CHUONG 18
Trong suốt mấy thế kỷ liên tiếp, chỉ có vua Chey Chetta II đã tạo được một thời gian tuy ngắn ngủi nhưng đáng gọi là thời hoàng kim trên đất nước Chân Lạp. Thời gian này việc bang giao giữa Chân Lạp với Đại Việt hết sức thân ái đẹp đẽ. Người Xiêm tuyệt nhiên không còn quấy phá đe dọa Chân Lạp như trước kia. Thấy vua Chey được Thuận Hóa triệt để ủng hộ, số người thân Xiêm trong triều đều nín khe, không dám hai lòng. Trong nước dân chúng yên bụng làm ăn, ban đêm cửa không cần đóng, ngoài biên lính thú có thể ngủ yên giấc. Nhiều người truyền miệng nhau cảnh sống thanh ấy bình có được cũng là nhờ sự “nhẹ vía” của vị quốc mẫu người Việt. Phải nói rằng đây là một thời kỳ hiếm thấy trên đất nước Chân Lạp triền miên chiến tranh chống ngoại xâm và dẹp nội loạn.
Chính vua Chey cũng hãnh diện công nhận ngài là người rất may mắn có được một người vợ tuyệt hảo. Ngài đã có những lúc sung sướng tận hưởng niềm vinh quang của một ông vua thời thịnh trị.
Về cuộc sống gia đình, ngài cũng hưởng được nguồn hạnh phúc chan chứa. Sau khi những yêu cầu về vấn đề di dân của người Việt được giải quyết thỏa đáng, vị hoàng hậu diễm lệ Ngọc Vạn đã thật sự có những nụ cười thật tươi với chồng.
Một thời gian sau, hoàng hậu Ngọc Vạn lại sinh cho ngài đứa con thứ hai, cũng thông minh, dễ thương không kém gì hoàng tử To, vua đặt tên cho hoàng tử là Nou. Lúc này hoàng hậu lại càng hết sức chiều chuộng, săn sóc chồng từ công việc đến các thú giải trí, đến từng miếng ăn, giấc ngủ và đến cả những giây phút ân ái. Ai cũng nhìn nhận vua Chey là một trong những vị vua có diễm phúc nhất trên đời!
Tội nghiệp vua Chey, ngài không hề biết một chút sự thật nào về nội tâm của người vợ tuyệt vời ấy. Người Việt có câu hát “Trái bồ hòn trong tròn ngoài méo, Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi”, vua Chey chỉ tìm gặp hoàng hậu qua dạng bên ngoài của một trái sầu đâu.
Thật sự hoàng hậu Ngọc Vạn đã cố gắng tạo những nụ cười thật tươi, những nụ cười hoàn toàn trái ngược với cõi lòng khô héo của bà để hiến tặng chồng. Việc đó bây giờ đối với hoàng hậu hoàn toàn không phải với mục đích mời chào, mua chuộc nhà vua như trước kia! Mà nó hoàn toàn phát sinh từ tấm chân tình của một người biết hối lỗi khi bất đắc dĩ phải nhúng tay vào một tội ác. Bà thương chồng với tấm lòng người mẹ thương con, người chị thương em, hay người vợ thương chồng khi biết người thân của mình đã mắc chứng bệnh không còn cách chữa. Bà cố gắng phục vụ, chiều chuộng chồng hết mình như cố gắng làm thỏa mãn cho một người thân trước khi người ấy xa rời trần thế... Đó cũng là một cách để bà được giảm bớt nỗi ray rứt trong lòng. Mấy ai biết được diễm phúc thật sự của vua Chey lại nằm ở điểm này?
Tổ quốc trên hết! Dân tộc trước hết! Trước khi ra đi hoàng hậu Ngọc Vạn đã trân trọng hứa nguyện với cha già thân yêu, bà đâu dám lơ là với lời hứa nguyện đó được? Lúc đó bà còn quá trẻ đâu có thể lường đoán được sự phát triển tình cảm của mình với chồng, với con cái mình về sau này!
Cũng trong thời gian này, người Việt di dân lặng lẽ nới rộng sinh hoạt về thương nghiệp, công nghiệp cũng như nông nghiệp trên đất Chân Lạp một cách êm đềm với từng bước thật vững chắc và hoàn hảo.
Năm Mậu Thìn (1628), vua Chey mắc bệnh trầm trọng. Các ngự y đã tận tình săn sóc nhưng bệnh không cách nào thuyên giảm. Biết mình không còn sống được bao lâu, vua Chey gọi người em ruột là hoàng thân Préah Outey và mấy viên đại thần vào cung để phó thác việc sau. Ngài vốn có ba người con trai. Đầu tiên là hoàng tử Chan, con của hoàng hậu Pha Luông đã quá cố. Ông hoàng này đã từng được phong làm thái tử rồi lại bị truất. Hai người con trai khác là hoàng tử To và hoàng tử Nou là con của hoàng hậu Ngọc Vạn. Bình sinh vua Chey rất yêu quí hoàng hậu Ngọc Vạn nên cảm tình cũng thiên hẳn về To và Nou. Hơn nữa, ngài nghĩ chỉ chọn con của Ngọc Vạn hoàng hậu kế vị ngôi vua Chân Lạp mới mong được sự ủng hộ của Thuận Hóa. Đó là cách ngài phải chọn để nước Chân Lạp hi vọng được sống còn trước móng vuốt người Xiêm. Do đó, Chan đương nhiên bị loại ra ngoài tầm lựa chọn làm người kế vị. Trước khi lâm chung, vua Chey quyết định phong To làm thái tử để kế vị ngài.
Truyền ý chỉ của mình xong, không bao lâu thì vua Chey thăng hà. Hoàng thân Préah Outey và triều đình bèn phò thái tử To lên ngôi lấy hiệu là Chau Ponhea To. Hoàng hậu Ngọc Vạn được tôn lên làm thái hậu.
Vua Chau Ponhea To còn quá nhỏ nên quyền chính hầu hết nằm trong tay quan phụ chính Préah Outey. Ông này là người rất trung hậu và cũng có tinh thần bài Xiêm quyết liệt như vua Chey nên chính sách ngoại giao của Chân Lạp không thay đổi gì. Chính sách thân Việt vẫn được duy trì, di dân người Việt vẫn tiếp tục được ưu đãi.
Chan là hoàng tử lớn mà không được lập làm vua nên sinh lòng bất mãn, ngầm vận động nổi dậy tranh quyền. Những đại thần thiếu thiện cảm với người Việt lợi dụng tình trạng này âm thầm qui tụ chung quanh Chan để mưu tính về sau. Những sắc dân khác lâu nay vẫn ngầm ganh tức vì người Việt được ưu đãi quá nhưng không làm gì được, nay có cơ hội, cũng ủng hộ Chan. Các chính phủ Xiêm, Lào cũng hứa sẽ ủng hộ nếu Chan mưu đồ chuyện lớn. Những hoạt động của phe đảng Chan tuy ngày mỗi phát triển nhưng họ vẫn còn giữ được bí mật. Triều đình chỉ nghe biết một cách mơ hồ mà chưa nắm được bằng cớ gì hết.
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2007
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2007
CHƯƠNG 17 (Ngọc Vạn)
CHUONG 17
Đêm ấy, vua Chey lại vào thăm hoàng hậu. Sau ngày sinh hoàng tử, hoàng hậu lại càng hay bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng về cảnh mẹ ăn thịt con. Nội tâm bà bỗng chia hẳn ra hai thế giới mâu thuẫn nhau. Khi bước chân ra ngoài, bà vẫn giữ vững lập trường cứng rắn là theo đuổi phục vụ tổ quốc đúng con đường bà đã vạch sẵn. Thế nhưng khi trở về trong phòng riêng một mình, bà lại sống theo cảm quan của một người mẹ thương con vô bờ bến, lại bị dằn vặt hối hận đến muốn quên những lời đã hứa hẹn với cha mình. Những mâu thuẫn đó đã làm cho bà đau khổ ghê gớm. Và hình như nỗi đau khổ đó đã thâm nhập vào nhan sắc tự nhiên cố hữu của Ngọc Vạn, khiến trông bà càng diễm tuyệt đến tê tái lòng người. Vua Chey Chetta II càng yêu bà say đắm, lúc nào cũng quyến luyến không muốn rời ra.
Sau một thời gian cầm quân chinh chiến xa cách, lại mang được chiến thắng vinh quang trở về, vua Chey hi vọng lần này ngài sẽ được đón nhận bằng một nụ cười hân hoan của hoàng hậu. Nhưng khi giáp mặt nhau, nhà vua vẫn chạm phải cái vẻ nghiêm nghị lạnh lùng muôn thuở.
. Ái hậu mạnh giỏi chứ!
Hoàng hậu xá vua mà thưa:
. Cám ơn thánh thượng, thần thiếp vẫn an lành. Thần thiếp xin chúc mừng thánh thượng chiến thắng vinh quang!
Nhìn nét mặt buồn chảy của hoàng hậu, vua càng thấy xốn xang thêm. Ngài nói:
. Hoàng hậu chúc mừng ta chiến thắng sao không tặng ta một nụ cười?
Hoàng hậu thưa:
. Thiếp vẫn có tật, trong lòng nếu không thoải mái thì không cách nào cười được, cúi xin thánh thượng tha tội!
Vua Chey hỏi:
. Hậu muốn cho lưu dân đồng bào của hậu được tự do khai khẩn sinh sống, ta đã ban lệnh cho phép rồi, hậu lại xin cho họ được võ trang để tự vệ, ta cũng không từ chối, hậu còn điều gì không thoải mái nữa? Chẳng hiểu vì sao tới bây giờ hậu vẫn cứ buồn như thế?
Hoàng hậu nhỏ nhẹ thưa:
. Thay mặt đám lưu dân người Việt, thiếp xin tri ân sâu xa đối với tấm lòng quảng đại vô bờ của bệ hạ. Bệ hạ đã rộng lòng cho thần dân của thiếp đến khai khẩn làm ăn trên đất nước của bệ hạ. Bệ hạ cũng không ngần ngại mà cho phép họ được võ trang để tự vệ. Nhưng vấn đề này giải quyết xong thì vấn đề khác lại nẩy sinh. Sau khi các đơn vị võ trang của cộng đồng di dân người Việt được thành lập, triều đình Đại Việt lại phải cử người đến cai quản họ, phải cung cấp tài chánh, mua sắm vũ khí, bỏ công sức huấn luyện cho họ. Việc này rất tốn kém, lại rất trở ngại vì triều đình Đại Việt ở quá xa xôi. Mà như bệ hạ đã thấy đó, các lực lượng võ trang này đã từng là biểu tượng cho quân đội Đại Việt, họ đã thật sự giúp bệ hạ trong việc đẩy lui giặc Xiêm La. Xin bệ hạ vì tình nghĩa thông gia môi răng khắn khít, thông cảm sự khó khăn của triều đình Đại Việt, cho Đại Việt lập một đồn kiểm soát quan thuế ở Prey Kor để họ tự lấy thuế kiều dân Việt mà chi dụng vào các việc cần thiết. Việc này thật ra cũng có lợi cho Chân Lạp lắm chứ! Làm được như vậy, khi bệ hạ cần tới sức họ, chỉ hú một tiếng là họ vui vẻ lên đường hết lòng hi sinh cho sự sống còn của Chân Lạp ngay!
Vua Chey ngẫm nghĩ chốc lát rồi phán:
. Hoàng hậu nói đúng! Sở dĩ nước Xiêm trong thời gian gần đây đưa quân xâm lược Chân Lạp, vừa chạm trán người Việt là phải rút lui, như thế lực lượng võ trang Đại Việt quả là một lá bùa hộ mệnh hữu dụng mà trẫm phải đeo để trấn áp người Xiêm! Vậy tại sao trẫm lại không muốn tạo mọi sự thuận lợi cho người Việt! Nhưng ngặt trong số quần thần có kẻ này người nọ, họ cho rằng nếu chấp thuận như thế thì coi như Chân Lạp đã mất một phần chủ quyền quốc gia. Bao nhiêu ngày cả hai phe tranh cãi kịch liệt mà vẫn chưa xong đấy!
