên toàn vùng đất Thủy Chân Lạp.
Trước kia, di dân người Xiêm cũng được phép tùy tiện khai khẩn đất đai của Chân Lạp. Các sắc dân khác đều phải nể sợ, nhường nhịn, nên người Xiêm càng thả sức dọc ngang. Họ vốn tính hung bạo, ngang ngược, lại quá tự tôn nên rất khó thân thiện với các sắc dân khác. Thời gian sau này, chính quyền Chân Lạp không còn chịu áp lực của chính quyền Xiêm nữa nên mọi ưu đãi dành riêng cho di dân người Xiêm cũng không còn. Những khi xảy ra sự va chạm với các sắc dân khác, người Xiêm không còn được đặc biệt bênh vực che chở nữa. Trong khi đó, những người Việt cần cù kéo đến lập nghiệp ngày càng đông. Cái tin người Việt được quỉ thần che chở, giúp đỡ lại mỗi ngày mỗi lan rộng. Người Xiêm tự nhiên cảm thấy bị cô lập, bị quấy rối, bị đe dọa... Thế là họ đành lần lượt tìm đi nơi khác làm ăn hoặc hồi hương.
Không bao lâu, trên khắp vùng Thủy Chân Lạp người ta thấy xuất hiện những cánh đồng lúa, bắp bát ngát mênh mông. Thật là một cuộc biến hóa đổi đời kỳ diệu! Bản chất cần cù, kiên nhẫn, tranh sống mãnh liệt của dân tộc Việt đã được thể hiện mạnh mẽ. Những người Việt không có được một mảnh đất cắm dùi trên chính quê hương mình chẳng mấy chốc bỗng trở nên những đại điền chủ trên quê người. Thế là tiếng đồn cứ lan ra, lan ra! Hầu hết dân nghèo bên này sông Gianh trở vào lại cứ đua nhau tìm đến vùng đất mới. Những người bị chính quyền Đàng Ngoài coi là bất hảo vượt biên vào Đàng Trong cũng được chúa Nguyễn giúp phương tiện đưa đi lập nghiệp sinh sống. Thành ra, những khó khăn về công ăn việc làm của xứ Đàng Trong không còn tồn đọng nữa. Mức sống của dân Đàng Trong tự nhiên được nâng cao hơn hẳn so với dân Đàng Ngoài. Do đó, kho đụn của chính quyền Đàng Trong càng trở nên dồi dào, sung túc.
Đêm ấy, vua Chey lại vào thăm hoàng hậu. Sau ngày sinh hoàng tử, hoàng hậu lại càng hay bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng về cảnh mẹ ăn thịt con. Nội tâm bà bỗng chia hẳn ra hai thế giới mâu thuẫn nhau. Khi bước chân ra ngoài, bà vẫn giữ vững lập trường cứng rắn là theo đuổi phục vụ tổ quốc đúng con đường bà đã vạch sẵn. Thế nhưng khi trở về trong phòng riêng một mình, bà lại sống theo cảm quan của một người mẹ thương con vô bờ bến, lại bị dằn vặt hối hận đến muốn quên những lời đã hứa hẹn với cha mình. Những mâu thuẫn đó đã làm cho bà đau khổ ghê gớm. Và hình như nỗi đau khổ đó đã thâm nhập vào nhan sắc tự nhiên cố hữu của Ngọc Vạn, khiến trông bà càng diễm tuyệt đến tê tái lòng người. Vua Chey Chetta II càng yêu bà say đắm, lúc nào cũng quyến luyến không muốn rời ra.
Sau một thời gian cầm quân chinh chiến xa cách, lại mang được chiến thắng vinh quang trở về, vua Chey hi vọng lần này ngài sẽ được đón nhận bằng một nụ cười hân hoan của hoàng hậu. Nhưng khi giáp mặt nhau, nhà vua vẫn chạm phải cái vẻ nghiêm nghị lạnh lùng muôn thuở.
. Ái hậu mạnh giỏi chứ!
Hoàng hậu xá vua mà thưa:
. Cám ơn thánh thượng, thần thiếp vẫn an lành. Thần thiếp xin chúc mừng thánh thượng chiến thắng vinh quang!
