CHUONG 16
Từ lâu, chúa Nguyễn vẫn theo dõi, trông đợi sự sinh nở của công nữ Ngọc Vạn. Vì thế, triều đình Thuận Hóa đã nhận được tin hoàng hậu Ngọc Vạn sinh hoàng tử đầu lòng sớm hơn nhiều trước khi sứ Chân Lạp đến. Có lẽ chúa Sãi cũng vui không kém gì vua Chey Chetta II. Chúa bèn sai bộ Lễ chuẩn bị rất nhiều lễ vật quí giá để sang mừng vua Chân Lạp.
Đầu năm Quí Hợi, một sứ bộ Thuận Hóa lên đường đi Oudong. Vua Chey vui mừng tiếp đón sứ bộ rất nồng hậu.
Sau việc chúc mừng, sứ bộ Đại Việt bèn trình lên vua Chey một yêu cầu của chúa Sãi là xin lập một cơ sở thương mãi ở Prey Kor ( Sài Gòn Chợ Lớn) và được đặt ở đấy một sở thu thuế.
Vua Chey đem vấn đề này ra triều đình bàn luận. Triều đình Chân Lạp lại chia làm hai phe tranh cãi nhau kịch liệt. Hoàng thân Nặc Bính, đại thần Mông Cun và nhiều vị quan khác cho rằng nếu Thuận Hóa muốn lập một cơ sở thương mại thì không trở ngại nhưng đòi lập một sở thu thuế thì không thể được. Hoàng thân Outey, em ruột vua Chey thì cho rằng người Việt đã hi sinh giúp Chân Lạp chống giặc Xiêm, đáng lẽ chính quyền Chân Lạp phải giúp họ tài chánh, lương thực mới phải. Nay họ chỉ muốn mở một cơ sở để thu thuế chính kiều dân của họ dùng nuôi quân tưởng cũng hợp lẽ. Hai bên tranh luận dây dưa, rốt cuộc việc không đi đến đâu cả.
Giữa lúc triều đình Chân Lạp chưa quyết định xong việc có nên cho người Việt lập một sở thu thuế kiều dân Việt trên đất Chân Lạp hay không thì có tin nước Xiêm lại tập trung hai vạn quân chuẩn bị tiến vào Chân Lạp. Vua Chey tuy lo sợ nhưng ngài chợt nghĩ ra chuyến này có thể nắm được chìa khóa giải quyết sự việc. Ngài muốn tự mình chứng nghiệm được khả năng chiến đấu của người Việt để tiện quyết định vấn đề. Thế là ngài ra lệnh quân đội, kể cả quân Đại Việt tăng cường, chuẩn bị lên đường.
Phó tướng Lê Sáng hỏa tốc tập trung lực lượng võ trang tự vệ các nơi hợp với số quân cơ hữu thành một đội quân hơn năm trăm người. Trong khi chờ đợi ra quân, phó tướng Lê Sáng không ngừng tranh thủ thời gian huấn luyện bổ túc cho quân sĩ mình
.
Một đêm, trong lúc phó tướng đang nghỉ trong dinh, bỗng ông nghe một tiếng động lạ bên mình. Nhìn lại, ông thấy một lưỡi phi tiêu đã cắm phập vào thành chiếc giường ông đang nằm. Kinh hãi, ông rút lưỡi phi tiêu lên xem thấy ở chuôi nó có quấn một mẩu giấy. Ông mở ra và đọc mấy hàng chữ như sau:
“Kính thưa tướng quân, Chúng tôi biết chuyến ra quân này của tướng quân có tầm mức quan trọng không kém gì chuyến ra quân lần trước. Vì thế, chúng tôi sẽ theo sát để yểm trợ tướng quân cho đến khi nên việc. Xin báo trước để tướng quân vững lòng. Sẽ gặp nhau ở chiến trường. Tráng sĩ áo đỏ.”
Đọc xong mảnh giấy, phó tướng Lê Sáng hết sức mừng. Ông đâu đã quên được mấy chàng tráng sĩ này! Ông đã từng biết sức chiến đấu của họ và vẫn hi vọng họ sẽ đến kịp thời như lời tráng sĩ áo đỏ đã hứa trước kia “Tướng quân cứ tin tưởng, nếu quân Xiêm trở lại, chúng tôi lại sẽ có mặt ở chiến trường”. Thế là phó tướng yên lòng nghỉ ngơi để lấy lại sức.
Chuẩn bị xong đâu đấy, vua Chey thân hành đem gần một vạn quân lên đường đón đánh quân Xiêm. Tới gần biên giới, gặp các toán do thám biên phòng báo lại, vua Chey mới được biết quân Xiêm đã chia làm hai đạo tiến vào Chân Lạp. Một đạo do nguyên soái Phan Nha Hộc chỉ huy, một đạo do phó soái Chiêu Sảm điều khiển tiến bằng hai đường. Vua Chey thấy thế cũng chia quân làm hai, giao một đạo cho em ngài là Préah Outey chỉ huy kéo ra chận đường tướng Chiêu Sảm. Còn vua Chey thân cầm đại binh, có cả đội quân người Việt tiến lên chận đánh nguyên soái Phan Nha Hộc.
Đạo quân của vua Chey đang tiến thì gặp một toán quân của Phan Nha Hộc đang đi thám thính. Đội tiên phong của vua Chey vội phóng ra đuổi đánh toán quân Xiêm này. Nhưng mới đuổi được một đoạn thì họ thấy được phía trước là một dãy trại của quân Xiêm đóng, bèn thôi đuổi và quay về báo lại với vua Chey. Lúc ấy trời cũng đã về chiều. Vua Chey bèn ra lệnh quan sát địa hình cẩn thận rồi cho đóng quân để nghỉ.
Phó tướng Lê Sáng được chia trách nhiệm trấn giữ một mặt trong tuyến phòng thủ. Sau khi kiểm soát sự bố trí xong, ông toan ăn cơm thì một tên lính báo có một người lạ xin ra mắt. Hỏi sơ người lính vài lời, phó tướng đoán ngay ra là một chàng trong nhóm tráng sĩ kia. Ông liền cho mời vào.
. Kính chào tướng quân!
. Chào tráng sĩ! Tráng sĩ đến đây giờ này chắc có điều gì hay dạy bảo bản chức?
. Không dám, tôi muốn bàn với tướng quân một việc.
. Tráng sĩ cứ dạy!
. Chúng tôi muốn tặng tướng quân một “chiến thắng đầu công” để dằn mặt cả Xiêm La lẫn Chân Lạp tướng quân nhận chứ?
. Còn gì quí hơn nữa! Xin tráng sĩ cứ cho biết rõ.
Tráng sĩ cười cởi mở:
. Nói đùa một chút chứ việc chung đấy, thưa tướng quân! Mục đích chính là tạo uy lực cho sự hình thành một sở thuế của Đại Việt trên đất Chân Lạp thôi. Hiện chúng tôi đã dò biết rõ chỗ chứa lương thực của quân Xiêm. Đêm nay, chúng tôi sẽ đột nhập đốt kho lương đó và quậy phá vài nơi trong doanh trại chúng. Tướng quân cứ báo với vua Chân Lạp, cho quân chuẩn bị sẵn, hễ lúc thấy lửa bốc trong trại Xiêm thì cứ tiến quân đánh ập vào thế nào cũng thắng.
Phó tướng Lê Sáng tuy rất mừng nhưng ông vẫn chưa yên bụng. Bây giờ dựa vào cơ sở nào để báo với vua Chey? Lỡ nếu các tráng sĩ vì một lẽ nào đó không thực hiện được ý định thì ông ăn nói thế nào với vua Chey? Nghĩ thế rồi ông hỏi lại:
. Nhưng nói làm sao cho vua Chân Lạp tin, thưa tráng sĩ?
. Tướng quân nghi ngại à? Chúng tôi đã đến báo cho tướng quân như thế tất nhiên chúng tôi làm được! Tướng quân cứ nói với vua Chân Lạp rằng tướng quân đã cho người đột nhập vào trại Xiêm rồi! Nói thế chắc vua Chey tin chứ!
Sau khi chàng tráng sĩ đi rồi, phó tướng thân hành đến xin gặp vua Chey và trình bày sự việc. Vua Chey không tin lắm nhưng cũng dặn các tướng sĩ chuẩn bị cơ nào đội nấy sẵn sàng tác chiến.
Vào khoảng nửa đêm, thình lình từ kho lương thực của quân Xiêm lửa bốc cháy rần rần. Quân Xiêm hoảng hốt chưa kịp phản ứng thì ngay trại chỉ huy cũng bị bốc cháy làm quân Xiêm càng rối loạn thêm. Giữa lúc đó thì quân Chân Lạp ùn ùn lăn xả vào chém giết. Quân Xiêm lại một phen bị thua tan tác, phải bỏ trại mà chạy. Quân Chân Lạp thừa thắng đuổi theo miết đến biên giới mới ngừng.