Hoàng hậu nói:
. Việc tranh cãi một vấn đề, thói thường vẫn chín người mười ý. Có người chỉ tranh cãi lấy lệ, có người tranh cãi vì ý đồ riêng... đâu phải ai cũng tranh cãi vì trách nhiệm? Việc thịnh hay suy, còn hay mất của nước Chân Lạp hiện nay ai trách nhiệm? Có phải chính bệ hạ là người chịu tất cả trách nhiệm không? Tại sao bệ hạ không quyết định mà phải để cho họ tranh cãi đến bao giờ mới xong? Như thế vô tình bệ hạ đã làm cho quyền lực một ông vua nhẹ thể đi mất! Bệ hạ là đấng chí tôn trong nước, bệ hạ có quyền quyết định tối hậu chứ!
Vua Chey nói:
. Ái hậu nói có lý! Được! Trẫm thuận cho phép người Việt lập một đồn quan thuế ở Prey Kor để tự thu thuế mà chi dụng!
Hoàng hậu nghe vua phán xong, quì xuống lạy mừng:
. Bệ hạ quyết định như vậy quả thật là sáng suốt. Thế tức là bệ hạ đã mua được một nguồn ơn nghĩa lớn lao của Đại Việt rồi! Sau này, lỡ bệ hạ gặp rắc rối gì Đại Việt làm sao mà ngó ngơ không hết lòng vì bệ hạ được?
Vua Chân Lạp sung sướng đỡ hoàng hậu dậy:
. Ơn nghĩa gì! Chỉ cần hoàng hậu được vui là trẫm toại nguyện rồi!
Vua Chey tự mình thảo chiếu chỉ, lại tự tay đóng ấn rồi giao cho triều đình thi hành. Lần này việc làm của nhà vua thành đạt suông sẻ. Có lẽ nhờ cuộc chiến thắng quân Xiêm quá vẻ vang đã làm tăng uy tín cho nhà vua. Hơn nữa, đội quân Đại Việt đã rất đắc lực góp phần trong chiến thắng này quá hiển nhiên không ai chối cãi được. Vì thế, không có một vị quan nào lên tiếng phản đối nữa.
Từ đó, Prey Kor thành đầu cầu chiến lược, việc di dân của người Việt có căn bản vững chắc để dần phát triển toàn diện công, thương, nông nghiệp trên toàn vùng đất Thủy Chân Lạp.
Trước kia, di dân người Xiêm cũng được phép tùy tiện khai khẩn đất đai của Chân Lạp. Các sắc dân khác đều phải nể sợ, nhường nhịn, nên người Xiêm càng thả sức dọc ngang. Họ vốn tính hung bạo, ngang ngược, lại quá tự tôn nên rất khó thân thiện với các sắc dân khác. Thời gian sau này, chính quyền Chân Lạp không còn chịu áp lực của chính quyền Xiêm nữa nên mọi ưu đãi dành riêng cho di dân người Xiêm cũng không còn. Những khi xảy ra sự va chạm với các sắc dân khác, người Xiêm không còn được đặc biệt bênh vực che chở nữa. Trong khi đó, những người Việt cần cù kéo đến lập nghiệp ngày càng đông. Cái tin người Việt được quỉ thần che chở, giúp đỡ lại mỗi ngày mỗi lan rộng. Người Xiêm tự nhiên cảm thấy bị cô lập, bị quấy rối, bị đe dọa... Thế là họ đành lần lượt tìm đi nơi khác làm ăn hoặc hồi hương.
Không bao lâu, trên khắp vùng Thủy Chân Lạp người ta thấy xuất hiện những cánh đồng lúa, bắp bát ngát mênh mông. Thật là một cuộc biến hóa đổi đời kỳ diệu! Bản chất cần cù, kiên nhẫn, tranh sống mãnh liệt của dân tộc Việt đã được thể hiện mạnh mẽ. Những người Việt không có được một mảnh đất cắm dùi trên chính quê hương mình chẳng mấy chốc bỗng trở nên những đại điền chủ trên quê người. Thế là tiếng đồn cứ lan ra, lan ra! Hầu hết dân nghèo bên này sông Gianh trở vào lại cứ đua nhau tìm đến vùng đất mới. Những người bị chính quyền Đàng Ngoài coi là bất hảo vượt biên vào Đàng Trong cũng được chúa Nguyễn giúp phương tiện đưa đi lập nghiệp sinh sống. Thành ra, những khó khăn về công ăn việc làm của xứ Đàng Trong không còn tồn đọng nữa. Mức sống của dân Đàng Trong tự nhiên được nâng cao hơn hẳn so với dân Đàng Ngoài. Do đó, kho đụn của chính quyền Đàng Trong càng trở nên dồi dào, sung túc.
Đêm ấy, vua Chey lại vào thăm hoàng hậu. Sau ngày sinh hoàng tử, hoàng hậu lại càng hay bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng về cảnh mẹ ăn thịt con. Nội tâm bà bỗng chia hẳn ra hai thế giới mâu thuẫn nhau. Khi bước chân ra ngoài, bà vẫn giữ vững lập trường cứng rắn là theo đuổi phục vụ tổ quốc đúng con đường bà đã vạch sẵn. Thế nhưng khi trở về trong phòng riêng một mình, bà lại sống theo cảm quan của một người mẹ thương con vô bờ bến, lại bị dằn vặt hối hận đến muốn quên những lời đã hứa hẹn với cha mình. Những mâu thuẫn đó đã làm cho bà đau khổ ghê gớm. Và hình như nỗi đau khổ đó đã thâm nhập vào nhan sắc tự nhiên cố hữu của Ngọc Vạn, khiến trông bà càng diễm tuyệt đến tê tái lòng người. Vua Chey Chetta II càng yêu bà say đắm, lúc nào cũng quyến luyến không muốn rời ra.
Sau một thời gian cầm quân chinh chiến xa cách, lại mang được chiến thắng vinh quang trở về, vua Chey hi vọng lần này ngài sẽ được đón nhận bằng một nụ cười hân hoan của hoàng hậu. Nhưng khi giáp mặt nhau, nhà vua vẫn chạm phải cái vẻ nghiêm nghị lạnh lùng muôn thuở.
. Ái hậu mạnh giỏi chứ!
Hoàng hậu xá vua mà thưa:
. Cám ơn thánh thượng, thần thiếp vẫn an lành. Thần thiếp xin chúc mừng thánh thượng chiến thắng vinh quang!
Nhìn nét mặt buồn chảy của hoàng hậu, vua càng thấy xốn xang thêm. Ngài nói:
. Hoàng hậu chúc mừng ta chiến thắng sao không tặng ta một nụ cười?
Hoàng hậu thưa:
. Thiếp vẫn có tật, trong lòng nếu không thoải mái thì không cách nào cười được, cúi xin thánh thượng tha tội!
Vua Chey hỏi:
. Hậu muốn cho lưu dân đồng bào của hậu được tự do khai khẩn sinh sống, ta đã ban lệnh cho phép rồi, hậu lại xin cho họ được võ trang để tự vệ, ta cũng không từ chối, hậu còn điều gì không thoải mái nữa? Chẳng hiểu vì sao tới bây giờ hậu vẫn cứ buồn như thế?
Hoàng hậu nhỏ nhẹ thưa:
. Thay mặt đám lưu dân người Việt, thiếp xin tri ân sâu xa đối với tấm lòng quảng đại vô bờ của bệ hạ. Bệ hạ đã rộng lòng cho thần dân của thiếp đến khai khẩn làm ăn trên đất nước của bệ hạ. Bệ hạ cũng không ngần ngại mà cho phép họ được võ trang để tự vệ. Nhưng vấn đề này giải quyết xong thì vấn đề khác lại nẩy sinh. Sau khi các đơn vị võ trang của cộng đồng di dân người Việt được thành lập, triều đình Đại Việt lại phải cử người đến cai quản họ, phải cung cấp tài chánh, mua sắm vũ khí, bỏ công sức huấn luyện cho họ. Việc này rất tốn kém, lại rất trở ngại vì triều đình Đại Việt ở quá xa xôi. Mà như bệ hạ đã thấy đó, các lực lượng võ trang này đã từng là biểu tượng cho quân đội Đại Việt, họ đã thật sự giúp bệ hạ trong việc đẩy lui giặc Xiêm La. Xin bệ hạ vì tình nghĩa thông gia môi răng khắn khít, thông cảm sự khó khăn của triều đình Đại Việt, cho Đại Việt lập một đồn kiểm soát quan thuế ở Prey Kor để họ tự lấy thuế kiều dân Việt mà chi dụng vào các việc cần thiết. Việc này thật ra cũng có lợi cho Chân Lạp lắm chứ! Làm được như vậy, khi bệ hạ cần tới sức họ, chỉ hú một tiếng là họ vui vẻ lên đường hết lòng hi sinh cho sự sống còn của Chân Lạp ngay!
Vua Chey ngẫm nghĩ chốc lát rồi phán:
. Hoàng hậu nói đúng! Sở dĩ nước Xiêm trong thời gian gần đây đưa quân xâm lược Chân Lạp, vừa chạm trán người Việt là phải rút lui, như thế lực lượng võ trang Đại Việt quả là một lá bùa hộ mệnh hữu dụng mà trẫm phải đeo để trấn áp người Xiêm! Vậy tại sao trẫm lại không muốn tạo mọi sự thuận lợi cho người Việt! Nhưng ngặt trong số quần thần có kẻ này người nọ, họ cho rằng nếu chấp thuận như thế thì coi như Chân Lạp đã mất một phần chủ quyền quốc gia. Bao nhiêu ngày cả hai phe tranh cãi kịch liệt mà vẫn chưa xong đấy!
Hoàng hậu nói:
. Việc tranh cãi một vấn đề, thói thường vẫn chín người mười ý. Có người chỉ tranh cãi lấy lệ, có người tranh cãi vì ý đồ riêng... đâu phải ai cũng tranh cãi vì trách nhiệm? Việc thịnh hay suy, còn hay mất của nước Chân Lạp hiện nay ai trách nhiệm? Có phải chính bệ hạ là người chịu tất cả trách nhiệm không? Tại sao bệ hạ không quyết định mà phải để cho họ tranh cãi đến bao giờ mới xong? Như thế vô tình bệ hạ đã làm cho quyền lực một ông vua nhẹ thể đi mất! Bệ hạ là đấng chí tôn trong nước, bệ hạ có quyền quyết định tối hậu chứ!
Vua Chey nói:
. Ái hậu nói có lý! Được! Trẫm thuận cho phép người Việt lập một đồn quan thuế ở Prey Kor để tự thu thuế mà chi dụng!
Hoàng hậu nghe vua phán xong, quì xuống lạy mừng:
. Bệ hạ quyết định như vậy quả thật là sáng suốt. Thế tức là bệ hạ đã mua được một nguồn ơn nghĩa lớn lao của Đại Việt rồi! Sau này, lỡ bệ hạ gặp rắc rối gì Đại Việt làm sao mà ngó ngơ không hết lòng vì bệ hạ được?
Vua Chân Lạp sung sướng đỡ hoàng hậu dậy:
. Ơn nghĩa gì! Chỉ cần hoàng hậu được vui là trẫm toại nguyện rồi!
Vua Chey tự mình thảo chiếu chỉ, lại tự tay đóng ấn rồi giao cho triều đình thi hành. Lần này việc làm của nhà vua thành đạt suông sẻ. Có lẽ nhờ cuộc chiến thắng quân Xiêm quá vẻ vang đã làm tăng uy tín cho nhà vua. Hơn nữa, đội quân Đại Việt đã rất đắc lực góp phần trong chiến thắng này quá hiển nhiên không ai chối cãi được. Vì thế, không có một vị quan nào lên tiếng phản đối nữa.
Từ đó, Prey Kor thành đầu cầu chiến lược, việc di dân của người Việt có căn bản vững chắc để dần phát triển toàn diện công, thương, nông nghiệp trên toàn vùng đất Thủy Chân Lạp.