Nhìn nét mặt buồn chảy của hoàng hậu, vua càng thấy xốn xang thêm. Ngài nói:
. Hoàng hậu chúc mừng ta chiến thắng sao không tặng ta một nụ cười?
Hoàng hậu thưa:
. Thiếp vẫn có tật, trong lòng nếu không thoải mái thì không cách nào cười được, cúi xin thánh thượng tha tội!
Vua Chey hỏi:
. Hậu muốn cho lưu dân đồng bào của hậu được tự do khai khẩn sinh sống, ta đã ban lệnh cho phép rồi, hậu lại xin cho họ được võ trang để tự vệ, ta cũng không từ chối, hậu còn điều gì không thoải mái nữa? Chẳng hiểu vì sao tới bây giờ hậu vẫn cứ buồn như thế?
Hoàng hậu nhỏ nhẹ thưa:
. Thay mặt đám lưu dân người Việt, thiếp xin tri ân sâu xa đối với tấm lòng quảng đại vô bờ của bệ hạ. Bệ hạ đã rộng lòng cho thần dân của thiếp đến khai khẩn làm ăn trên đất nước của bệ hạ. Bệ hạ cũng không ngần ngại mà cho phép họ được võ trang để tự vệ. Nhưng vấn đề này giải quyết xong thì vấn đề khác lại nẩy sinh. Sau khi các đơn vị võ trang của cộng đồng di dân người Việt được thành lập, triều đình Đại Việt lại phải cử người đến cai quản họ, phải cung cấp tài chánh, mua sắm vũ khí, bỏ công sức huấn luyện cho họ. Việc này rất tốn kém, lại rất trở ngại vì triều đình Đại Việt ở quá xa xôi. Mà như bệ hạ đã thấy đó, các lực lượng võ trang này đã từng là biểu tượng cho quân đội Đại Việt, họ đã thật sự giúp bệ hạ trong việc đẩy lui giặc Xiêm La. Xin bệ hạ vì tình nghĩa thông gia môi răng khắn khít, thông cảm sự khó khăn của triều đình Đại Việt, cho Đại Việt lập một đồn kiểm soát quan thuế ở Prey Kor để họ tự lấy thuế kiều dân Việt mà chi dụng vào các việc cần thiết. Việc này thật ra cũng có lợi cho Chân Lạp lắm chứ! Làm được như vậy, khi bệ hạ cần tới sức họ, chỉ hú một tiếng là họ vui vẻ lên đường hết lòng hi sinh cho sự sống còn của Chân Lạp ngay!
Vua Chey ngẫm nghĩ chốc lát rồi phán:
. Hoàng hậu nói đúng! Sở dĩ nước Xiêm trong thời gian gần đây đưa quân xâm lược Chân Lạp, vừa chạm trán người Việt là phải rút lui, như thế lực lượng võ trang Đại Việt quả là một lá bùa hộ mệnh hữu dụng mà trẫm phải đeo để trấn áp người Xiêm! Vậy tại sao trẫm lại không muốn tạo mọi sự thuận lợi cho người Việt! Nhưng ngặt trong số quần thần có kẻ này người nọ, họ cho rằng nếu chấp thuận như thế thì coi như Chân Lạp đã mất một phần chủ quyền quốc gia. Bao nhiêu ngày cả hai phe tranh cãi kịch liệt mà vẫn chưa xong đấy!
Hoàng hậu nói:
. Việc tranh cãi một vấn đề, thói thường vẫn chín người mười ý. Có người chỉ tranh cãi lấy lệ, có người tranh cãi vì ý đồ riêng... đâu phải ai cũng tranh cãi vì trách nhiệm? Việc thịnh hay suy, còn hay mất của nước Chân Lạp hiện nay ai trách nhiệm? Có phải chính bệ hạ là người chịu tất cả trách nhiệm không? Tại sao bệ hạ không quyết định mà phải để cho họ tranh cãi đến bao giờ mới xong? Như thế vô tình bệ hạ đã làm cho quyền lực một ông vua nhẹ thể đi mất! Bệ hạ là đấng chí tôn trong nước, bệ hạ có quyền quyết định tối hậu chứ!