Đạo quân Xiêm thứ hai do phó soái Chiêu Sảm chỉ huy chưa kịp đánh trận nào nghe tin đạo quân của nguyên soái Phan Nha Hộc đã tan rã cũng hoảng hốt rút lui. Hoàng đệ Chân Lạp Préah Outey dò biết được tin liền cho quân đuổi theo đánh giết một trận tơi bời nữa, cướp được rất nhiều lương thực.
Nguyên soái Phan Nha Hộc phải thu thập tàn quân lủi thủi rút về nước chịu tội.
Đây là trận chiến thắng oanh liệt nhất của người Chân Lạp kể từ khi nước này bị người Xiêm xâm lược.
Mấy ngày sau, vua Chey Chetta II oai hùng dẫn đại binh trở về Oudong. Dân chúng Chân Lạp hàng hàng lớp lớp cờ quạt phấp phới tràn ra đường để hoan nghênh, tưởng thưởng đoàn quân chiến thắng. Chính giây phút ấy, người dân Chân Lạp nào cũng hãnh diện cảm thấy ở chính dân tộc họ vẫn còn là một dân tộc anh hùng.
Sau khi ban thưởng rất hậu cho đội quân Đại Việt, vua Chey nói với phó tướng Lê Sáng:
. Chỉ một đội quân nhỏ của tướng quân mà bản lãnh như vậy, ta chắc rằng quân đội Đại Việt không nước nào đánh thắng nổi! Hèn gì dân chúng đồn đại người Việt được các giống quỉ thần ủng hộ che chở!
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2007
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2007
CHƯƠNG 15 (Ngọc Vạn)
Sau khi nghe phó tướng Lê Sáng tường trình về việc đánh giặc Xiêm xong, hoàng hậu Ngọc Vạn vào yết kiến vua Chey Chetta II. Vua Chey hỏi:
. Hoàng hậu có việc gì muốn nói chăng?
Hoàng hậu tâu:
. Chắc bệ hạ đã được nghe hoàng thân Nặc Bính tâu trình mọi sự trong trận chiến vừa rồi? Theo thiếp biết, sở dĩ quân Xiêm thua sớm cũng nhờ sự chiến đấu dũng mãnh của đội quân Đại Việt. Cứ thử hỏi, nếu không có quân Đại Việt lâm chiến, chiến cuộc bây giờ chưa biết ngã ngũ ra sao? Người Xiêm chịu thua sớm vì họ thấy bóng quân Đại Việt nhưng họ không hề biết quân Đại Việt tham chiến nhiều hay ít. Nếu lỡ một mai, người Xiêm dò biết được quân Đại Việt ở đây chỉ có một nhóm nhỏ nhất định họ không dễ dàng rút lui như thế đâu! Vậy, bệ hạ ngần ngại gì nữa mà không cho phép người Việt lập ra những đội võ trang tự vệ? Khi cần, bệ hạ chỉ ra một lệnh họ sẽ tập trung ngay dưới cờ. Thiếp xin bệ hạ chuẩn bị trước là hay hơn, không nên chờ nước đến chân mới nhảy.
Vua Chey phân trần:
. Như hậu biết đó, ta đã muốn cho người Việt di dân lập những đội võ trang tự vệ ngay từ khi hậu mới đề nghị. Nhưng hầu hết các quan đều chống lại ý muốn của ta, ta biết làm sao! Làm cho hậu buồn ta cũng khổ lắm chứ! Hậu hãy ráng đợi một thời gian nữa, thế nào ta cũng ráng lo cho xong chuyện ấy!
Hoàng hậu lại thưa:
. Bệ hạ là chủ của đất nước, người khác đâu có thể lo cho đất nước bằng bệ hạ? Họ nghi ngờ người Việt là phải, vì họ với người Việt chỉ là người dưng nước lã. Còn bệ hạ là rể triều đình Thuận Hóa, hoàng tử To là cháu của chúa Thuận Hóa. Người Việt vốn trọng đạo nghĩa, rất nặng tình gia tộc, nếu bệ hạ hoặc con cháu bệ hạ lâm nguy há Thuận Hóa nỡ lòng làm ngơ sao? Hơn nữa, một vị vua như bệ hạ cũng có lúc cần phải cứng rắn để thể hiện uy quyền của một ông vua chứ!
Vua Chey nói:
. Được rồi! Trẫm cũng biết trong trận đánh ở biên giới vừa rồi chính nhờ sức quân Việt mà Chân Lạp thắng được giặc Xiêm dễ dàng. Trẫm sẽ xuống chiếu cho phép cộng đồng người Việt di dân thành lập những toán võ trang tự vệ theo sự yêu cầu của họ. Tuy nhiên, trẫm muốn họ phải chấp hành mọi thứ kỷ luật như quân đội Chân Lạp. Khi nhà nước Chân Lạp cần điều động làm việc gì họ phải thi hành ngay. Hoàng hậu thấy như thế có gì trở ngại không?
Hoàng hậu thưa:
. Muôn tâu, người Việt di dân đã núp bóng, đã chịu ân sủng to lớn của bệ hạ như thế lẽ nào họ lại không tận tụy hết lòng vì bệ hạ khi bệ hạ cần tới họ!
Dĩ nhiên trong triều đình Chân Lạp vẫn có nhiều người rất lo ngại về một mối họa phát sinh từ người Việt. Nhưng trước ảnh hưởng quá lớn của hoàng hậu Ngọc Vạn, và nhất là sự hiện diện cần thiết của người Việt như trong trận chiến vừa qua, họ đành làm ngơ không dám ngăn trở nữa.
Thế là những đội võ trang tự vệ của người Việt trên đất Thủy Chân Lạp ra đời.
. Hoàng hậu có việc gì muốn nói chăng?
Hoàng hậu tâu:
. Chắc bệ hạ đã được nghe hoàng thân Nặc Bính tâu trình mọi sự trong trận chiến vừa rồi? Theo thiếp biết, sở dĩ quân Xiêm thua sớm cũng nhờ sự chiến đấu dũng mãnh của đội quân Đại Việt. Cứ thử hỏi, nếu không có quân Đại Việt lâm chiến, chiến cuộc bây giờ chưa biết ngã ngũ ra sao? Người Xiêm chịu thua sớm vì họ thấy bóng quân Đại Việt nhưng họ không hề biết quân Đại Việt tham chiến nhiều hay ít. Nếu lỡ một mai, người Xiêm dò biết được quân Đại Việt ở đây chỉ có một nhóm nhỏ nhất định họ không dễ dàng rút lui như thế đâu! Vậy, bệ hạ ngần ngại gì nữa mà không cho phép người Việt lập ra những đội võ trang tự vệ? Khi cần, bệ hạ chỉ ra một lệnh họ sẽ tập trung ngay dưới cờ. Thiếp xin bệ hạ chuẩn bị trước là hay hơn, không nên chờ nước đến chân mới nhảy.
Vua Chey phân trần:
. Như hậu biết đó, ta đã muốn cho người Việt di dân lập những đội võ trang tự vệ ngay từ khi hậu mới đề nghị. Nhưng hầu hết các quan đều chống lại ý muốn của ta, ta biết làm sao! Làm cho hậu buồn ta cũng khổ lắm chứ! Hậu hãy ráng đợi một thời gian nữa, thế nào ta cũng ráng lo cho xong chuyện ấy!
Hoàng hậu lại thưa:
. Bệ hạ là chủ của đất nước, người khác đâu có thể lo cho đất nước bằng bệ hạ? Họ nghi ngờ người Việt là phải, vì họ với người Việt chỉ là người dưng nước lã. Còn bệ hạ là rể triều đình Thuận Hóa, hoàng tử To là cháu của chúa Thuận Hóa. Người Việt vốn trọng đạo nghĩa, rất nặng tình gia tộc, nếu bệ hạ hoặc con cháu bệ hạ lâm nguy há Thuận Hóa nỡ lòng làm ngơ sao? Hơn nữa, một vị vua như bệ hạ cũng có lúc cần phải cứng rắn để thể hiện uy quyền của một ông vua chứ!
Vua Chey nói:
. Được rồi! Trẫm cũng biết trong trận đánh ở biên giới vừa rồi chính nhờ sức quân Việt mà Chân Lạp thắng được giặc Xiêm dễ dàng. Trẫm sẽ xuống chiếu cho phép cộng đồng người Việt di dân thành lập những toán võ trang tự vệ theo sự yêu cầu của họ. Tuy nhiên, trẫm muốn họ phải chấp hành mọi thứ kỷ luật như quân đội Chân Lạp. Khi nhà nước Chân Lạp cần điều động làm việc gì họ phải thi hành ngay. Hoàng hậu thấy như thế có gì trở ngại không?
Hoàng hậu thưa:
. Muôn tâu, người Việt di dân đã núp bóng, đã chịu ân sủng to lớn của bệ hạ như thế lẽ nào họ lại không tận tụy hết lòng vì bệ hạ khi bệ hạ cần tới họ!