Trước kia, di dân người Xiêm cũng được phép tùy tiện khai khẩn đất đai của Chân Lạp. Các sắc dân khác đều phải nể sợ, nhường nhịn, nên người Xiêm càng thả sức dọc ngang. Họ vốn tính hung bạo, ngang ngược, lại quá tự tôn nên rất khó thân thiện với các sắc dân khác. Thời gian sau này, chính quyền Chân Lạp không còn chịu áp lực của chính quyền Xiêm nữa nên mọi ưu đãi dành riêng cho di dân người Xiêm cũng không còn. Những khi xảy ra sự va chạm với các sắc dân khác, người Xiêm không còn được đặc biệt bênh vực che chở nữa. Trong khi đó, những người Việt cần cù kéo đến lập nghiệp ngày càng đông. Cái tin người Việt được quỉ thần che chở, giúp đỡ lại mỗi ngày mỗi lan rộng. Người Xiêm tự nhiên cảm thấy bị cô lập, bị quấy rối, bị đe dọa... Thế là họ đành lần lượt tìm đi nơi khác làm ăn hoặc hồi hương.
Không bao lâu, trên khắp vùng Thủy Chân Lạp người ta thấy xuất hiện những cánh đồng lúa, bắp bát ngát mênh mông. Thật là một cuộc biến hóa đổi đời kỳ diệu! Bản chất cần cù, kiên nhẫn, tranh sống mãnh liệt của dân tộc Việt đã được thể hiện mạnh mẽ. Những người Việt không có được một mảnh đất cắm dùi trên chính quê hương mình chẳng mấy chốc bỗng trở nên những đại điền chủ trên quê người. Thế là tiếng đồn cứ lan ra, lan ra! Hầu hết dân nghèo bên này sông Gianh trở vào lại cứ đua nhau tìm đến vùng đất mới. Những người bị chính quyền Đàng Ngoài coi là bất hảo vượt biên vào Đàng Trong cũng được chúa Nguyễn giúp phương tiện đưa đi lập nghiệp sinh sống. Thành ra, những khó khăn về công ăn việc làm của xứ Đàng Trong không còn tồn đọng nữa. Mức sống của dân Đàng Trong tự nhiên được nâng cao hơn hẳn so với dân Đàng Ngoài. Do đó, kho đụn của chính quyền Đàng Trong càng trở nên dồi dào, sung túc.
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2007
CHƯƠNG 16 (Ngọc Vạn)
CHUONG 16
Từ lâu, chúa Nguyễn vẫn theo dõi, trông đợi sự sinh nở của công nữ Ngọc Vạn. Vì thế, triều đình Thuận Hóa đã nhận được tin hoàng hậu Ngọc Vạn sinh hoàng tử đầu lòng sớm hơn nhiều trước khi sứ Chân Lạp đến. Có lẽ chúa Sãi cũng vui không kém gì vua Chey Chetta II. Chúa bèn sai bộ Lễ chuẩn bị rất nhiều lễ vật quí giá để sang mừng vua Chân Lạp.
Đầu năm Quí Hợi, một sứ bộ Thuận Hóa lên đường đi Oudong. Vua Chey vui mừng tiếp đón sứ bộ rất nồng hậu.
Sau việc chúc mừng, sứ bộ Đại Việt bèn trình lên vua Chey một yêu cầu của chúa Sãi là xin lập một cơ sở thương mãi ở Prey Kor ( Sài Gòn Chợ Lớn) và được đặt ở đấy một sở thu thuế.
Vua Chey đem vấn đề này ra triều đình bàn luận. Triều đình Chân Lạp lại chia làm hai phe tranh cãi nhau kịch liệt. Hoàng thân Nặc Bính, đại thần Mông Cun và nhiều vị quan khác cho rằng nếu Thuận Hóa muốn lập một cơ sở thương mại thì không trở ngại nhưng đòi lập một sở thu thuế thì không thể được. Hoàng thân Outey, em ruột vua Chey thì cho rằng người Việt đã hi sinh giúp Chân Lạp chống giặc Xiêm, đáng lẽ chính quyền Chân Lạp phải giúp họ tài chánh, lương thực mới phải. Nay họ chỉ muốn mở một cơ sở để thu thuế chính kiều dân của họ dùng nuôi quân tưởng cũng hợp lẽ. Hai bên tranh luận dây dưa, rốt cuộc việc không đi đến đâu cả.
Giữa lúc triều đình Chân Lạp chưa quyết định xong việc có nên cho người Việt lập một sở thu thuế kiều dân Việt trên đất Chân Lạp hay không thì có tin nước Xiêm lại tập trung hai vạn quân chuẩn bị tiến vào Chân Lạp. Vua Chey tuy lo sợ nhưng ngài chợt nghĩ ra chuyến này có thể nắm được chìa khóa giải quyết sự việc. Ngài muốn tự mình chứng nghiệm được khả năng chiến đấu của người Việt để tiện quyết định vấn đề. Thế là ngài ra lệnh quân đội, kể cả quân Đại Việt tăng cường, chuẩn bị lên đường.
Phó tướng Lê Sáng hỏa tốc tập trung lực lượng võ trang tự vệ các nơi hợp với số quân cơ hữu thành một đội quân hơn năm trăm người. Trong khi chờ đợi ra quân, phó tướng Lê Sáng không ngừng tranh thủ thời gian huấn luyện bổ túc cho quân sĩ mình
.
Một đêm, trong lúc phó tướng đang nghỉ trong dinh, bỗng ông nghe một tiếng động lạ bên mình. Nhìn lại, ông thấy một lưỡi phi tiêu đã cắm phập vào thành chiếc giường ông đang nằm. Kinh hãi, ông rút lưỡi phi tiêu lên xem thấy ở chuôi nó có quấn một mẩu giấy. Ông mở ra và đọc mấy hàng chữ như sau:
“Kính thưa tướng quân, Chúng tôi biết chuyến ra quân này của tướng quân có tầm mức quan trọng không kém gì chuyến ra quân lần trước. Vì thế, chúng tôi sẽ theo sát để yểm trợ tướng quân cho đến khi nên việc. Xin báo trước để tướng quân vững lòng. Sẽ gặp nhau ở chiến trường. Tráng sĩ áo đỏ.”
Đọc xong mảnh giấy, phó tướng Lê Sáng hết sức mừng. Ông đâu đã quên được mấy chàng tráng sĩ này! Ông đã từng biết sức chiến đấu của họ và vẫn hi vọng họ sẽ đến kịp thời như lời tráng sĩ áo đỏ đã hứa trước kia “Tướng quân cứ tin tưởng, nếu quân Xiêm trở lại, chúng tôi lại sẽ có mặt ở chiến trường”. Thế là phó tướng yên lòng nghỉ ngơi để lấy lại sức.
Chuẩn bị xong đâu đấy, vua Chey thân hành đem gần một vạn quân lên đường đón đánh quân Xiêm. Tới gần biên giới, gặp các toán do thám biên phòng báo lại, vua Chey mới được biết quân Xiêm đã chia làm hai đạo tiến vào Chân Lạp. Một đạo do nguyên soái Phan Nha Hộc chỉ huy, một đạo do phó soái Chiêu Sảm điều khiển tiến bằng hai đường. Vua Chey thấy thế cũng chia quân làm hai, giao một đạo cho em ngài là Préah Outey chỉ huy kéo ra chận đường tướng Chiêu Sảm. Còn vua Chey thân cầm đại binh, có cả đội quân người Việt tiến lên chận đánh nguyên soái Phan Nha Hộc.
Đạo quân của vua Chey đang tiến thì gặp một toán quân của Phan Nha Hộc đang đi thám thính. Đội tiên phong của vua Chey vội phóng ra đuổi đánh toán quân Xiêm này. Nhưng mới đuổi được một đoạn thì họ thấy được phía trước là một dãy trại của quân Xiêm đóng, bèn thôi đuổi và quay về báo lại với vua Chey. Lúc ấy trời cũng đã về chiều. Vua Chey bèn ra lệnh quan sát địa hình cẩn thận rồi cho đóng quân để nghỉ.
Phó tướng Lê Sáng được chia trách nhiệm trấn giữ một mặt trong tuyến phòng thủ. Sau khi kiểm soát sự bố trí xong, ông toan ăn cơm thì một tên lính báo có một người lạ xin ra mắt. Hỏi sơ người lính vài lời, phó tướng đoán ngay ra là một chàng trong nhóm tráng sĩ kia. Ông liền cho mời vào.
. Kính chào tướng quân!
. Chào tráng sĩ! Tráng sĩ đến đây giờ này chắc có điều gì hay dạy bảo bản chức?
. Không dám, tôi muốn bàn với tướng quân một việc.
. Tráng sĩ cứ dạy!
. Chúng tôi muốn tặng tướng quân một “chiến thắng đầu công” để dằn mặt cả Xiêm La lẫn Chân Lạp tướng quân nhận chứ?
. Còn gì quí hơn nữa! Xin tráng sĩ cứ cho biết rõ.
Tráng sĩ cười cởi mở:
. Nói đùa một chút chứ việc chung đấy, thưa tướng quân! Mục đích chính là tạo uy lực cho sự hình thành một sở thuế của Đại Việt trên đất Chân Lạp thôi. Hiện chúng tôi đã dò biết rõ chỗ chứa lương thực của quân Xiêm. Đêm nay, chúng tôi sẽ đột nhập đốt kho lương đó và quậy phá vài nơi trong doanh trại chúng. Tướng quân cứ báo với vua Chân Lạp, cho quân chuẩn bị sẵn, hễ lúc thấy lửa bốc trong trại Xiêm thì cứ tiến quân đánh ập vào thế nào cũng thắng.
Phó tướng Lê Sáng tuy rất mừng nhưng ông vẫn chưa yên bụng. Bây giờ dựa vào cơ sở nào để báo với vua Chey? Lỡ nếu các tráng sĩ vì một lẽ nào đó không thực hiện được ý định thì ông ăn nói thế nào với vua Chey? Nghĩ thế rồi ông hỏi lại:
. Nhưng nói làm sao cho vua Chân Lạp tin, thưa tráng sĩ?
. Tướng quân nghi ngại à? Chúng tôi đã đến báo cho tướng quân như thế tất nhiên chúng tôi làm được! Tướng quân cứ nói với vua Chân Lạp rằng tướng quân đã cho người đột nhập vào trại Xiêm rồi! Nói thế chắc vua Chey tin chứ!
Sau khi chàng tráng sĩ đi rồi, phó tướng thân hành đến xin gặp vua Chey và trình bày sự việc. Vua Chey không tin lắm nhưng cũng dặn các tướng sĩ chuẩn bị cơ nào đội nấy sẵn sàng tác chiến.
Vào khoảng nửa đêm, thình lình từ kho lương thực của quân Xiêm lửa bốc cháy rần rần. Quân Xiêm hoảng hốt chưa kịp phản ứng thì ngay trại chỉ huy cũng bị bốc cháy làm quân Xiêm càng rối loạn thêm. Giữa lúc đó thì quân Chân Lạp ùn ùn lăn xả vào chém giết. Quân Xiêm lại một phen bị thua tan tác, phải bỏ trại mà chạy. Quân Chân Lạp thừa thắng đuổi theo miết đến biên giới mới ngừng.
Đạo quân Xiêm thứ hai do phó soái Chiêu Sảm chỉ huy chưa kịp đánh trận nào nghe tin đạo quân của nguyên soái Phan Nha Hộc đã tan rã cũng hoảng hốt rút lui. Hoàng đệ Chân Lạp Préah Outey dò biết được tin liền cho quân đuổi theo đánh giết một trận tơi bời nữa, cướp được rất nhiều lương thực.
Nguyên soái Phan Nha Hộc phải thu thập tàn quân lủi thủi rút về nước chịu tội.
Đây là trận chiến thắng oanh liệt nhất của người Chân Lạp kể từ khi nước này bị người Xiêm xâm lược.
Mấy ngày sau, vua Chey Chetta II oai hùng dẫn đại binh trở về Oudong. Dân chúng Chân Lạp hàng hàng lớp lớp cờ quạt phấp phới tràn ra đường để hoan nghênh, tưởng thưởng đoàn quân chiến thắng. Chính giây phút ấy, người dân Chân Lạp nào cũng hãnh diện cảm thấy ở chính dân tộc họ vẫn còn là một dân tộc anh hùng.