Vua Chey nói:
. Ái hậu nói có lý! Được! Trẫm thuận cho phép người Việt lập một đồn quan thuế ở Prey Kor để tự thu thuế mà chi dụng!
Hoàng hậu nghe vua phán xong, quì xuống lạy mừng:
. Bệ hạ quyết định như vậy quả thật là sáng suốt. Thế tức là bệ hạ đã mua được một nguồn ơn nghĩa lớn lao của Đại Việt rồi! Sau này, lỡ bệ hạ gặp rắc rối gì Đại Việt làm sao mà ngó ngơ không hết lòng vì bệ hạ được?
Vua Chân Lạp sung sướng đỡ hoàng hậu dậy:
. Ơn nghĩa gì! Chỉ cần hoàng hậu được vui là trẫm toại nguyện rồi!
Vua Chey tự mình thảo chiếu chỉ, lại tự tay đóng ấn rồi giao cho triều đình thi hành. Lần này việc làm của nhà vua thành đạt suông sẻ. Có lẽ nhờ cuộc chiến thắng quân Xiêm quá vẻ vang đã làm tăng uy tín cho nhà vua. Hơn nữa, đội quân Đại Việt đã rất đắc lực góp phần trong chiến thắng này quá hiển nhiên không ai chối cãi được. Vì thế, không có một vị quan nào lên tiếng phản đối nữa.
Từ đó, Prey Kor thành đầu cầu chiến lược, việc di dân của người Việt có căn bản vững chắc để dần phát triển toàn diện công, thương, nông nghiệp trên toàn vùng đất Thủy Chân Lạp.
Trước kia, di dân người Xiêm cũng được phép tùy tiện khai khẩn đất đai của Chân Lạp. Các sắc dân khác đều phải nể sợ, nhường nhịn, nên người Xiêm càng thả sức dọc ngang. Họ vốn tính hung bạo, ngang ngược, lại quá tự tôn nên rất khó thân thiện với các sắc dân khác. Thời gian sau này, chính quyền Chân Lạp không còn chịu áp lực của chính quyền Xiêm nữa nên mọi ưu đãi dành riêng cho di dân người Xiêm cũng không còn. Những khi xảy ra sự va chạm với các sắc dân khác, người Xiêm không còn được đặc biệt bênh vực che chở nữa. Trong khi đó, những người Việt cần cù kéo đến lập nghiệp ngày càng đông. Cái tin người Việt được quỉ thần che chở, giúp đỡ lại mỗi ngày mỗi lan rộng. Người Xiêm tự nhiên cảm thấy bị cô lập, bị quấy rối, bị đe dọa... Thế là họ đành lần lượt tìm đi nơi khác làm ăn hoặc hồi hương.
Không bao lâu, trên khắp vùng Thủy Chân Lạp người ta thấy xuất hiện những cánh đồng lúa, bắp bát ngát mênh mông. Thật là một cuộc biến hóa đổi đời kỳ diệu! Bản chất cần cù, kiên nhẫn, tranh sống mãnh liệt của dân tộc Việt đã được thể hiện mạnh mẽ. Những người Việt không có được một mảnh đất cắm dùi trên chính quê hương mình chẳng mấy chốc bỗng trở nên những đại điền chủ trên quê người. Thế là tiếng đồn cứ lan ra, lan ra! Hầu hết dân nghèo bên này sông Gianh trở vào lại cứ đua nhau tìm đến vùng đất mới. Những người bị chính quyền Đàng Ngoài coi là bất hảo vượt biên vào Đàng Trong cũng được chúa Nguyễn giúp phương tiện đưa đi lập nghiệp sinh sống. Thành ra, những khó khăn về công ăn việc làm của xứ Đàng Trong không còn tồn đọng nữa. Mức sống của dân Đàng Trong tự nhiên được nâng cao hơn hẳn so với dân Đàng Ngoài. Do đó, kho đụn của chính quyền Đàng Trong càng trở nên dồi dào, sung túc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)