Dĩ nhiên trong triều đình Chân Lạp vẫn có nhiều người rất lo ngại về một mối họa phát sinh từ người Việt. Nhưng trước ảnh hưởng quá lớn của hoàng hậu Ngọc Vạn, và nhất là sự hiện diện cần thiết của người Việt như trong trận chiến vừa qua, họ đành làm ngơ không dám ngăn trở nữa.
Thế là những đội võ trang tự vệ của người Việt trên đất Thủy Chân Lạp ra đời.
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2007
CHƯƠNG 14 (Ngọc Vạn)
CHUONG 14
Nói về viên đại thần Chân Lạp Nôn San sau khi mưu sự bất thành, ông vội vàng bỏ cả gia đình mà lẩn trốn cho kịp. Sau đó, ông lần mò sang tới Xiêm. Để trả thù và cũng để mưu tìm cơ hội trở về lại Chân Lạp, Nôn San đem hết nội tình của Chân Lạp trình bày với vua Xiêm. Ông cho vua Xiêm biết rõ không có bao nhiêu quân Đại Việt trên đất Chân Lạp và khuyên vua Xiêm hãy cấp thời tấn công trước khi người Việt có thể giúp đỡ Chân Lạp mạnh mẽ hơn.
Thế là vua Xiêm không bỏ lỡ cơ hội, xuống lệnh điều quân tập trung ở biên giới. Các mũi nhọn đều chuẩn bị sẵn sàng chọc thẳng vào Oudong.
Các tướng Chân Lạp giữ biên giới thấy động lập tức cho người cáo cấp về kinh xin viện binh sẵn sàng cứu ứng.
Vua Chey nghe tin này ngài hết sức lo ngại. Ngài lập tức truyền lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến tranh chống Xiêm. Quan đại thần Mông Cun hiến kế:
. Sức ta chống với nước Xiêm có thắng được cũng vất vả lắm. Mà dẫu ta thắng được, thế nào chúng cũng tìm cách trả thù. Như vậy là chiến tranh cứ kéo dài và sẽ có ngày ta đuối sức. Xin bệ hạ hãy làm cách nào để gài được người Đại Việt vào cuộc chiến này thì may ra ta nhẹ được áp lực của người Xiêm.
Vua Chey nói:
. Nhưng quân Đại Việt ở đây quá ít ỏi, họ đâu có thể làm gì nổi quân Xiêm?
Đại thần Mông Cun nói:
. Điều quan trọng là ta làm sao đẩy được họ vào trận chứ đông hay ít đâu cần. Nếu đội quân Đại Việt này bị Xiêm diệt, thế nào Thuận Hóa cũng sẽ tức giận mà can thiệp vào. Họ phải trả thù quân Xiêm và nhất là họ cũng lo cho số phận hoàng hậu chứ!
Vua Chey khen phải, ngài liền cho mời quan đặc sứ Đại Việt Nguyễn Hữu Luân đến để hỏi ý kiến.
Nguyên khi công nữ Ngọc Vạn về Chân Lạp làm hoàng hậu, triều đình Thuận Hóa cũng cử hai viên quan Nguyễn Hữu Luân và Lê Sáng đại diện cho mình giúp đỡ triều đình Chân Lạp. Hai vị quan này có chừng một trăm binh sĩ thuộc hạ, phần nhiều chỉ là thầy thợ các nghề chuyên môn. Vua quan Chân Lạp thường vẫn hay hỏi ý kiến hai ông về nhiều vấn đề. Dưới mắt bọn quan lại Chân Lạp, hai ông này cũng sáng giá vì là người của thượng quốc, hơn nữa là người thân tín của vị hoàng hậu đang được nhà vua sủng ái. Dĩ nhiên cũng có một số người không ưa chi họ...
Khi được vua Chey hỏi đến, viên đặc sứ Đại Việt không biết làm gì hơn là cử người về Thuận Hóa báo cáo sự việc và xin viện binh.
Hôm sau, trong buổi đại triều, quan đại thần Mông Cun tâu với vua Chey:
. Thời gian gần đây, người Xiêm nghỉ gây hấn với nước ta chỉ vì họ sợ bóng sợ gió người Việt. Nay họ rục rịch trỏ mòi xâm lấn trở lại, ta nên nhờ hai vị quan và đám lính Đại Việt ra mặt một chuyến, may ra họ lại sợ mà rút lui chăng?
Vua Chey nhìn các quan trong triều, rồi nhìn hai vị quan người Việt như muốn hỏi ý kiến. Viên quan võ Đại Việt là Lê Sáng xin phép bàn bạc với viên đặc sứ Nguyễn Hữu Luân một chốc, rồi tâu:
. Thần là quan võ, lúc nào cũng sẵn sàng ra trận. Tuy nhiên, đám quân của thần quá ít oi cũng khó xoay xở. Xin bệ hạ cho thần được cấp tốc tuyển dụng một số tráng đinh trong các nhóm di dân gần nhất để tăng thêm vây cánh, cũng là dịp để họ trả ơn bệ hạ nữa. Cúi xin bệ hạ chấp thuận cho!
Vua quan Chân Lạp vốn sẵn muốn lôi kéo người Việt vào trận chiến với người Xiêm, nay nghe viên quan Đại Việt hăng hái tình nguyện tuyển mộ quân sĩ giúp họ đánh Xiêm thì còn mong gì hơn! Vua Chey liền phán:
. Được, trẫm sẵn sàng giúp mọi phương tiện để khanh tuyển mộ người càng sớm càng tốt. Thời gian quá khẩn trương, khanh có thể tiến hành công việc ngay bây giờ!
Vua Chey liền truyền lệnh cho viên quan trách nhiệm cung cấp đầy đủ những nhu cầu mà viên quan Đại Việt đòi hỏi.
Phó tướng Lê Sáng bèn huy động toàn bộ phận cơ hữu của mình mở chiến dịch tuyển chọn tráng đinh ở bất cứ nơi nào có người Việt đến sinh sống. Nhờ sự tổ chức vận động khéo léo của quan phó tướng, kết quả thành tựu mỹ mãn. Trong số di dân còn ít oi ấy, chưa tới năm ngày đã có gần ba trăm người đầu quân. Quan phó tướng vui mừng lắm, liền chọn một khu vực, tổ chức huấn luyện sơ khởi cho họ trong vòng ba ngày.
Đến sáng sớm ngày thứ ba thì bỗng có năm chàng kỵ sĩ từ đâu đến xin vào ra mắt phó tướng. Người dẫn đầu là một người cao lớn trông rất oai vũ, có đôi mắt nhung đẹp đẽ khác thường. Thấy bộ dạng cả năm người đều hùng tráng, cưỡi năm con ngựa chiến cao lớn, quan phó tướng vô cùng ngạc nhiên. Ông mừng quá, thân hành bước ra chào đón họ.
Người cầm đầu bọn tráng sĩ, mình mặc áo đỏ, nói:
. Chúng tôi đến đây, xin tự đặt mình dưới quyền sai khiến của quan phó tướng để đi đánh giặc Xiêm!
. Bản chức vô cùng hân hạnh được các vị tráng sĩ chiếu cố tìm đến giúp đỡ! Xin mời vào bên trong nhà đàm đạo.
Ông thân ái nắm tay người cầm đầu dắt vào chỗ ông làm việc. Những người khác thì ở lại bên ngoài xem đám tráng đinh diễn tập. Chủ khách an tọa xong, phó tướng Lê Sáng nói:
. Xin cho bản chức được hân hạnh biết phương danh của tráng sĩ!
. Thưa, chúng tôi chỉ là những kẻ vô danh, không muốn ai biết đến tên tuổi. Chúng tôi đến đây vì lý tưởng phục vụ lẽ sống, vì sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Xin cứ gọi chúng tôi là “tráng sĩ” cũng được! Trong giai đoạn này, chúng tôi xin tình nguyện luôn sát cánh với tướng quân. Chúng tôi cũng xin luôn làm mũi nhọn trong cuộc chiến diệt giặc Xiêm La. Tướng quân cứ sai khiến, chúng tôi sẽ làm tròn mọi nhiệm vụ được giao phó. Giờ đây, chúng tôi cũng xin được giúp đỡ tướng quân một tay trong việc huấn luyện đám tân binh này chóng thành thục, tướng quân có vui lòng chăng?
Phó tướng rất mừng nhưng cũng hơi nghĩ ngợi. Những người này dĩ nhiên không thể nào là gián điệp của Xiêm La, nhưng biết đâu họ không là người của họ Trịnh hay họ Mạc? Không được biết rành mạch xuất xứ của họ, nếu có chuyện gì xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm? Tất nhiên chỉ có ông thôi! Phó tướng dè dặt nói:
. Thế thì còn mong gì hơn nữa! Tiếc rằng, bản chức chỉ là kẻ đóng vai thừa hành, việc quân rất quan trọng, bản chức xin bẩm báo để xin lệnh trên quyết định cho phép hay không đã!