Sau khi ban thưởng rất hậu cho đội quân Đại Việt, vua Chey nói với phó tướng Lê Sáng:
. Chỉ một đội quân nhỏ của tướng quân mà bản lãnh như vậy, ta chắc rằng quân đội Đại Việt không nước nào đánh thắng nổi! Hèn gì dân chúng đồn đại người Việt được các giống quỉ thần ủng hộ che chở!
Từ lâu, chúa Nguyễn vẫn theo dõi, trông đợi sự sinh nở của công nữ Ngọc Vạn. Vì thế, triều đình Thuận Hóa đã nhận được tin hoàng hậu Ngọc Vạn sinh hoàng tử đầu lòng sớm hơn nhiều trước khi sứ Chân Lạp đến. Có lẽ chúa Sãi cũng vui không kém gì vua Chey Chetta II. Chúa bèn sai bộ Lễ chuẩn bị rất nhiều lễ vật quí giá để sang mừng vua Chân Lạp.
Đầu năm Quí Hợi, một sứ bộ Thuận Hóa lên đường đi Oudong. Vua Chey vui mừng tiếp đón sứ bộ rất nồng hậu.
Sau việc chúc mừng, sứ bộ Đại Việt bèn trình lên vua Chey một yêu cầu của chúa Sãi là xin lập một cơ sở thương mãi ở Prey Kor ( Sài Gòn Chợ Lớn) và được đặt ở đấy một sở thu thuế.
Vua Chey đem vấn đề này ra triều đình bàn luận. Triều đình Chân Lạp lại chia làm hai phe tranh cãi nhau kịch liệt. Hoàng thân Nặc Bính, đại thần Mông Cun và nhiều vị quan khác cho rằng nếu Thuận Hóa muốn lập một cơ sở thương mại thì không trở ngại nhưng đòi lập một sở thu thuế thì không thể được. Hoàng thân Outey, em ruột vua Chey thì cho rằng người Việt đã hi sinh giúp Chân Lạp chống giặc Xiêm, đáng lẽ chính quyền Chân Lạp phải giúp họ tài chánh, lương thực mới phải. Nay họ chỉ muốn mở một cơ sở để thu thuế chính kiều dân của họ dùng nuôi quân tưởng cũng hợp lẽ. Hai bên tranh luận dây dưa, rốt cuộc việc không đi đến đâu cả.
Giữa lúc triều đình Chân Lạp chưa quyết định xong việc có nên cho người Việt lập một sở thu thuế kiều dân Việt trên đất Chân Lạp hay không thì có tin nước Xiêm lại tập trung hai vạn quân chuẩn bị tiến vào Chân Lạp. Vua Chey tuy lo sợ nhưng ngài chợt nghĩ ra chuyến này có thể nắm được chìa khóa giải quyết sự việc. Ngài muốn tự mình chứng nghiệm được khả năng chiến đấu của người Việt để tiện quyết định vấn đề. Thế là ngài ra lệnh quân đội, kể cả quân Đại Việt tăng cường, chuẩn bị lên đường.
Phó tướng Lê Sáng hỏa tốc tập trung lực lượng võ trang tự vệ các nơi hợp với số quân cơ hữu thành một đội quân hơn năm trăm người. Trong khi chờ đợi ra quân, phó tướng Lê Sáng không ngừng tranh thủ thời gian huấn luyện bổ túc cho quân sĩ mình
.
Một đêm, trong lúc phó tướng đang nghỉ trong dinh, bỗng ông nghe một tiếng động lạ bên mình. Nhìn lại, ông thấy một lưỡi phi tiêu đã cắm phập vào thành chiếc giường ông đang nằm. Kinh hãi, ông rút lưỡi phi tiêu lên xem thấy ở chuôi nó có quấn một mẩu giấy. Ông mở ra và đọc mấy hàng chữ như sau:
“Kính thưa tướng quân, Chúng tôi biết chuyến ra quân này của tướng quân có tầm mức quan trọng không kém gì chuyến ra quân lần trước. Vì thế, chúng tôi sẽ theo sát để yểm trợ tướng quân cho đến khi nên việc. Xin báo trước để tướng quân vững lòng. Sẽ gặp nhau ở chiến trường. Tráng sĩ áo đỏ.”
Đọc xong mảnh giấy, phó tướng Lê Sáng hết sức mừng. Ông đâu đã quên được mấy chàng tráng sĩ này! Ông đã từng biết sức chiến đấu của họ và vẫn hi vọng họ sẽ đến kịp thời như lời tráng sĩ áo đỏ đã hứa trước kia “Tướng quân cứ tin tưởng, nếu quân Xiêm trở lại, chúng tôi lại sẽ có mặt ở chiến trường”. Thế là phó tướng yên lòng nghỉ ngơi để lấy lại sức.
Chuẩn bị xong đâu đấy, vua Chey thân hành đem gần một vạn quân lên đường đón đánh quân Xiêm. Tới gần biên giới, gặp các toán do thám biên phòng báo lại, vua Chey mới được biết quân Xiêm đã chia làm hai đạo tiến vào Chân Lạp. Một đạo do nguyên soái Phan Nha Hộc chỉ huy, một đạo do phó soái Chiêu Sảm điều khiển tiến bằng hai đường. Vua Chey thấy thế cũng chia quân làm hai, giao một đạo cho em ngài là Préah Outey chỉ huy kéo ra chận đường tướng Chiêu Sảm. Còn vua Chey thân cầm đại binh, có cả đội quân người Việt tiến lên chận đánh nguyên soái Phan Nha Hộc.
Đạo quân của vua Chey đang tiến thì gặp một toán quân của Phan Nha Hộc đang đi thám thính. Đội tiên phong của vua Chey vội phóng ra đuổi đánh toán quân Xiêm này. Nhưng mới đuổi được một đoạn thì họ thấy được phía trước là một dãy trại của quân Xiêm đóng, bèn thôi đuổi và quay về báo lại với vua Chey. Lúc ấy trời cũng đã về chiều. Vua Chey bèn ra lệnh quan sát địa hình cẩn thận rồi cho đóng quân để nghỉ.
Phó tướng Lê Sáng được chia trách nhiệm trấn giữ một mặt trong tuyến phòng thủ. Sau khi kiểm soát sự bố trí xong, ông toan ăn cơm thì một tên lính báo có một người lạ xin ra mắt. Hỏi sơ người lính vài lời, phó tướng đoán ngay ra là một chàng trong nhóm tráng sĩ kia. Ông liền cho mời vào.
. Kính chào tướng quân!
. Chào tráng sĩ! Tráng sĩ đến đây giờ này chắc có điều gì hay dạy bảo bản chức?
. Không dám, tôi muốn bàn với tướng quân một việc.
. Tráng sĩ cứ dạy!
. Chúng tôi muốn tặng tướng quân một “chiến thắng đầu công” để dằn mặt cả Xiêm La lẫn Chân Lạp tướng quân nhận chứ?
. Còn gì quí hơn nữa! Xin tráng sĩ cứ cho biết rõ.
Tráng sĩ cười cởi mở:
. Nói đùa một chút chứ việc chung đấy, thưa tướng quân! Mục đích chính là tạo uy lực cho sự hình thành một sở thuế của Đại Việt trên đất Chân Lạp thôi. Hiện chúng tôi đã dò biết rõ chỗ chứa lương thực của quân Xiêm. Đêm nay, chúng tôi sẽ đột nhập đốt kho lương đó và quậy phá vài nơi trong doanh trại chúng. Tướng quân cứ báo với vua Chân Lạp, cho quân chuẩn bị sẵn, hễ lúc thấy lửa bốc trong trại Xiêm thì cứ tiến quân đánh ập vào thế nào cũng thắng.
Phó tướng Lê Sáng tuy rất mừng nhưng ông vẫn chưa yên bụng. Bây giờ dựa vào cơ sở nào để báo với vua Chey? Lỡ nếu các tráng sĩ vì một lẽ nào đó không thực hiện được ý định thì ông ăn nói thế nào với vua Chey? Nghĩ thế rồi ông hỏi lại:
. Nhưng nói làm sao cho vua Chân Lạp tin, thưa tráng sĩ?
. Tướng quân nghi ngại à? Chúng tôi đã đến báo cho tướng quân như thế tất nhiên chúng tôi làm được! Tướng quân cứ nói với vua Chân Lạp rằng tướng quân đã cho người đột nhập vào trại Xiêm rồi! Nói thế chắc vua Chey tin chứ!
Sau khi chàng tráng sĩ đi rồi, phó tướng thân hành đến xin gặp vua Chey và trình bày sự việc. Vua Chey không tin lắm nhưng cũng dặn các tướng sĩ chuẩn bị cơ nào đội nấy sẵn sàng tác chiến.
Vào khoảng nửa đêm, thình lình từ kho lương thực của quân Xiêm lửa bốc cháy rần rần. Quân Xiêm hoảng hốt chưa kịp phản ứng thì ngay trại chỉ huy cũng bị bốc cháy làm quân Xiêm càng rối loạn thêm. Giữa lúc đó thì quân Chân Lạp ùn ùn lăn xả vào chém giết. Quân Xiêm lại một phen bị thua tan tác, phải bỏ trại mà chạy. Quân Chân Lạp thừa thắng đuổi theo miết đến biên giới mới ngừng.
Đạo quân Xiêm thứ hai do phó soái Chiêu Sảm chỉ huy chưa kịp đánh trận nào nghe tin đạo quân của nguyên soái Phan Nha Hộc đã tan rã cũng hoảng hốt rút lui. Hoàng đệ Chân Lạp Préah Outey dò biết được tin liền cho quân đuổi theo đánh giết một trận tơi bời nữa, cướp được rất nhiều lương thực.
Nguyên soái Phan Nha Hộc phải thu thập tàn quân lủi thủi rút về nước chịu tội.
Đây là trận chiến thắng oanh liệt nhất của người Chân Lạp kể từ khi nước này bị người Xiêm xâm lược.
Mấy ngày sau, vua Chey Chetta II oai hùng dẫn đại binh trở về Oudong. Dân chúng Chân Lạp hàng hàng lớp lớp cờ quạt phấp phới tràn ra đường để hoan nghênh, tưởng thưởng đoàn quân chiến thắng. Chính giây phút ấy, người dân Chân Lạp nào cũng hãnh diện cảm thấy ở chính dân tộc họ vẫn còn là một dân tộc anh hùng.
Sau khi ban thưởng rất hậu cho đội quân Đại Việt, vua Chey nói với phó tướng Lê Sáng:
. Chỉ một đội quân nhỏ của tướng quân mà bản lãnh như vậy, ta chắc rằng quân đội Đại Việt không nước nào đánh thắng nổi! Hèn gì dân chúng đồn đại người Việt được các giống quỉ thần ủng hộ che chở!
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2007
CHƯƠNG 15 (Ngọc Vạn)
Sau khi nghe phó tướng Lê Sáng tường trình về việc đánh giặc Xiêm xong, hoàng hậu Ngọc Vạn vào yết kiến vua Chey Chetta II. Vua Chey hỏi:
. Hoàng hậu có việc gì muốn nói chăng?
Hoàng hậu tâu:
. Chắc bệ hạ đã được nghe hoàng thân Nặc Bính tâu trình mọi sự trong trận chiến vừa rồi? Theo thiếp biết, sở dĩ quân Xiêm thua sớm cũng nhờ sự chiến đấu dũng mãnh của đội quân Đại Việt. Cứ thử hỏi, nếu không có quân Đại Việt lâm chiến, chiến cuộc bây giờ chưa biết ngã ngũ ra sao? Người Xiêm chịu thua sớm vì họ thấy bóng quân Đại Việt nhưng họ không hề biết quân Đại Việt tham chiến nhiều hay ít. Nếu lỡ một mai, người Xiêm dò biết được quân Đại Việt ở đây chỉ có một nhóm nhỏ nhất định họ không dễ dàng rút lui như thế đâu! Vậy, bệ hạ ngần ngại gì nữa mà không cho phép người Việt lập ra những đội võ trang tự vệ? Khi cần, bệ hạ chỉ ra một lệnh họ sẽ tập trung ngay dưới cờ. Thiếp xin bệ hạ chuẩn bị trước là hay hơn, không nên chờ nước đến chân mới nhảy.