Tráng sĩ lại thưa:
. Tướng quân nghi ngờ gì chúng tôi chăng?
Phó tướng nói:
. Tráng sĩ thông cảm cho, đó là nguyên tắc dùng người của triều đình.
. Xin tướng quân đừng nghi ngại. Thật ra chúng tôi đến đây vì nước Đại Việt đã đành mà cũng vì tướng quân nữa. Chúng tôi biết tướng quân đang gặp khó khăn trong sứ mạng của mình. Chúng tôi biết hoàng hậu đang vận động với quốc vương Chân Lạp xin cho cộng đồng người Việt di dân được thành lập lực lượng võ trang tự vệ. Quốc vương vì nể hoàng hậu đã tán thành nhưng lại bị các quan phản đối dữ dội quá nên việc chưa ngã ngũ. Chúng tôi biết tướng quân hăng hái tình nguyện tuyển mộ đội lính người Việt đi đánh Xiêm cũng là để hỗ trợ việc đó. Trong trận đánh Xiêm này, nếu đội quân Đại Việt thành công, người Chân Lạp sẽ thấy sự hiện diện của người Việt là cần thiết, họ sẽ dễ dàng chấp thuận việc võ trang của người Việt. Ngược lại, nếu đội quân người Việt thất bại, việc xin cho người Việt võ trang tự vệ coi như hết hi vọng. Có phải tướng quân đang rối ruột vì việc đó không? Chúng tôi đến đây để ủng hộ tướng quân hoàn thành mục tiêu ấy, tướng quân lại nghi ngờ từ chối ư?
Phó tướng Lê Sáng nghe qua xiết bao kinh ngạc. Người này ở đâu mà nói đúng phóc cả tim phổi mình như vậy? Vấn đề này chắc vượt ngoài tầm tay ông rồi. Không có lệnh trên thì nhất định không xong! Ông hòa hoãn thăm dò:
. Vấn đề này quá quan trọng, bản chức không dám tự quyết định. Nhưng với thiện chí của quí vị tráng sĩ, xin cho binh sĩ được thưởng thức tài nghệ một phen để họ lên tinh thần trước. Trong khi đó, bản chức sẽ trình việc này lên quan đặc sứ để ngài quyết định.
Tráng sĩ áo đỏ nói với vẻ không hài lòng:
. Thời gian gấp rút rồi, đợi quan đặc sứ quyết định mà lỡ quan đặc sứ lừng khừng không quyết định sớm thì e hỏng việc mất! Chúng tôi đành phải ra đi vậy!
Quan phó tướng lúng túng:
. Xin tráng sĩ thong thả đã...
. Vâng, nể mặt tướng quân, chúng tôi sẽ đợi đến trưa, trong khi chờ đợi, chúng tôi cũng chiều ý tướng quân mà “múa rìu” trước ba quân một phen vậy!
Thế rồi tráng sĩ áo đỏ cho những người bạn mình rõ nội dung cuộc nói chuyện vừa rồi với quan phó tướng. Một chàng trẻ tuổi lộ vẻ nóng nảy nói:
. Tướng quân đã không cần đến chúng ta thì chúng ta đi chứ cần gì mà phải năn nỉ?
Một người khác phụ họa:
. Phải rồi đại huynh, chúng ta đi thôi!
Người cầm đầu nói:
. Ta đã hứa với quan phó tướng rồi. Chúng ta cứ cho họ xem vài ba đường kiếm rồi đi cũng không muộn!
Thế rồi họ lần lượt thay nhau biểu diễn võ nghệ trước đám tráng đinh mới tuyển. Mọi người đều kinh ngạc, thích thú, tiếng hoan hô vang dậy. Phó tướng cũng chăm chú theo dõi cuộc biểu diễn, ông càng kinh ngạc, nhủ thầm:
. Không biết họ là ai mà tài nghệ đến nước này! Nếu để họ mất lòng mà bỏ đi thì đáng tiếc lắm!
Ông đã cho người đến báo sự việc lên quan đặc sứ. Giờ ông càng nôn nóng đợi chờ quyết định của cấp trên. Khi cuộc biểu diễn võ nghệ của những tráng sĩ lạ mặt chấm dứt, phó tướng ân cần mời họ ở lại dùng cơm trưa. Nhưng các tráng sĩ bấy giờ cứ khăng khăng một mực đòi ra đi.
. Quan trên đã không cần thì chúng tôi ở lại đây làm gì?
. Chúng tôi đâu phải là những người đến đây để xin việc!
Quan phó tướng không thể nào cầm giữ họ được, ông đành phải tiễn chân họ trước sự tiếc rẻ của mọi người.
Mãi tới khi mặt trời gần lặn quan phó tướng mới nhận được lệnh của quan đặc sứ cho phép phó tướng tùy nghi xử trí. Muộn mất rồi! Quan phó tướng rất ân hận vì việc mình quá sợ trách nhiệm, không can đảm tự ý giữ những tráng sĩ kia lại.
*
Không bao lâu sau đó, phó tướng lại nhận được lệnh khẩn của triều đình Chân Lạp: Phó tướng Lê Sáng chỉ huy đội quân Đại Việt, tháp tùng đại binh Chân Lạp do hoàng thân Nặc Bính làm chủ soái, gấp rút chuẩn bị hôm sau lên đường.
Đại quân Chân Lạp chưa tới biên giới đã gặp những toán quân biên phòng đang tất tả rút lui. Nối bước đám bại binh Chân Lạp ấy là đại quân hùng mạnh của nước Xiêm đang được đà thẳng tiến. Hoàng thân Nặc Bính liền cấp thời cho dàn quân bố trận để nghênh chiến.
Khi thấy Chân Lạp đã kéo viện binh hùng hậu đến, lại thấy có cả bóng cờ Đại Việt phấp phới, quân Xiêm mới chịu dừng lại. Thế là quân hai nước bố trí đối diện nhau.
Hoàng thân Nặc Bính vốn không ưa người Việt, ông thường tỏ ý nghi ngờ thiện chí của người Việt ra mặt. Vì lòng đố kỵ đó, ông muốn nhân cơ hội này để hạ uy tín người Đại Việt cho bõ ghét. Hoàng thân dự tính sẽ cho đội quân Việt xuất trận trước tiên. Nếu quân Việt thắng, ông sẽ thúc quân lên tiếp ứng để giành lấy thắng lợi. Nếu quân Việt bại, ông chỉ cần lơ đi không tiếp cứu là... thỏa lòng. Ông cho rằng quân Xiêm muốn nuốt trôi được đội quân Đại Việt khoảng bốn trăm mạng kia cũng phải sứt tai bể trán. Lúc ấy quân của ông sẽ xuất trận đúng với mưu chước “dĩ dật đãi lao”, sẽ dễ dàng thu hoạch thắng lợi.
Đêm đó, ông mời phó tướng Lê Sáng đến nói:
. Người Xiêm ngang ngược vẫn coi thường người Chân Lạp. Sở dĩ hôm nay chúng chưa dám tiến đánh vì còn ngại cái bóng cờ Đại Việt. Vậy xin ông ngày mai trương cờ Đại Việt đi trước, ráng ra sức một trận làm cho chúng nể mặt mà rút lui. Tôi tin ông đủ sức làm việc đó mà không từ nan!
Phó tướng Lê Sáng dù là người khá từng trải, nhưng vẫn không đoán được thâm ý của người chủ soái Chân Lạp. Ông cứ nghĩ quân Việt ra trận tất nhiên quân Chân Lạp cũng ra trận chiến đấu bên nhau. Vì thế, ông mạnh dạn đáp:
. Người Đại Việt chúng tôi không bao giờ lùi bước trước một sức mạnh nào. Mặc dầu người chúng tôi ở đây quá ít, lại chưa được huấn luyện thuần thục, nhưng chủ soái đã cần, chúng tôi đâu dám không tuân lệnh!
Hoàng thân Nặc Bính rất mừng. Thế là lối xử sự có ác ý của ông có thể trót lọt.
Sau đó, phó tướng Lê Sáng về chỗ để nghỉ, nhưng tới khuya ông không thể nào ngủ được. Hình như linh tính ông cảm nhận được một điều gì khác thường. Thế rồi ông vùng dậy rút gươm dượt lại mấy đường võ cho đến khi thấm mệt. Ông chắc lưỡi: “Đáng tiếc thay, ta không giữ lại được những chàng tráng sĩ kia! Những tráng sĩ ấy mà cùng ta ra trận thì còn lo gì nữa? Ta đã để mất một cơ hội tốt! Dù sao, chuyến này ta nhất định vì danh dự của dân tộc Đại Việt, quyết phải đánh bại người Xiêm La mới nghe!”. Rồi ông trở lại chỗ nằm cố dỗ một giấc ngủ để lấy lại sức cho ngày mai...
Hôm sau, một đội quân Xiêm kéo đến khiêu chiến. Hoàng thân Nặc Bính thúc phó tướng Lê Sáng ra quân. Đoàn quân Việt giương cờ gióng trống kéo ra có vẻ bề thế lắm. Ban đầu đội quân Xiêm thấy đội quân Việt kéo ra thì có vẻ hơi dè dặt. Nhưng sau đó, thấy quân Việt không đông lắm, họ hung hãn xông lên.
Hai bên giao chiến dữ dội. Quân Xiêm quá đông, quân Việt yếu thế phải lùi dần, thế trận có thể bị vỡ. Phó tướng Lê Sáng chỉ huy cầm cự cố giữ cho quân mình khỏi hỗn loạn. Nhưng quân Xiêm được thế, cứ tiến tràn lên. Thế mà quân Chân Lạp vẫn bình chân như vại, chưa chịu xuất trận. Bấy giờ phó tướng Lê Sáng mới biết rõ hoàng thân Nặc Bính muốn thí bỏ ông.
Lê Sáng thốt lên: “Tội nghiệp cho viên chủ soái của một nước!” Ông không giận hoàng thân Nặc Bính mà chỉ thương hại cho thân phận một dân tộc yếu hèn không còn dám tin vào ai. Ông biết người Chân Lạp đã từng nếm mùi tàn ác của người Xiêm, muốn mượn sức người Việt để chống lại người Xiêm. Nhưng giờ đây, họ đã manh nha mối nghi ngờ đối với người Việt! Có lẽ nội bộ của họ đã lủng củng, mâu thuẫn nhau mới hành động như thế này! Thay vì lợi dụng thanh thế của Đại Việt để chống Xiêm thì viên chủ soái quân Chân Lạp lại muốn triệt tiêu cái thanh thế đó?
Hoàng thân Nặc Bính sao không đồ được rằng, nếu người Xiêm hạ được người Việt tất nhiên họ càng dễ xâm lấn Chân Lạp thêm? Cũng với hành động đó, Chân Lạp chắc chắn tạo thêm một mối bất mãn trong lòng người Việt, không khéo lại phát sinh thêm một kẻ thù nguy hiểm! Phó tướng Lê Sáng ngẫm nghĩ chuyện đó mà lắc đầu ngao ngán: “Chân Lạp không sớm thì muộn, nếu không bị Xiêm nuốt thì cũng bị Việt nuốt thôi! Phen này ta mà sống được các người sẽ biết tay ta!”
Thấy tình hình như vậy, phó tướng Lê Sáng liền nghĩ đến chuyện phải tìm một cái chết oanh liệt để khỏi nhục mệnh. Ông định đốc thúc binh sĩ dưới quyền ra sức một phen cuối cùng...
Bỗng nhiên, người ta thấy hàng ngũ đội quân Xiêm rối loạn hẳn lên. Một toán kỵ binh Việt từ đâu không biết thình lình xuất hiện đánh thọc vào hông đội hình quân Xiêm như một mũi dao sắc. Đội quân Xiêm bị cắt ra nhiều mảnh. Phó tướng Lê Sáng không bỏ lỡ cơ hội thúc quân phản công mãnh liệt. Quân Xiêm kinh hãi bỏ chạy tan tác. Cùng lúc đó, hoàng thân Nặc Bính cũng xua quân ra đuổi tràn tới tận doanh trại Xiêm. Quân Xiêm trong trại bắn ra như mưa, buộc toán quân truy kích phải ngưng lại.
Phó tướng Lê Sáng bấy giờ mới nhận diện được toán kỵ binh kia chính là năm vị tráng sĩ đã đến gặp ông trong doanh trại hôm trước.
Ông ra lệnh cho quân sĩ ổn định lại hàng ngũ rồi thân đến gặp các tráng sĩ:
. Cám ơn các vị tráng sĩ đã đến giải nguy kịp thời. Nếu không có quí vị, chắc chúng tôi khốn đốn mất! Phen này thì hoàng gia Chân Lạp và triều đình Thuận Hóa sẽ ban chức tước cho quí vị. Giờ xin mời quí vị về trại chúng tôi luôn thể...
Chàng tráng sĩ áo đỏ nói:
. Khỏi phiền tướng quân, chúng tôi phải đi bây giờ. Sau trận này, quân Xiêm không dám trở lại nữa đâu! Chúng tràn qua biên giới chẳng qua là muốn thăm dò phản ứng của quân Đại Việt đấy thôi. Bây giờ đã giáp mặt nhau như thế là chúng tởn rồi. Nội trong ngày mai nhất định chúng sẽ rút lui. Phó tướng nên nhân dịp này mà xin thành lập những đội võ trang tự vệ trong cộng đồng người Việt. Người Chân Lạp không có lý do để từ chối nữa đâu! Thôi, chúng tôi xin cáo từ!
Phó tướng có vẻ quyến luyến, hỏi:
. Thế bây giờ quí vị đi đâu?
Tráng sĩ áo đỏ nói:
. Nghi đâu thì đấy là nhà, ngã đâu thì đấy là giường, chúng tôi không có định sở. Tuy thế, tướng quân cứ tin tưởng, nếu bất kỳ lúc nào quân Xiêm trở lại, chúng tôi lại sẽ có mặt trên chiến trường.
Thoắt cái, họ cùng nhảy lên ngựa chạy biến về phía rừng rậm...
Quả như lời tráng sĩ áo đỏ nói, hôm sau khi trời đã sáng tỏ, người ta biết quân Xiêm đã rút cả về bên kia biên giới rồi. Hoàng thân Nặc Bính liền cho sửa chữa lại những đồn lũy bị phá, chỉnh đốn, bổ sung lại quân số đồn trú rồi ca khúc khải hoàn mà ban sư.
Đoàn quân chiến thắng trở về được dân chúng ở kinh thành đón tiếp hoan nghênh nhiệt liệt. Vua Chey ban thưởng cho các tướng sĩ rất hậu.
Riêng hoàng hậu Ngọc Vạn cũng cho vời phó tướng Lê Sáng vào để khen thưởng:
. Ta thành thật khen ngợi phó tướng và binh sĩ đã chiến đấu dũng cảm giành được thắng lợi vẻ vang, làm cho người Xiêm khiếp sợ và người Chân Lạp nể nang. Chiến thắng này đã làm cho hoàng thượng và triều đình Chân Lạp tín nhiệm người Việt ta thêm. Ta sẽ tiếp tục vận động để cộng đồng di dân người Việt thành lập cho kỳ được những toán võ trang tự vệ. Ta cũng sẽ cho báo tiệp và đề nghị lên triều đình Thuận Hóa ghi công cho phó tướng. Việc ban tước lộc cho kẻ có công, việc đền bù giúp đỡ gia đình các tử sĩ đã có triều đình lo, ta chỉ xin tặng riêng phó tướng mươi lượng vàng và năm súc lụa gọi là an ủi sự khó nhọc.
Phó tướng Lê Sáng khiêm tốn thưa:
. Tâu hoàng hậu, thật sự công trạng đó hoàn toàn không phải là của hạ thần. Đấy là công của năm vị tráng sĩ lạ mặt mà tới bây giờ thần cũng chưa biết họ là ai. Hôm ấy, hạ thần được hoàng thân Nặc Bính sai chỉ huy toán quân Việt ra trận đánh nhau với quân Xiêm. Nhưng quân ta quá ít so với quân Xiêm. Dù bọn thần đã chiến đấu hết sức mình vẫn không chống nổi quân Xiêm quá dũng mãnh. Giữa lúc bọn thần đang lâm nguy thì năm tráng sĩ ấy đã xuất hiện kịp thời. Họ chiến đấu giỏi như những thiên thần, đã giúp bọn thần chuyển bại thành thắng. Vậy, xin hoàng hậu giữ những tặng phẩm đó lại đã, đợi bao giờ thần tìm được đám tráng sĩ ấy, thần sẽ dẫn họ vào bái kiến để hoàng hậu ban thưởng.
. Khanh nói năm vị tráng sĩ lạ đã giúp khanh? Họ người như thế nào?
Phó tướng bèn thuật lại hành tung của năm tráng sĩ ấy. Hoàng hậu nghe một cách chăm chú, rồi hỏi:
. Khanh nói tráng sĩ áo đỏ cầm đầu nhóm là một người cao lớn, tuấn tú và có đôi mắt nhung phải không? Cũng lại là chàng ư...?
Hoàng hậu ngưng giây lát rồi dặn:
. Nếu còn có dịp gặp lại họ, khanh hãy tìm mọi cách giữ họ lại cho ta gặp nhé!
. Thần xin tuân lệnh, nhưng thần e khó có dịp gặp lại họ. Trường hợp gặp lại họ, hoàng hậu bảo thần dẫn họ đến bái yết hay làm thế nào?