Vua Chey phân trần:
. Như hậu biết đó, ta đã muốn cho người Việt di dân lập những đội võ trang tự vệ ngay từ khi hậu mới đề nghị. Nhưng hầu hết các quan đều chống lại ý muốn của ta, ta biết làm sao! Làm cho hậu buồn ta cũng khổ lắm chứ! Hậu hãy ráng đợi một thời gian nữa, thế nào ta cũng ráng lo cho xong chuyện ấy!
Hoàng hậu lại thưa:
. Bệ hạ là chủ của đất nước, người khác đâu có thể lo cho đất nước bằng bệ hạ? Họ nghi ngờ người Việt là phải, vì họ với người Việt chỉ là người dưng nước lã. Còn bệ hạ là rể triều đình Thuận Hóa, hoàng tử To là cháu của chúa Thuận Hóa. Người Việt vốn trọng đạo nghĩa, rất nặng tình gia tộc, nếu bệ hạ hoặc con cháu bệ hạ lâm nguy há Thuận Hóa nỡ lòng làm ngơ sao? Hơn nữa, một vị vua như bệ hạ cũng có lúc cần phải cứng rắn để thể hiện uy quyền của một ông vua chứ!
Vua Chey nói:
. Được rồi! Trẫm cũng biết trong trận đánh ở biên giới vừa rồi chính nhờ sức quân Việt mà Chân Lạp thắng được giặc Xiêm dễ dàng. Trẫm sẽ xuống chiếu cho phép cộng đồng người Việt di dân thành lập những toán võ trang tự vệ theo sự yêu cầu của họ. Tuy nhiên, trẫm muốn họ phải chấp hành mọi thứ kỷ luật như quân đội Chân Lạp. Khi nhà nước Chân Lạp cần điều động làm việc gì họ phải thi hành ngay. Hoàng hậu thấy như thế có gì trở ngại không?
Hoàng hậu thưa:
. Muôn tâu, người Việt di dân đã núp bóng, đã chịu ân sủng to lớn của bệ hạ như thế lẽ nào họ lại không tận tụy hết lòng vì bệ hạ khi bệ hạ cần tới họ!
Dĩ nhiên trong triều đình Chân Lạp vẫn có nhiều người rất lo ngại về một mối họa phát sinh từ người Việt. Nhưng trước ảnh hưởng quá lớn của hoàng hậu Ngọc Vạn, và nhất là sự hiện diện cần thiết của người Việt như trong trận chiến vừa qua, họ đành làm ngơ không dám ngăn trở nữa.
Thế là những đội võ trang tự vệ của người Việt trên đất Thủy Chân Lạp ra đời.
. Hoàng hậu có việc gì muốn nói chăng?
Hoàng hậu tâu:
. Chắc bệ hạ đã được nghe hoàng thân Nặc Bính tâu trình mọi sự trong trận chiến vừa rồi? Theo thiếp biết, sở dĩ quân Xiêm thua sớm cũng nhờ sự chiến đấu dũng mãnh của đội quân Đại Việt. Cứ thử hỏi, nếu không có quân Đại Việt lâm chiến, chiến cuộc bây giờ chưa biết ngã ngũ ra sao? Người Xiêm chịu thua sớm vì họ thấy bóng quân Đại Việt nhưng họ không hề biết quân Đại Việt tham chiến nhiều hay ít. Nếu lỡ một mai, người Xiêm dò biết được quân Đại Việt ở đây chỉ có một nhóm nhỏ nhất định họ không dễ dàng rút lui như thế đâu! Vậy, bệ hạ ngần ngại gì nữa mà không cho phép người Việt lập ra những đội võ trang tự vệ? Khi cần, bệ hạ chỉ ra một lệnh họ sẽ tập trung ngay dưới cờ. Thiếp xin bệ hạ chuẩn bị trước là hay hơn, không nên chờ nước đến chân mới nhảy.
Vua Chey phân trần:
. Như hậu biết đó, ta đã muốn cho người Việt di dân lập những đội võ trang tự vệ ngay từ khi hậu mới đề nghị. Nhưng hầu hết các quan đều chống lại ý muốn của ta, ta biết làm sao! Làm cho hậu buồn ta cũng khổ lắm chứ! Hậu hãy ráng đợi một thời gian nữa, thế nào ta cũng ráng lo cho xong chuyện ấy!
Hoàng hậu lại thưa:
. Bệ hạ là chủ của đất nước, người khác đâu có thể lo cho đất nước bằng bệ hạ? Họ nghi ngờ người Việt là phải, vì họ với người Việt chỉ là người dưng nước lã. Còn bệ hạ là rể triều đình Thuận Hóa, hoàng tử To là cháu của chúa Thuận Hóa. Người Việt vốn trọng đạo nghĩa, rất nặng tình gia tộc, nếu bệ hạ hoặc con cháu bệ hạ lâm nguy há Thuận Hóa nỡ lòng làm ngơ sao? Hơn nữa, một vị vua như bệ hạ cũng có lúc cần phải cứng rắn để thể hiện uy quyền của một ông vua chứ!
Vua Chey nói:
. Được rồi! Trẫm cũng biết trong trận đánh ở biên giới vừa rồi chính nhờ sức quân Việt mà Chân Lạp thắng được giặc Xiêm dễ dàng. Trẫm sẽ xuống chiếu cho phép cộng đồng người Việt di dân thành lập những toán võ trang tự vệ theo sự yêu cầu của họ. Tuy nhiên, trẫm muốn họ phải chấp hành mọi thứ kỷ luật như quân đội Chân Lạp. Khi nhà nước Chân Lạp cần điều động làm việc gì họ phải thi hành ngay. Hoàng hậu thấy như thế có gì trở ngại không?
Hoàng hậu thưa:
. Muôn tâu, người Việt di dân đã núp bóng, đã chịu ân sủng to lớn của bệ hạ như thế lẽ nào họ lại không tận tụy hết lòng vì bệ hạ khi bệ hạ cần tới họ!
Dĩ nhiên trong triều đình Chân Lạp vẫn có nhiều người rất lo ngại về một mối họa phát sinh từ người Việt. Nhưng trước ảnh hưởng quá lớn của hoàng hậu Ngọc Vạn, và nhất là sự hiện diện cần thiết của người Việt như trong trận chiến vừa qua, họ đành làm ngơ không dám ngăn trở nữa.
Thế là những đội võ trang tự vệ của người Việt trên đất Thủy Chân Lạp ra đời.
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2007
CHƯƠNG 14 (Ngọc Vạn)
CHUONG 14
Nói về viên đại thần Chân Lạp Nôn San sau khi mưu sự bất thành, ông vội vàng bỏ cả gia đình mà lẩn trốn cho kịp. Sau đó, ông lần mò sang tới Xiêm. Để trả thù và cũng để mưu tìm cơ hội trở về lại Chân Lạp, Nôn San đem hết nội tình của Chân Lạp trình bày với vua Xiêm. Ông cho vua Xiêm biết rõ không có bao nhiêu quân Đại Việt trên đất Chân Lạp và khuyên vua Xiêm hãy cấp thời tấn công trước khi người Việt có thể giúp đỡ Chân Lạp mạnh mẽ hơn.
Thế là vua Xiêm không bỏ lỡ cơ hội, xuống lệnh điều quân tập trung ở biên giới. Các mũi nhọn đều chuẩn bị sẵn sàng chọc thẳng vào Oudong.
Các tướng Chân Lạp giữ biên giới thấy động lập tức cho người cáo cấp về kinh xin viện binh sẵn sàng cứu ứng.
Vua Chey nghe tin này ngài hết sức lo ngại. Ngài lập tức truyền lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến tranh chống Xiêm. Quan đại thần Mông Cun hiến kế:
. Sức ta chống với nước Xiêm có thắng được cũng vất vả lắm. Mà dẫu ta thắng được, thế nào chúng cũng tìm cách trả thù. Như vậy là chiến tranh cứ kéo dài và sẽ có ngày ta đuối sức. Xin bệ hạ hãy làm cách nào để gài được người Đại Việt vào cuộc chiến này thì may ra ta nhẹ được áp lực của người Xiêm.
Vua Chey nói:
. Nhưng quân Đại Việt ở đây quá ít ỏi, họ đâu có thể làm gì nổi quân Xiêm?
Đại thần Mông Cun nói:
. Điều quan trọng là ta làm sao đẩy được họ vào trận chứ đông hay ít đâu cần. Nếu đội quân Đại Việt này bị Xiêm diệt, thế nào Thuận Hóa cũng sẽ tức giận mà can thiệp vào. Họ phải trả thù quân Xiêm và nhất là họ cũng lo cho số phận hoàng hậu chứ!
Vua Chey khen phải, ngài liền cho mời quan đặc sứ Đại Việt Nguyễn Hữu Luân đến để hỏi ý kiến.
Nguyên khi công nữ Ngọc Vạn về Chân Lạp làm hoàng hậu, triều đình Thuận Hóa cũng cử hai viên quan Nguyễn Hữu Luân và Lê Sáng đại diện cho mình giúp đỡ triều đình Chân Lạp. Hai vị quan này có chừng một trăm binh sĩ thuộc hạ, phần nhiều chỉ là thầy thợ các nghề chuyên môn. Vua quan Chân Lạp thường vẫn hay hỏi ý kiến hai ông về nhiều vấn đề. Dưới mắt bọn quan lại Chân Lạp, hai ông này cũng sáng giá vì là người của thượng quốc, hơn nữa là người thân tín của vị hoàng hậu đang được nhà vua sủng ái. Dĩ nhiên cũng có một số người không ưa chi họ...
Khi được vua Chey hỏi đến, viên đặc sứ Đại Việt không biết làm gì hơn là cử người về Thuận Hóa báo cáo sự việc và xin viện binh.
Hôm sau, trong buổi đại triều, quan đại thần Mông Cun tâu với vua Chey:
. Thời gian gần đây, người Xiêm nghỉ gây hấn với nước ta chỉ vì họ sợ bóng sợ gió người Việt. Nay họ rục rịch trỏ mòi xâm lấn trở lại, ta nên nhờ hai vị quan và đám lính Đại Việt ra mặt một chuyến, may ra họ lại sợ mà rút lui chăng?
Vua Chey nhìn các quan trong triều, rồi nhìn hai vị quan người Việt như muốn hỏi ý kiến. Viên quan võ Đại Việt là Lê Sáng xin phép bàn bạc với viên đặc sứ Nguyễn Hữu Luân một chốc, rồi tâu:
. Thần là quan võ, lúc nào cũng sẵn sàng ra trận. Tuy nhiên, đám quân của thần quá ít oi cũng khó xoay xở. Xin bệ hạ cho thần được cấp tốc tuyển dụng một số tráng đinh trong các nhóm di dân gần nhất để tăng thêm vây cánh, cũng là dịp để họ trả ơn bệ hạ nữa. Cúi xin bệ hạ chấp thuận cho!
Vua quan Chân Lạp vốn sẵn muốn lôi kéo người Việt vào trận chiến với người Xiêm, nay nghe viên quan Đại Việt hăng hái tình nguyện tuyển mộ quân sĩ giúp họ đánh Xiêm thì còn mong gì hơn! Vua Chey liền phán:
. Được, trẫm sẵn sàng giúp mọi phương tiện để khanh tuyển mộ người càng sớm càng tốt. Thời gian quá khẩn trương, khanh có thể tiến hành công việc ngay bây giờ!
Vua Chey liền truyền lệnh cho viên quan trách nhiệm cung cấp đầy đủ những nhu cầu mà viên quan Đại Việt đòi hỏi.
Phó tướng Lê Sáng bèn huy động toàn bộ phận cơ hữu của mình mở chiến dịch tuyển chọn tráng đinh ở bất cứ nơi nào có người Việt đến sinh sống. Nhờ sự tổ chức vận động khéo léo của quan phó tướng, kết quả thành tựu mỹ mãn. Trong số di dân còn ít oi ấy, chưa tới năm ngày đã có gần ba trăm người đầu quân. Quan phó tướng vui mừng lắm, liền chọn một khu vực, tổ chức huấn luyện sơ khởi cho họ trong vòng ba ngày.
Đến sáng sớm ngày thứ ba thì bỗng có năm chàng kỵ sĩ từ đâu đến xin vào ra mắt phó tướng. Người dẫn đầu là một người cao lớn trông rất oai vũ, có đôi mắt nhung đẹp đẽ khác thường. Thấy bộ dạng cả năm người đều hùng tráng, cưỡi năm con ngựa chiến cao lớn, quan phó tướng vô cùng ngạc nhiên. Ông mừng quá, thân hành bước ra chào đón họ.
Người cầm đầu bọn tráng sĩ, mình mặc áo đỏ, nói:
. Chúng tôi đến đây, xin tự đặt mình dưới quyền sai khiến của quan phó tướng để đi đánh giặc Xiêm!
. Bản chức vô cùng hân hạnh được các vị tráng sĩ chiếu cố tìm đến giúp đỡ! Xin mời vào bên trong nhà đàm đạo.
Ông thân ái nắm tay người cầm đầu dắt vào chỗ ông làm việc. Những người khác thì ở lại bên ngoài xem đám tráng đinh diễn tập. Chủ khách an tọa xong, phó tướng Lê Sáng nói:
. Xin cho bản chức được hân hạnh biết phương danh của tráng sĩ!
. Thưa, chúng tôi chỉ là những kẻ vô danh, không muốn ai biết đến tên tuổi. Chúng tôi đến đây vì lý tưởng phục vụ lẽ sống, vì sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Xin cứ gọi chúng tôi là “tráng sĩ” cũng được! Trong giai đoạn này, chúng tôi xin tình nguyện luôn sát cánh với tướng quân. Chúng tôi cũng xin luôn làm mũi nhọn trong cuộc chiến diệt giặc Xiêm La. Tướng quân cứ sai khiến, chúng tôi sẽ làm tròn mọi nhiệm vụ được giao phó. Giờ đây, chúng tôi cũng xin được giúp đỡ tướng quân một tay trong việc huấn luyện đám tân binh này chóng thành thục, tướng quân có vui lòng chăng?
Phó tướng rất mừng nhưng cũng hơi nghĩ ngợi. Những người này dĩ nhiên không thể nào là gián điệp của Xiêm La, nhưng biết đâu họ không là người của họ Trịnh hay họ Mạc? Không được biết rành mạch xuất xứ của họ, nếu có chuyện gì xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm? Tất nhiên chỉ có ông thôi! Phó tướng dè dặt nói:
. Thế thì còn mong gì hơn nữa! Tiếc rằng, bản chức chỉ là kẻ đóng vai thừa hành, việc quân rất quan trọng, bản chức xin bẩm báo để xin lệnh trên quyết định cho phép hay không đã!
Tráng sĩ lại thưa:
. Tướng quân nghi ngờ gì chúng tôi chăng?
Phó tướng nói:
. Tráng sĩ thông cảm cho, đó là nguyên tắc dùng người của triều đình.
. Xin tướng quân đừng nghi ngại. Thật ra chúng tôi đến đây vì nước Đại Việt đã đành mà cũng vì tướng quân nữa. Chúng tôi biết tướng quân đang gặp khó khăn trong sứ mạng của mình. Chúng tôi biết hoàng hậu đang vận động với quốc vương Chân Lạp xin cho cộng đồng người Việt di dân được thành lập lực lượng võ trang tự vệ. Quốc vương vì nể hoàng hậu đã tán thành nhưng lại bị các quan phản đối dữ dội quá nên việc chưa ngã ngũ. Chúng tôi biết tướng quân hăng hái tình nguyện tuyển mộ đội lính người Việt đi đánh Xiêm cũng là để hỗ trợ việc đó. Trong trận đánh Xiêm này, nếu đội quân Đại Việt thành công, người Chân Lạp sẽ thấy sự hiện diện của người Việt là cần thiết, họ sẽ dễ dàng chấp thuận việc võ trang của người Việt. Ngược lại, nếu đội quân người Việt thất bại, việc xin cho người Việt võ trang tự vệ coi như hết hi vọng. Có phải tướng quân đang rối ruột vì việc đó không? Chúng tôi đến đây để ủng hộ tướng quân hoàn thành mục tiêu ấy, tướng quân lại nghi ngờ từ chối ư?
Phó tướng Lê Sáng nghe qua xiết bao kinh ngạc. Người này ở đâu mà nói đúng phóc cả tim phổi mình như vậy? Vấn đề này chắc vượt ngoài tầm tay ông rồi. Không có lệnh trên thì nhất định không xong! Ông hòa hoãn thăm dò:
. Vấn đề này quá quan trọng, bản chức không dám tự quyết định. Nhưng với thiện chí của quí vị tráng sĩ, xin cho binh sĩ được thưởng thức tài nghệ một phen để họ lên tinh thần trước. Trong khi đó, bản chức sẽ trình việc này lên quan đặc sứ để ngài quyết định.
Tráng sĩ áo đỏ nói với vẻ không hài lòng:
. Thời gian gấp rút rồi, đợi quan đặc sứ quyết định mà lỡ quan đặc sứ lừng khừng không quyết định sớm thì e hỏng việc mất! Chúng tôi đành phải ra đi vậy!
Quan phó tướng lúng túng:
. Xin tráng sĩ thong thả đã...
. Vâng, nể mặt tướng quân, chúng tôi sẽ đợi đến trưa, trong khi chờ đợi, chúng tôi cũng chiều ý tướng quân mà “múa rìu” trước ba quân một phen vậy!
Thế rồi tráng sĩ áo đỏ cho những người bạn mình rõ nội dung cuộc nói chuyện vừa rồi với quan phó tướng. Một chàng trẻ tuổi lộ vẻ nóng nảy nói:
. Tướng quân đã không cần đến chúng ta thì chúng ta đi chứ cần gì mà phải năn nỉ?
Một người khác phụ họa:
. Phải rồi đại huynh, chúng ta đi thôi!
Người cầm đầu nói:
. Ta đã hứa với quan phó tướng rồi. Chúng ta cứ cho họ xem vài ba đường kiếm rồi đi cũng không muộn!
Thế rồi họ lần lượt thay nhau biểu diễn võ nghệ trước đám tráng đinh mới tuyển. Mọi người đều kinh ngạc, thích thú, tiếng hoan hô vang dậy. Phó tướng cũng chăm chú theo dõi cuộc biểu diễn, ông càng kinh ngạc, nhủ thầm:
. Không biết họ là ai mà tài nghệ đến nước này! Nếu để họ mất lòng mà bỏ đi thì đáng tiếc lắm!
Ông đã cho người đến báo sự việc lên quan đặc sứ. Giờ ông càng nôn nóng đợi chờ quyết định của cấp trên. Khi cuộc biểu diễn võ nghệ của những tráng sĩ lạ mặt chấm dứt, phó tướng ân cần mời họ ở lại dùng cơm trưa. Nhưng các tráng sĩ bấy giờ cứ khăng khăng một mực đòi ra đi.
. Quan trên đã không cần thì chúng tôi ở lại đây làm gì?
. Chúng tôi đâu phải là những người đến đây để xin việc!
Quan phó tướng không thể nào cầm giữ họ được, ông đành phải tiễn chân họ trước sự tiếc rẻ của mọi người.
Mãi tới khi mặt trời gần lặn quan phó tướng mới nhận được lệnh của quan đặc sứ cho phép phó tướng tùy nghi xử trí. Muộn mất rồi! Quan phó tướng rất ân hận vì việc mình quá sợ trách nhiệm, không can đảm tự ý giữ những tráng sĩ kia lại.
*
Không bao lâu sau đó, phó tướng lại nhận được lệnh khẩn của triều đình Chân Lạp: Phó tướng Lê Sáng chỉ huy đội quân Đại Việt, tháp tùng đại binh Chân Lạp do hoàng thân Nặc Bính làm chủ soái, gấp rút chuẩn bị hôm sau lên đường.
Đại quân Chân Lạp chưa tới biên giới đã gặp những toán quân biên phòng đang tất tả rút lui. Nối bước đám bại binh Chân Lạp ấy là đại quân hùng mạnh của nước Xiêm đang được đà thẳng tiến. Hoàng thân Nặc Bính liền cấp thời cho dàn quân bố trận để nghênh chiến.
Khi thấy Chân Lạp đã kéo viện binh hùng hậu đến, lại thấy có cả bóng cờ Đại Việt phấp phới, quân Xiêm mới chịu dừng lại. Thế là quân hai nước bố trí đối diện nhau.
Hoàng thân Nặc Bính vốn không ưa người Việt, ông thường tỏ ý nghi ngờ thiện chí của người Việt ra mặt. Vì lòng đố kỵ đó, ông muốn nhân cơ hội này để hạ uy tín người Đại Việt cho bõ ghét. Hoàng thân dự tính sẽ cho đội quân Việt xuất trận trước tiên. Nếu quân Việt thắng, ông sẽ thúc quân lên tiếp ứng để giành lấy thắng lợi. Nếu quân Việt bại, ông chỉ cần lơ đi không tiếp cứu là... thỏa lòng. Ông cho rằng quân Xiêm muốn nuốt trôi được đội quân Đại Việt khoảng bốn trăm mạng kia cũng phải sứt tai bể trán. Lúc ấy quân của ông sẽ xuất trận đúng với mưu chước “dĩ dật đãi lao”, sẽ dễ dàng thu hoạch thắng lợi.
Đêm đó, ông mời phó tướng Lê Sáng đến nói:
. Người Xiêm ngang ngược vẫn coi thường người Chân Lạp. Sở dĩ hôm nay chúng chưa dám tiến đánh vì còn ngại cái bóng cờ Đại Việt. Vậy xin ông ngày mai trương cờ Đại Việt đi trước, ráng ra sức một trận làm cho chúng nể mặt mà rút lui. Tôi tin ông đủ sức làm việc đó mà không từ nan!
Phó tướng Lê Sáng dù là người khá từng trải, nhưng vẫn không đoán được thâm ý của người chủ soái Chân Lạp. Ông cứ nghĩ quân Việt ra trận tất nhiên quân Chân Lạp cũng ra trận chiến đấu bên nhau. Vì thế, ông mạnh dạn đáp:
. Người Đại Việt chúng tôi không bao giờ lùi bước trước một sức mạnh nào. Mặc dầu người chúng tôi ở đây quá ít, lại chưa được huấn luyện thuần thục, nhưng chủ soái đã cần, chúng tôi đâu dám không tuân lệnh!
Hoàng thân Nặc Bính rất mừng. Thế là lối xử sự có ác ý của ông có thể trót lọt.
Sau đó, phó tướng Lê Sáng về chỗ để nghỉ, nhưng tới khuya ông không thể nào ngủ được. Hình như linh tính ông cảm nhận được một điều gì khác thường. Thế rồi ông vùng dậy rút gươm dượt lại mấy đường võ cho đến khi thấm mệt. Ông chắc lưỡi: “Đáng tiếc thay, ta không giữ lại được những chàng tráng sĩ kia! Những tráng sĩ ấy mà cùng ta ra trận thì còn lo gì nữa? Ta đã để mất một cơ hội tốt! Dù sao, chuyến này ta nhất định vì danh dự của dân tộc Đại Việt, quyết phải đánh bại người Xiêm La mới nghe!”. Rồi ông trở lại chỗ nằm cố dỗ một giấc ngủ để lấy lại sức cho ngày mai...
Hôm sau, một đội quân Xiêm kéo đến khiêu chiến. Hoàng thân Nặc Bính thúc phó tướng Lê Sáng ra quân. Đoàn quân Việt giương cờ gióng trống kéo ra có vẻ bề thế lắm. Ban đầu đội quân Xiêm thấy đội quân Việt kéo ra thì có vẻ hơi dè dặt. Nhưng sau đó, thấy quân Việt không đông lắm, họ hung hãn xông lên.
Hai bên giao chiến dữ dội. Quân Xiêm quá đông, quân Việt yếu thế phải lùi dần, thế trận có thể bị vỡ. Phó tướng Lê Sáng chỉ huy cầm cự cố giữ cho quân mình khỏi hỗn loạn. Nhưng quân Xiêm được thế, cứ tiến tràn lên. Thế mà quân Chân Lạp vẫn bình chân như vại, chưa chịu xuất trận. Bấy giờ phó tướng Lê Sáng mới biết rõ hoàng thân Nặc Bính muốn thí bỏ ông.