. Khanh mời họ ở lại, nói cho họ biết ta muốn gặp họ. Sau đó khanh hãy cho người trình lên ta biết, ta sẽ có chỉ thị. Có thể ta sẽ thân hành đến Đại Việt doanh của khanh thăm viếng và ủy lạo binh sĩ luôn thể. Còn bây giờ, khanh cứ việc nhận lấy những tặng phẩm này tùy nghi sử dụng.
. Đa tạ hoàng hậu ban ân!
Nói về viên đại thần Chân Lạp Nôn San sau khi mưu sự bất thành, ông vội vàng bỏ cả gia đình mà lẩn trốn cho kịp. Sau đó, ông lần mò sang tới Xiêm. Để trả thù và cũng để mưu tìm cơ hội trở về lại Chân Lạp, Nôn San đem hết nội tình của Chân Lạp trình bày với vua Xiêm. Ông cho vua Xiêm biết rõ không có bao nhiêu quân Đại Việt trên đất Chân Lạp và khuyên vua Xiêm hãy cấp thời tấn công trước khi người Việt có thể giúp đỡ Chân Lạp mạnh mẽ hơn.
Thế là vua Xiêm không bỏ lỡ cơ hội, xuống lệnh điều quân tập trung ở biên giới. Các mũi nhọn đều chuẩn bị sẵn sàng chọc thẳng vào Oudong.
Các tướng Chân Lạp giữ biên giới thấy động lập tức cho người cáo cấp về kinh xin viện binh sẵn sàng cứu ứng.
Vua Chey nghe tin này ngài hết sức lo ngại. Ngài lập tức truyền lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến tranh chống Xiêm. Quan đại thần Mông Cun hiến kế:
. Sức ta chống với nước Xiêm có thắng được cũng vất vả lắm. Mà dẫu ta thắng được, thế nào chúng cũng tìm cách trả thù. Như vậy là chiến tranh cứ kéo dài và sẽ có ngày ta đuối sức. Xin bệ hạ hãy làm cách nào để gài được người Đại Việt vào cuộc chiến này thì may ra ta nhẹ được áp lực của người Xiêm.
Vua Chey nói:
. Nhưng quân Đại Việt ở đây quá ít ỏi, họ đâu có thể làm gì nổi quân Xiêm?
Đại thần Mông Cun nói:
. Điều quan trọng là ta làm sao đẩy được họ vào trận chứ đông hay ít đâu cần. Nếu đội quân Đại Việt này bị Xiêm diệt, thế nào Thuận Hóa cũng sẽ tức giận mà can thiệp vào. Họ phải trả thù quân Xiêm và nhất là họ cũng lo cho số phận hoàng hậu chứ!
Vua Chey khen phải, ngài liền cho mời quan đặc sứ Đại Việt Nguyễn Hữu Luân đến để hỏi ý kiến.
Nguyên khi công nữ Ngọc Vạn về Chân Lạp làm hoàng hậu, triều đình Thuận Hóa cũng cử hai viên quan Nguyễn Hữu Luân và Lê Sáng đại diện cho mình giúp đỡ triều đình Chân Lạp. Hai vị quan này có chừng một trăm binh sĩ thuộc hạ, phần nhiều chỉ là thầy thợ các nghề chuyên môn. Vua quan Chân Lạp thường vẫn hay hỏi ý kiến hai ông về nhiều vấn đề. Dưới mắt bọn quan lại Chân Lạp, hai ông này cũng sáng giá vì là người của thượng quốc, hơn nữa là người thân tín của vị hoàng hậu đang được nhà vua sủng ái. Dĩ nhiên cũng có một số người không ưa chi họ...
Khi được vua Chey hỏi đến, viên đặc sứ Đại Việt không biết làm gì hơn là cử người về Thuận Hóa báo cáo sự việc và xin viện binh.
Hôm sau, trong buổi đại triều, quan đại thần Mông Cun tâu với vua Chey:
. Thời gian gần đây, người Xiêm nghỉ gây hấn với nước ta chỉ vì họ sợ bóng sợ gió người Việt. Nay họ rục rịch trỏ mòi xâm lấn trở lại, ta nên nhờ hai vị quan và đám lính Đại Việt ra mặt một chuyến, may ra họ lại sợ mà rút lui chăng?
Vua Chey nhìn các quan trong triều, rồi nhìn hai vị quan người Việt như muốn hỏi ý kiến. Viên quan võ Đại Việt là Lê Sáng xin phép bàn bạc với viên đặc sứ Nguyễn Hữu Luân một chốc, rồi tâu:
. Thần là quan võ, lúc nào cũng sẵn sàng ra trận. Tuy nhiên, đám quân của thần quá ít oi cũng khó xoay xở. Xin bệ hạ cho thần được cấp tốc tuyển dụng một số tráng đinh trong các nhóm di dân gần nhất để tăng thêm vây cánh, cũng là dịp để họ trả ơn bệ hạ nữa. Cúi xin bệ hạ chấp thuận cho!
Vua quan Chân Lạp vốn sẵn muốn lôi kéo người Việt vào trận chiến với người Xiêm, nay nghe viên quan Đại Việt hăng hái tình nguyện tuyển mộ quân sĩ giúp họ đánh Xiêm thì còn mong gì hơn! Vua Chey liền phán:
. Được, trẫm sẵn sàng giúp mọi phương tiện để khanh tuyển mộ người càng sớm càng tốt. Thời gian quá khẩn trương, khanh có thể tiến hành công việc ngay bây giờ!
Vua Chey liền truyền lệnh cho viên quan trách nhiệm cung cấp đầy đủ những nhu cầu mà viên quan Đại Việt đòi hỏi.
Phó tướng Lê Sáng bèn huy động toàn bộ phận cơ hữu của mình mở chiến dịch tuyển chọn tráng đinh ở bất cứ nơi nào có người Việt đến sinh sống. Nhờ sự tổ chức vận động khéo léo của quan phó tướng, kết quả thành tựu mỹ mãn. Trong số di dân còn ít oi ấy, chưa tới năm ngày đã có gần ba trăm người đầu quân. Quan phó tướng vui mừng lắm, liền chọn một khu vực, tổ chức huấn luyện sơ khởi cho họ trong vòng ba ngày.
Đến sáng sớm ngày thứ ba thì bỗng có năm chàng kỵ sĩ từ đâu đến xin vào ra mắt phó tướng. Người dẫn đầu là một người cao lớn trông rất oai vũ, có đôi mắt nhung đẹp đẽ khác thường. Thấy bộ dạng cả năm người đều hùng tráng, cưỡi năm con ngựa chiến cao lớn, quan phó tướng vô cùng ngạc nhiên. Ông mừng quá, thân hành bước ra chào đón họ.
Người cầm đầu bọn tráng sĩ, mình mặc áo đỏ, nói:
. Chúng tôi đến đây, xin tự đặt mình dưới quyền sai khiến của quan phó tướng để đi đánh giặc Xiêm!
. Bản chức vô cùng hân hạnh được các vị tráng sĩ chiếu cố tìm đến giúp đỡ! Xin mời vào bên trong nhà đàm đạo.
Ông thân ái nắm tay người cầm đầu dắt vào chỗ ông làm việc. Những người khác thì ở lại bên ngoài xem đám tráng đinh diễn tập. Chủ khách an tọa xong, phó tướng Lê Sáng nói:
. Xin cho bản chức được hân hạnh biết phương danh của tráng sĩ!
. Thưa, chúng tôi chỉ là những kẻ vô danh, không muốn ai biết đến tên tuổi. Chúng tôi đến đây vì lý tưởng phục vụ lẽ sống, vì sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Xin cứ gọi chúng tôi là “tráng sĩ” cũng được! Trong giai đoạn này, chúng tôi xin tình nguyện luôn sát cánh với tướng quân. Chúng tôi cũng xin luôn làm mũi nhọn trong cuộc chiến diệt giặc Xiêm La. Tướng quân cứ sai khiến, chúng tôi sẽ làm tròn mọi nhiệm vụ được giao phó. Giờ đây, chúng tôi cũng xin được giúp đỡ tướng quân một tay trong việc huấn luyện đám tân binh này chóng thành thục, tướng quân có vui lòng chăng?
Phó tướng rất mừng nhưng cũng hơi nghĩ ngợi. Những người này dĩ nhiên không thể nào là gián điệp của Xiêm La, nhưng biết đâu họ không là người của họ Trịnh hay họ Mạc? Không được biết rành mạch xuất xứ của họ, nếu có chuyện gì xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm? Tất nhiên chỉ có ông thôi! Phó tướng dè dặt nói:
. Thế thì còn mong gì hơn nữa! Tiếc rằng, bản chức chỉ là kẻ đóng vai thừa hành, việc quân rất quan trọng, bản chức xin bẩm báo để xin lệnh trên quyết định cho phép hay không đã!
Tráng sĩ lại thưa:
. Tướng quân nghi ngờ gì chúng tôi chăng?
Phó tướng nói:
. Tráng sĩ thông cảm cho, đó là nguyên tắc dùng người của triều đình.