Lê Sáng thốt lên: “Tội nghiệp cho viên chủ soái của một nước!” Ông không giận hoàng thân Nặc Bính mà chỉ thương hại cho thân phận một dân tộc yếu hèn không còn dám tin vào ai. Ông biết người Chân Lạp đã từng nếm mùi tàn ác của người Xiêm, muốn mượn sức người Việt để chống lại người Xiêm. Nhưng giờ đây, họ đã manh nha mối nghi ngờ đối với người Việt! Có lẽ nội bộ của họ đã lủng củng, mâu thuẫn nhau mới hành động như thế này! Thay vì lợi dụng thanh thế của Đại Việt để chống Xiêm thì viên chủ soái quân Chân Lạp lại muốn triệt tiêu cái thanh thế đó?
Hoàng thân Nặc Bính sao không đồ được rằng, nếu người Xiêm hạ được người Việt tất nhiên họ càng dễ xâm lấn Chân Lạp thêm? Cũng với hành động đó, Chân Lạp chắc chắn tạo thêm một mối bất mãn trong lòng người Việt, không khéo lại phát sinh thêm một kẻ thù nguy hiểm! Phó tướng Lê Sáng ngẫm nghĩ chuyện đó mà lắc đầu ngao ngán: “Chân Lạp không sớm thì muộn, nếu không bị Xiêm nuốt thì cũng bị Việt nuốt thôi! Phen này ta mà sống được các người sẽ biết tay ta!”
Thấy tình hình như vậy, phó tướng Lê Sáng liền nghĩ đến chuyện phải tìm một cái chết oanh liệt để khỏi nhục mệnh. Ông định đốc thúc binh sĩ dưới quyền ra sức một phen cuối cùng...
Bỗng nhiên, người ta thấy hàng ngũ đội quân Xiêm rối loạn hẳn lên. Một toán kỵ binh Việt từ đâu không biết thình lình xuất hiện đánh thọc vào hông đội hình quân Xiêm như một mũi dao sắc. Đội quân Xiêm bị cắt ra nhiều mảnh. Phó tướng Lê Sáng không bỏ lỡ cơ hội thúc quân phản công mãnh liệt. Quân Xiêm kinh hãi bỏ chạy tan tác. Cùng lúc đó, hoàng thân Nặc Bính cũng xua quân ra đuổi tràn tới tận doanh trại Xiêm. Quân Xiêm trong trại bắn ra như mưa, buộc toán quân truy kích phải ngưng lại.
Phó tướng Lê Sáng bấy giờ mới nhận diện được toán kỵ binh kia chính là năm vị tráng sĩ đã đến gặp ông trong doanh trại hôm trước.
Ông ra lệnh cho quân sĩ ổn định lại hàng ngũ rồi thân đến gặp các tráng sĩ:
. Cám ơn các vị tráng sĩ đã đến giải nguy kịp thời. Nếu không có quí vị, chắc chúng tôi khốn đốn mất! Phen này thì hoàng gia Chân Lạp và triều đình Thuận Hóa sẽ ban chức tước cho quí vị. Giờ xin mời quí vị về trại chúng tôi luôn thể...
Chàng tráng sĩ áo đỏ nói:
. Khỏi phiền tướng quân, chúng tôi phải đi bây giờ. Sau trận này, quân Xiêm không dám trở lại nữa đâu! Chúng tràn qua biên giới chẳng qua là muốn thăm dò phản ứng của quân Đại Việt đấy thôi. Bây giờ đã giáp mặt nhau như thế là chúng tởn rồi. Nội trong ngày mai nhất định chúng sẽ rút lui. Phó tướng nên nhân dịp này mà xin thành lập những đội võ trang tự vệ trong cộng đồng người Việt. Người Chân Lạp không có lý do để từ chối nữa đâu! Thôi, chúng tôi xin cáo từ!
Phó tướng có vẻ quyến luyến, hỏi:
. Thế bây giờ quí vị đi đâu?
Tráng sĩ áo đỏ nói:
. Nghi đâu thì đấy là nhà, ngã đâu thì đấy là giường, chúng tôi không có định sở. Tuy thế, tướng quân cứ tin tưởng, nếu bất kỳ lúc nào quân Xiêm trở lại, chúng tôi lại sẽ có mặt trên chiến trường.
Thoắt cái, họ cùng nhảy lên ngựa chạy biến về phía rừng rậm...
Quả như lời tráng sĩ áo đỏ nói, hôm sau khi trời đã sáng tỏ, người ta biết quân Xiêm đã rút cả về bên kia biên giới rồi. Hoàng thân Nặc Bính liền cho sửa chữa lại những đồn lũy bị phá, chỉnh đốn, bổ sung lại quân số đồn trú rồi ca khúc khải hoàn mà ban sư.
Đoàn quân chiến thắng trở về được dân chúng ở kinh thành đón tiếp hoan nghênh nhiệt liệt. Vua Chey ban thưởng cho các tướng sĩ rất hậu.
Riêng hoàng hậu Ngọc Vạn cũng cho vời phó tướng Lê Sáng vào để khen thưởng:
. Ta thành thật khen ngợi phó tướng và binh sĩ đã chiến đấu dũng cảm giành được thắng lợi vẻ vang, làm cho người Xiêm khiếp sợ và người Chân Lạp nể nang. Chiến thắng này đã làm cho hoàng thượng và triều đình Chân Lạp tín nhiệm người Việt ta thêm. Ta sẽ tiếp tục vận động để cộng đồng di dân người Việt thành lập cho kỳ được những toán võ trang tự vệ. Ta cũng sẽ cho báo tiệp và đề nghị lên triều đình Thuận Hóa ghi công cho phó tướng. Việc ban tước lộc cho kẻ có công, việc đền bù giúp đỡ gia đình các tử sĩ đã có triều đình lo, ta chỉ xin tặng riêng phó tướng mươi lượng vàng và năm súc lụa gọi là an ủi sự khó nhọc.
Phó tướng Lê Sáng khiêm tốn thưa:
. Tâu hoàng hậu, thật sự công trạng đó hoàn toàn không phải là của hạ thần. Đấy là công của năm vị tráng sĩ lạ mặt mà tới bây giờ thần cũng chưa biết họ là ai. Hôm ấy, hạ thần được hoàng thân Nặc Bính sai chỉ huy toán quân Việt ra trận đánh nhau với quân Xiêm. Nhưng quân ta quá ít so với quân Xiêm. Dù bọn thần đã chiến đấu hết sức mình vẫn không chống nổi quân Xiêm quá dũng mãnh. Giữa lúc bọn thần đang lâm nguy thì năm tráng sĩ ấy đã xuất hiện kịp thời. Họ chiến đấu giỏi như những thiên thần, đã giúp bọn thần chuyển bại thành thắng. Vậy, xin hoàng hậu giữ những tặng phẩm đó lại đã, đợi bao giờ thần tìm được đám tráng sĩ ấy, thần sẽ dẫn họ vào bái kiến để hoàng hậu ban thưởng.
. Khanh nói năm vị tráng sĩ lạ đã giúp khanh? Họ người như thế nào?
Phó tướng bèn thuật lại hành tung của năm tráng sĩ ấy. Hoàng hậu nghe một cách chăm chú, rồi hỏi:
. Khanh nói tráng sĩ áo đỏ cầm đầu nhóm là một người cao lớn, tuấn tú và có đôi mắt nhung phải không? Cũng lại là chàng ư...?
Hoàng hậu ngưng giây lát rồi dặn:
. Nếu còn có dịp gặp lại họ, khanh hãy tìm mọi cách giữ họ lại cho ta gặp nhé!
. Thần xin tuân lệnh, nhưng thần e khó có dịp gặp lại họ. Trường hợp gặp lại họ, hoàng hậu bảo thần dẫn họ đến bái yết hay làm thế nào?
. Khanh mời họ ở lại, nói cho họ biết ta muốn gặp họ. Sau đó khanh hãy cho người trình lên ta biết, ta sẽ có chỉ thị. Có thể ta sẽ thân hành đến Đại Việt doanh của khanh thăm viếng và ủy lạo binh sĩ luôn thể. Còn bây giờ, khanh cứ việc nhận lấy những tặng phẩm này tùy nghi sử dụng.
. Đa tạ hoàng hậu ban ân!
Nói về viên đại thần Chân Lạp Nôn San sau khi mưu sự bất thành, ông vội vàng bỏ cả gia đình mà lẩn trốn cho kịp. Sau đó, ông lần mò sang tới Xiêm. Để trả thù và cũng để mưu tìm cơ hội trở về lại Chân Lạp, Nôn San đem hết nội tình của Chân Lạp trình bày với vua Xiêm. Ông cho vua Xiêm biết rõ không có bao nhiêu quân Đại Việt trên đất Chân Lạp và khuyên vua Xiêm hãy cấp thời tấn công trước khi người Việt có thể giúp đỡ Chân Lạp mạnh mẽ hơn.
Thế là vua Xiêm không bỏ lỡ cơ hội, xuống lệnh điều quân tập trung ở biên giới. Các mũi nhọn đều chuẩn bị sẵn sàng chọc thẳng vào Oudong.
Các tướng Chân Lạp giữ biên giới thấy động lập tức cho người cáo cấp về kinh xin viện binh sẵn sàng cứu ứng.
Vua Chey nghe tin này ngài hết sức lo ngại. Ngài lập tức truyền lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến tranh chống Xiêm. Quan đại thần Mông Cun hiến kế:
. Sức ta chống với nước Xiêm có thắng được cũng vất vả lắm. Mà dẫu ta thắng được, thế nào chúng cũng tìm cách trả thù. Như vậy là chiến tranh cứ kéo dài và sẽ có ngày ta đuối sức. Xin bệ hạ hãy làm cách nào để gài được người Đại Việt vào cuộc chiến này thì may ra ta nhẹ được áp lực của người Xiêm.
Vua Chey nói:
. Nhưng quân Đại Việt ở đây quá ít ỏi, họ đâu có thể làm gì nổi quân Xiêm?
Đại thần Mông Cun nói:
. Điều quan trọng là ta làm sao đẩy được họ vào trận chứ đông hay ít đâu cần. Nếu đội quân Đại Việt này bị Xiêm diệt, thế nào Thuận Hóa cũng sẽ tức giận mà can thiệp vào. Họ phải trả thù quân Xiêm và nhất là họ cũng lo cho số phận hoàng hậu chứ!
Vua Chey khen phải, ngài liền cho mời quan đặc sứ Đại Việt Nguyễn Hữu Luân đến để hỏi ý kiến.
Nguyên khi công nữ Ngọc Vạn về Chân Lạp làm hoàng hậu, triều đình Thuận Hóa cũng cử hai viên quan Nguyễn Hữu Luân và Lê Sáng đại diện cho mình giúp đỡ triều đình Chân Lạp. Hai vị quan này có chừng một trăm binh sĩ thuộc hạ, phần nhiều chỉ là thầy thợ các nghề chuyên môn. Vua quan Chân Lạp thường vẫn hay hỏi ý kiến hai ông về nhiều vấn đề. Dưới mắt bọn quan lại Chân Lạp, hai ông này cũng sáng giá vì là người của thượng quốc, hơn nữa là người thân tín của vị hoàng hậu đang được nhà vua sủng ái. Dĩ nhiên cũng có một số người không ưa chi họ...
Khi được vua Chey hỏi đến, viên đặc sứ Đại Việt không biết làm gì hơn là cử người về Thuận Hóa báo cáo sự việc và xin viện binh.
Hôm sau, trong buổi đại triều, quan đại thần Mông Cun tâu với vua Chey:
. Thời gian gần đây, người Xiêm nghỉ gây hấn với nước ta chỉ vì họ sợ bóng sợ gió người Việt. Nay họ rục rịch trỏ mòi xâm lấn trở lại, ta nên nhờ hai vị quan và đám lính Đại Việt ra mặt một chuyến, may ra họ lại sợ mà rút lui chăng?