. Xin tướng quân đừng nghi ngại. Thật ra chúng tôi đến đây vì nước Đại Việt đã đành mà cũng vì tướng quân nữa. Chúng tôi biết tướng quân đang gặp khó khăn trong sứ mạng của mình. Chúng tôi biết hoàng hậu đang vận động với quốc vương Chân Lạp xin cho cộng đồng người Việt di dân được thành lập lực lượng võ trang tự vệ. Quốc vương vì nể hoàng hậu đã tán thành nhưng lại bị các quan phản đối dữ dội quá nên việc chưa ngã ngũ. Chúng tôi biết tướng quân hăng hái tình nguyện tuyển mộ đội lính người Việt đi đánh Xiêm cũng là để hỗ trợ việc đó. Trong trận đánh Xiêm này, nếu đội quân Đại Việt thành công, người Chân Lạp sẽ thấy sự hiện diện của người Việt là cần thiết, họ sẽ dễ dàng chấp thuận việc võ trang của người Việt. Ngược lại, nếu đội quân người Việt thất bại, việc xin cho người Việt võ trang tự vệ coi như hết hi vọng. Có phải tướng quân đang rối ruột vì việc đó không? Chúng tôi đến đây để ủng hộ tướng quân hoàn thành mục tiêu ấy, tướng quân lại nghi ngờ từ chối ư?
Phó tướng Lê Sáng nghe qua xiết bao kinh ngạc. Người này ở đâu mà nói đúng phóc cả tim phổi mình như vậy? Vấn đề này chắc vượt ngoài tầm tay ông rồi. Không có lệnh trên thì nhất định không xong! Ông hòa hoãn thăm dò:
. Vấn đề này quá quan trọng, bản chức không dám tự quyết định. Nhưng với thiện chí của quí vị tráng sĩ, xin cho binh sĩ được thưởng thức tài nghệ một phen để họ lên tinh thần trước. Trong khi đó, bản chức sẽ trình việc này lên quan đặc sứ để ngài quyết định.
Tráng sĩ áo đỏ nói với vẻ không hài lòng:
. Thời gian gấp rút rồi, đợi quan đặc sứ quyết định mà lỡ quan đặc sứ lừng khừng không quyết định sớm thì e hỏng việc mất! Chúng tôi đành phải ra đi vậy!
Quan phó tướng lúng túng:
. Xin tráng sĩ thong thả đã...
. Vâng, nể mặt tướng quân, chúng tôi sẽ đợi đến trưa, trong khi chờ đợi, chúng tôi cũng chiều ý tướng quân mà “múa rìu” trước ba quân một phen vậy!
Thế rồi tráng sĩ áo đỏ cho những người bạn mình rõ nội dung cuộc nói chuyện vừa rồi với quan phó tướng. Một chàng trẻ tuổi lộ vẻ nóng nảy nói:
. Tướng quân đã không cần đến chúng ta thì chúng ta đi chứ cần gì mà phải năn nỉ?
Một người khác phụ họa:
. Phải rồi đại huynh, chúng ta đi thôi!
Người cầm đầu nói:
. Ta đã hứa với quan phó tướng rồi. Chúng ta cứ cho họ xem vài ba đường kiếm rồi đi cũng không muộn!
Thế rồi họ lần lượt thay nhau biểu diễn võ nghệ trước đám tráng đinh mới tuyển. Mọi người đều kinh ngạc, thích thú, tiếng hoan hô vang dậy. Phó tướng cũng chăm chú theo dõi cuộc biểu diễn, ông càng kinh ngạc, nhủ thầm:
. Không biết họ là ai mà tài nghệ đến nước này! Nếu để họ mất lòng mà bỏ đi thì đáng tiếc lắm!
Ông đã cho người đến báo sự việc lên quan đặc sứ. Giờ ông càng nôn nóng đợi chờ quyết định của cấp trên. Khi cuộc biểu diễn võ nghệ của những tráng sĩ lạ mặt chấm dứt, phó tướng ân cần mời họ ở lại dùng cơm trưa. Nhưng các tráng sĩ bấy giờ cứ khăng khăng một mực đòi ra đi.
. Quan trên đã không cần thì chúng tôi ở lại đây làm gì?
. Chúng tôi đâu phải là những người đến đây để xin việc!
Quan phó tướng không thể nào cầm giữ họ được, ông đành phải tiễn chân họ trước sự tiếc rẻ của mọi người.
Mãi tới khi mặt trời gần lặn quan phó tướng mới nhận được lệnh của quan đặc sứ cho phép phó tướng tùy nghi xử trí. Muộn mất rồi! Quan phó tướng rất ân hận vì việc mình quá sợ trách nhiệm, không can đảm tự ý giữ những tráng sĩ kia lại.
*
Không bao lâu sau đó, phó tướng lại nhận được lệnh khẩn của triều đình Chân Lạp: Phó tướng Lê Sáng chỉ huy đội quân Đại Việt, tháp tùng đại binh Chân Lạp do hoàng thân Nặc Bính làm chủ soái, gấp rút chuẩn bị hôm sau lên đường.
Đại quân Chân Lạp chưa tới biên giới đã gặp những toán quân biên phòng đang tất tả rút lui. Nối bước đám bại binh Chân Lạp ấy là đại quân hùng mạnh của nước Xiêm đang được đà thẳng tiến. Hoàng thân Nặc Bính liền cấp thời cho dàn quân bố trận để nghênh chiến.
Khi thấy Chân Lạp đã kéo viện binh hùng hậu đến, lại thấy có cả bóng cờ Đại Việt phấp phới, quân Xiêm mới chịu dừng lại. Thế là quân hai nước bố trí đối diện nhau.
Hoàng thân Nặc Bính vốn không ưa người Việt, ông thường tỏ ý nghi ngờ thiện chí của người Việt ra mặt. Vì lòng đố kỵ đó, ông muốn nhân cơ hội này để hạ uy tín người Đại Việt cho bõ ghét. Hoàng thân dự tính sẽ cho đội quân Việt xuất trận trước tiên. Nếu quân Việt thắng, ông sẽ thúc quân lên tiếp ứng để giành lấy thắng lợi. Nếu quân Việt bại, ông chỉ cần lơ đi không tiếp cứu là... thỏa lòng. Ông cho rằng quân Xiêm muốn nuốt trôi được đội quân Đại Việt khoảng bốn trăm mạng kia cũng phải sứt tai bể trán. Lúc ấy quân của ông sẽ xuất trận đúng với mưu chước “dĩ dật đãi lao”, sẽ dễ dàng thu hoạch thắng lợi.
Đêm đó, ông mời phó tướng Lê Sáng đến nói:
. Người Xiêm ngang ngược vẫn coi thường người Chân Lạp. Sở dĩ hôm nay chúng chưa dám tiến đánh vì còn ngại cái bóng cờ Đại Việt. Vậy xin ông ngày mai trương cờ Đại Việt đi trước, ráng ra sức một trận làm cho chúng nể mặt mà rút lui. Tôi tin ông đủ sức làm việc đó mà không từ nan!
Phó tướng Lê Sáng dù là người khá từng trải, nhưng vẫn không đoán được thâm ý của người chủ soái Chân Lạp. Ông cứ nghĩ quân Việt ra trận tất nhiên quân Chân Lạp cũng ra trận chiến đấu bên nhau. Vì thế, ông mạnh dạn đáp:
. Người Đại Việt chúng tôi không bao giờ lùi bước trước một sức mạnh nào. Mặc dầu người chúng tôi ở đây quá ít, lại chưa được huấn luyện thuần thục, nhưng chủ soái đã cần, chúng tôi đâu dám không tuân lệnh!
Hoàng thân Nặc Bính rất mừng. Thế là lối xử sự có ác ý của ông có thể trót lọt.
Sau đó, phó tướng Lê Sáng về chỗ để nghỉ, nhưng tới khuya ông không thể nào ngủ được. Hình như linh tính ông cảm nhận được một điều gì khác thường. Thế rồi ông vùng dậy rút gươm dượt lại mấy đường võ cho đến khi thấm mệt. Ông chắc lưỡi: “Đáng tiếc thay, ta không giữ lại được những chàng tráng sĩ kia! Những tráng sĩ ấy mà cùng ta ra trận thì còn lo gì nữa? Ta đã để mất một cơ hội tốt! Dù sao, chuyến này ta nhất định vì danh dự của dân tộc Đại Việt, quyết phải đánh bại người Xiêm La mới nghe!”. Rồi ông trở lại chỗ nằm cố dỗ một giấc ngủ để lấy lại sức cho ngày mai...
Hôm sau, một đội quân Xiêm kéo đến khiêu chiến. Hoàng thân Nặc Bính thúc phó tướng Lê Sáng ra quân. Đoàn quân Việt giương cờ gióng trống kéo ra có vẻ bề thế lắm. Ban đầu đội quân Xiêm thấy đội quân Việt kéo ra thì có vẻ hơi dè dặt. Nhưng sau đó, thấy quân Việt không đông lắm, họ hung hãn xông lên.
Hai bên giao chiến dữ dội. Quân Xiêm quá đông, quân Việt yếu thế phải lùi dần, thế trận có thể bị vỡ. Phó tướng Lê Sáng chỉ huy cầm cự cố giữ cho quân mình khỏi hỗn loạn. Nhưng quân Xiêm được thế, cứ tiến tràn lên. Thế mà quân Chân Lạp vẫn bình chân như vại, chưa chịu xuất trận. Bấy giờ phó tướng Lê Sáng mới biết rõ hoàng thân Nặc Bính muốn thí bỏ ông.
Lê Sáng thốt lên: “Tội nghiệp cho viên chủ soái của một nước!” Ông không giận hoàng thân Nặc Bính mà chỉ thương hại cho thân phận một dân tộc yếu hèn không còn dám tin vào ai. Ông biết người Chân Lạp đã từng nếm mùi tàn ác của người Xiêm, muốn mượn sức người Việt để chống lại người Xiêm. Nhưng giờ đây, họ đã manh nha mối nghi ngờ đối với người Việt! Có lẽ nội bộ của họ đã lủng củng, mâu thuẫn nhau mới hành động như thế này! Thay vì lợi dụng thanh thế của Đại Việt để chống Xiêm thì viên chủ soái quân Chân Lạp lại muốn triệt tiêu cái thanh thế đó?
Hoàng thân Nặc Bính sao không đồ được rằng, nếu người Xiêm hạ được người Việt tất nhiên họ càng dễ xâm lấn Chân Lạp thêm? Cũng với hành động đó, Chân Lạp chắc chắn tạo thêm một mối bất mãn trong lòng người Việt, không khéo lại phát sinh thêm một kẻ thù nguy hiểm! Phó tướng Lê Sáng ngẫm nghĩ chuyện đó mà lắc đầu ngao ngán: “Chân Lạp không sớm thì muộn, nếu không bị Xiêm nuốt thì cũng bị Việt nuốt thôi! Phen này ta mà sống được các người sẽ biết tay ta!”
Thấy tình hình như vậy, phó tướng Lê Sáng liền nghĩ đến chuyện phải tìm một cái chết oanh liệt để khỏi nhục mệnh. Ông định đốc thúc binh sĩ dưới quyền ra sức một phen cuối cùng...
Bỗng nhiên, người ta thấy hàng ngũ đội quân Xiêm rối loạn hẳn lên. Một toán kỵ binh Việt từ đâu không biết thình lình xuất hiện đánh thọc vào hông đội hình quân Xiêm như một mũi dao sắc. Đội quân Xiêm bị cắt ra nhiều mảnh. Phó tướng Lê Sáng không bỏ lỡ cơ hội thúc quân phản công mãnh liệt. Quân Xiêm kinh hãi bỏ chạy tan tác. Cùng lúc đó, hoàng thân Nặc Bính cũng xua quân ra đuổi tràn tới tận doanh trại Xiêm. Quân Xiêm trong trại bắn ra như mưa, buộc toán quân truy kích phải ngưng lại.
Phó tướng Lê Sáng bấy giờ mới nhận diện được toán kỵ binh kia chính là năm vị tráng sĩ đã đến gặp ông trong doanh trại hôm trước.
Ông ra lệnh cho quân sĩ ổn định lại hàng ngũ rồi thân đến gặp các tráng sĩ:
. Cám ơn các vị tráng sĩ đã đến giải nguy kịp thời. Nếu không có quí vị, chắc chúng tôi khốn đốn mất! Phen này thì hoàng gia Chân Lạp và triều đình Thuận Hóa sẽ ban chức tước cho quí vị. Giờ xin mời quí vị về trại chúng tôi luôn thể...
Chàng tráng sĩ áo đỏ nói:
. Khỏi phiền tướng quân, chúng tôi phải đi bây giờ. Sau trận này, quân Xiêm không dám trở lại nữa đâu! Chúng tràn qua biên giới chẳng qua là muốn thăm dò phản ứng của quân Đại Việt đấy thôi. Bây giờ đã giáp mặt nhau như thế là chúng tởn rồi. Nội trong ngày mai nhất định chúng sẽ rút lui. Phó tướng nên nhân dịp này mà xin thành lập những đội võ trang tự vệ trong cộng đồng người Việt. Người Chân Lạp không có lý do để từ chối nữa đâu! Thôi, chúng tôi xin cáo từ!
Phó tướng có vẻ quyến luyến, hỏi:
. Thế bây giờ quí vị đi đâu?
Tráng sĩ áo đỏ nói:
. Nghi đâu thì đấy là nhà, ngã đâu thì đấy là giường, chúng tôi không có định sở. Tuy thế, tướng quân cứ tin tưởng, nếu bất kỳ lúc nào quân Xiêm trở lại, chúng tôi lại sẽ có mặt trên chiến trường.
Thoắt cái, họ cùng nhảy lên ngựa chạy biến về phía rừng rậm...
Quả như lời tráng sĩ áo đỏ nói, hôm sau khi trời đã sáng tỏ, người ta biết quân Xiêm đã rút cả về bên kia biên giới rồi. Hoàng thân Nặc Bính liền cho sửa chữa lại những đồn lũy bị phá, chỉnh đốn, bổ sung lại quân số đồn trú rồi ca khúc khải hoàn mà ban sư.
Đoàn quân chiến thắng trở về được dân chúng ở kinh thành đón tiếp hoan nghênh nhiệt liệt. Vua Chey ban thưởng cho các tướng sĩ rất hậu.
Riêng hoàng hậu Ngọc Vạn cũng cho vời phó tướng Lê Sáng vào để khen thưởng:
. Ta thành thật khen ngợi phó tướng và binh sĩ đã chiến đấu dũng cảm giành được thắng lợi vẻ vang, làm cho người Xiêm khiếp sợ và người Chân Lạp nể nang. Chiến thắng này đã làm cho hoàng thượng và triều đình Chân Lạp tín nhiệm người Việt ta thêm. Ta sẽ tiếp tục vận động để cộng đồng di dân người Việt thành lập cho kỳ được những toán võ trang tự vệ. Ta cũng sẽ cho báo tiệp và đề nghị lên triều đình Thuận Hóa ghi công cho phó tướng. Việc ban tước lộc cho kẻ có công, việc đền bù giúp đỡ gia đình các tử sĩ đã có triều đình lo, ta chỉ xin tặng riêng phó tướng mươi lượng vàng và năm súc lụa gọi là an ủi sự khó nhọc.
Phó tướng Lê Sáng khiêm tốn thưa:
. Tâu hoàng hậu, thật sự công trạng đó hoàn toàn không phải là của hạ thần. Đấy là công của năm vị tráng sĩ lạ mặt mà tới bây giờ thần cũng chưa biết họ là ai. Hôm ấy, hạ thần được hoàng thân Nặc Bính sai chỉ huy toán quân Việt ra trận đánh nhau với quân Xiêm. Nhưng quân ta quá ít so với quân Xiêm. Dù bọn thần đã chiến đấu hết sức mình vẫn không chống nổi quân Xiêm quá dũng mãnh. Giữa lúc bọn thần đang lâm nguy thì năm tráng sĩ ấy đã xuất hiện kịp thời. Họ chiến đấu giỏi như những thiên thần, đã giúp bọn thần chuyển bại thành thắng. Vậy, xin hoàng hậu giữ những tặng phẩm đó lại đã, đợi bao giờ thần tìm được đám tráng sĩ ấy, thần sẽ dẫn họ vào bái kiến để hoàng hậu ban thưởng.
. Khanh nói năm vị tráng sĩ lạ đã giúp khanh? Họ người như thế nào?
Phó tướng bèn thuật lại hành tung của năm tráng sĩ ấy. Hoàng hậu nghe một cách chăm chú, rồi hỏi:
. Khanh nói tráng sĩ áo đỏ cầm đầu nhóm là một người cao lớn, tuấn tú và có đôi mắt nhung phải không? Cũng lại là chàng ư...?
Hoàng hậu ngưng giây lát rồi dặn:
. Nếu còn có dịp gặp lại họ, khanh hãy tìm mọi cách giữ họ lại cho ta gặp nhé!
. Thần xin tuân lệnh, nhưng thần e khó có dịp gặp lại họ. Trường hợp gặp lại họ, hoàng hậu bảo thần dẫn họ đến bái yết hay làm thế nào?
. Khanh mời họ ở lại, nói cho họ biết ta muốn gặp họ. Sau đó khanh hãy cho người trình lên ta biết, ta sẽ có chỉ thị. Có thể ta sẽ thân hành đến Đại Việt doanh của khanh thăm viếng và ủy lạo binh sĩ luôn thể. Còn bây giờ, khanh cứ việc nhận lấy những tặng phẩm này tùy nghi sử dụng.
. Đa tạ hoàng hậu ban ân!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)