Vua Chey nhìn các quan trong triều, rồi nhìn hai vị quan người Việt như muốn hỏi ý kiến. Viên quan võ Đại Việt là Lê Sáng xin phép bàn bạc với viên đặc sứ Nguyễn Hữu Luân một chốc, rồi tâu:
. Thần là quan võ, lúc nào cũng sẵn sàng ra trận. Tuy nhiên, đám quân của thần quá ít oi cũng khó xoay xở. Xin bệ hạ cho thần được cấp tốc tuyển dụng một số tráng đinh trong các nhóm di dân gần nhất để tăng thêm vây cánh, cũng là dịp để họ trả ơn bệ hạ nữa. Cúi xin bệ hạ chấp thuận cho!
Vua quan Chân Lạp vốn sẵn muốn lôi kéo người Việt vào trận chiến với người Xiêm, nay nghe viên quan Đại Việt hăng hái tình nguyện tuyển mộ quân sĩ giúp họ đánh Xiêm thì còn mong gì hơn! Vua Chey liền phán:
. Được, trẫm sẵn sàng giúp mọi phương tiện để khanh tuyển mộ người càng sớm càng tốt. Thời gian quá khẩn trương, khanh có thể tiến hành công việc ngay bây giờ!
Vua Chey liền truyền lệnh cho viên quan trách nhiệm cung cấp đầy đủ những nhu cầu mà viên quan Đại Việt đòi hỏi.
Phó tướng Lê Sáng bèn huy động toàn bộ phận cơ hữu của mình mở chiến dịch tuyển chọn tráng đinh ở bất cứ nơi nào có người Việt đến sinh sống. Nhờ sự tổ chức vận động khéo léo của quan phó tướng, kết quả thành tựu mỹ mãn. Trong số di dân còn ít oi ấy, chưa tới năm ngày đã có gần ba trăm người đầu quân. Quan phó tướng vui mừng lắm, liền chọn một khu vực, tổ chức huấn luyện sơ khởi cho họ trong vòng ba ngày.
Đến sáng sớm ngày thứ ba thì bỗng có năm chàng kỵ sĩ từ đâu đến xin vào ra mắt phó tướng. Người dẫn đầu là một người cao lớn trông rất oai vũ, có đôi mắt nhung đẹp đẽ khác thường. Thấy bộ dạng cả năm người đều hùng tráng, cưỡi năm con ngựa chiến cao lớn, quan phó tướng vô cùng ngạc nhiên. Ông mừng quá, thân hành bước ra chào đón họ.
Người cầm đầu bọn tráng sĩ, mình mặc áo đỏ, nói:
. Chúng tôi đến đây, xin tự đặt mình dưới quyền sai khiến của quan phó tướng để đi đánh giặc Xiêm!
. Bản chức vô cùng hân hạnh được các vị tráng sĩ chiếu cố tìm đến giúp đỡ! Xin mời vào bên trong nhà đàm đạo.
Ông thân ái nắm tay người cầm đầu dắt vào chỗ ông làm việc. Những người khác thì ở lại bên ngoài xem đám tráng đinh diễn tập. Chủ khách an tọa xong, phó tướng Lê Sáng nói:
. Xin cho bản chức được hân hạnh biết phương danh của tráng sĩ!
. Thưa, chúng tôi chỉ là những kẻ vô danh, không muốn ai biết đến tên tuổi. Chúng tôi đến đây vì lý tưởng phục vụ lẽ sống, vì sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Xin cứ gọi chúng tôi là “tráng sĩ” cũng được! Trong giai đoạn này, chúng tôi xin tình nguyện luôn sát cánh với tướng quân. Chúng tôi cũng xin luôn làm mũi nhọn trong cuộc chiến diệt giặc Xiêm La. Tướng quân cứ sai khiến, chúng tôi sẽ làm tròn mọi nhiệm vụ được giao phó. Giờ đây, chúng tôi cũng xin được giúp đỡ tướng quân một tay trong việc huấn luyện đám tân binh này chóng thành thục, tướng quân có vui lòng chăng?
Phó tướng rất mừng nhưng cũng hơi nghĩ ngợi. Những người này dĩ nhiên không thể nào là gián điệp của Xiêm La, nhưng biết đâu họ không là người của họ Trịnh hay họ Mạc? Không được biết rành mạch xuất xứ của họ, nếu có chuyện gì xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm? Tất nhiên chỉ có ông thôi! Phó tướng dè dặt nói:
. Thế thì còn mong gì hơn nữa! Tiếc rằng, bản chức chỉ là kẻ đóng vai thừa hành, việc quân rất quan trọng, bản chức xin bẩm báo để xin lệnh trên quyết định cho phép hay không đã!
Tráng sĩ lại thưa:
. Tướng quân nghi ngờ gì chúng tôi chăng?
Phó tướng nói:
. Tráng sĩ thông cảm cho, đó là nguyên tắc dùng người của triều đình.
. Xin tướng quân đừng nghi ngại. Thật ra chúng tôi đến đây vì nước Đại Việt đã đành mà cũng vì tướng quân nữa. Chúng tôi biết tướng quân đang gặp khó khăn trong sứ mạng của mình. Chúng tôi biết hoàng hậu đang vận động với quốc vương Chân Lạp xin cho cộng đồng người Việt di dân được thành lập lực lượng võ trang tự vệ. Quốc vương vì nể hoàng hậu đã tán thành nhưng lại bị các quan phản đối dữ dội quá nên việc chưa ngã ngũ. Chúng tôi biết tướng quân hăng hái tình nguyện tuyển mộ đội lính người Việt đi đánh Xiêm cũng là để hỗ trợ việc đó. Trong trận đánh Xiêm này, nếu đội quân Đại Việt thành công, người Chân Lạp sẽ thấy sự hiện diện của người Việt là cần thiết, họ sẽ dễ dàng chấp thuận việc võ trang của người Việt. Ngược lại, nếu đội quân người Việt thất bại, việc xin cho người Việt võ trang tự vệ coi như hết hi vọng. Có phải tướng quân đang rối ruột vì việc đó không? Chúng tôi đến đây để ủng hộ tướng quân hoàn thành mục tiêu ấy, tướng quân lại nghi ngờ từ chối ư?
Phó tướng Lê Sáng nghe qua xiết bao kinh ngạc. Người này ở đâu mà nói đúng phóc cả tim phổi mình như vậy? Vấn đề này chắc vượt ngoài tầm tay ông rồi. Không có lệnh trên thì nhất định không xong! Ông hòa hoãn thăm dò:
. Vấn đề này quá quan trọng, bản chức không dám tự quyết định. Nhưng với thiện chí của quí vị tráng sĩ, xin cho binh sĩ được thưởng thức tài nghệ một phen để họ lên tinh thần trước. Trong khi đó, bản chức sẽ trình việc này lên quan đặc sứ để ngài quyết định.
Tráng sĩ áo đỏ nói với vẻ không hài lòng:
. Thời gian gấp rút rồi, đợi quan đặc sứ quyết định mà lỡ quan đặc sứ lừng khừng không quyết định sớm thì e hỏng việc mất! Chúng tôi đành phải ra đi vậy!
Quan phó tướng lúng túng:
. Xin tráng sĩ thong thả đã...
. Vâng, nể mặt tướng quân, chúng tôi sẽ đợi đến trưa, trong khi chờ đợi, chúng tôi cũng chiều ý tướng quân mà “múa rìu” trước ba quân một phen vậy!
Thế rồi tráng sĩ áo đỏ cho những người bạn mình rõ nội dung cuộc nói chuyện vừa rồi với quan phó tướng. Một chàng trẻ tuổi lộ vẻ nóng nảy nói:
. Tướng quân đã không cần đến chúng ta thì chúng ta đi chứ cần gì mà phải năn nỉ?
Một người khác phụ họa:
. Phải rồi đại huynh, chúng ta đi thôi!
Người cầm đầu nói:
. Ta đã hứa với quan phó tướng rồi. Chúng ta cứ cho họ xem vài ba đường kiếm rồi đi cũng không muộn!
Thế rồi họ lần lượt thay nhau biểu diễn võ nghệ trước đám tráng đinh mới tuyển. Mọi người đều kinh ngạc, thích thú, tiếng hoan hô vang dậy. Phó tướng cũng chăm chú theo dõi cuộc biểu diễn, ông càng kinh ngạc, nhủ thầm:
. Không biết họ là ai mà tài nghệ đến nước này! Nếu để họ mất lòng mà bỏ đi thì đáng tiếc lắm!
Ông đã cho người đến báo sự việc lên quan đặc sứ. Giờ ông càng nôn nóng đợi chờ quyết định của cấp trên. Khi cuộc biểu diễn võ nghệ của những tráng sĩ lạ mặt chấm dứt, phó tướng ân cần mời họ ở lại dùng cơm trưa. Nhưng các tráng sĩ bấy giờ cứ khăng khăng một mực đòi ra đi.
. Quan trên đã không cần thì chúng tôi ở lại đây làm gì?
. Chúng tôi đâu phải là những người đến đây để xin việc!
Quan phó tướng không thể nào cầm giữ họ được, ông đành phải tiễn chân họ trước sự tiếc rẻ của mọi người.
Mãi tới khi mặt trời gần lặn quan phó tướng mới nhận được lệnh của quan đặc sứ cho phép phó tướng tùy nghi xử trí. Muộn mất rồi! Quan phó tướng rất ân hận vì việc mình quá sợ trách nhiệm, không can đảm tự ý giữ những tráng sĩ kia lại.
*
Không bao lâu sau đó, phó tướng lại nhận được lệnh khẩn của triều đình Chân Lạp: Phó tướng Lê Sáng chỉ huy đội quân Đại Việt, tháp tùng đại binh Chân Lạp do hoàng thân Nặc Bính làm chủ soái, gấp rút chuẩn bị hôm sau lên đường.
Đại quân Chân Lạp chưa tới biên giới đã gặp những toán quân biên phòng đang tất tả rút lui. Nối bước đám bại binh Chân Lạp ấy là đại quân hùng mạnh của nước Xiêm đang được đà thẳng tiến. Hoàng thân Nặc Bính liền cấp thời cho dàn quân bố trận để nghênh chiến.
Khi thấy Chân Lạp đã kéo viện binh hùng hậu đến, lại thấy có cả bóng cờ Đại Việt phấp phới, quân Xiêm mới chịu dừng lại. Thế là quân hai nước bố trí đối diện nhau.
Hoàng thân Nặc Bính vốn không ưa người Việt, ông thường tỏ ý nghi ngờ thiện chí của người Việt ra mặt. Vì lòng đố kỵ đó, ông muốn nhân cơ hội này để hạ uy tín người Đại Việt cho bõ ghét. Hoàng thân dự tính sẽ cho đội quân Việt xuất trận trước tiên. Nếu quân Việt thắng, ông sẽ thúc quân lên tiếp ứng để giành lấy thắng lợi. Nếu quân Việt bại, ông chỉ cần lơ đi không tiếp cứu là... thỏa lòng. Ông cho rằng quân Xiêm muốn nuốt trôi được đội quân Đại Việt khoảng bốn trăm mạng kia cũng phải sứt tai bể trán. Lúc ấy quân của ông sẽ xuất trận đúng với mưu chước “dĩ dật đãi lao”, sẽ dễ dàng thu hoạch thắng lợi.
Đêm đó, ông mời phó tướng Lê Sáng đến nói:
. Người Xiêm ngang ngược vẫn coi thường người Chân Lạp. Sở dĩ hôm nay chúng chưa dám tiến đánh vì còn ngại cái bóng cờ Đại Việt. Vậy xin ông ngày mai trương cờ Đại Việt đi trước, ráng ra sức một trận làm cho chúng nể mặt mà rút lui. Tôi tin ông đủ sức làm việc đó mà không từ nan!
Phó tướng Lê Sáng dù là người khá từng trải, nhưng vẫn không đoán được thâm ý của người chủ soái Chân Lạp. Ông cứ nghĩ quân Việt ra trận tất nhiên quân Chân Lạp cũng ra trận chiến đấu bên nhau. Vì thế, ông mạnh dạn đáp:
. Người Đại Việt chúng tôi không bao giờ lùi bước trước một sức mạnh nào. Mặc dầu người chúng tôi ở đây quá ít, lại chưa được huấn luyện thuần thục, nhưng chủ soái đã cần, chúng tôi đâu dám không tuân lệnh!
Hoàng thân Nặc Bính rất mừng. Thế là lối xử sự có ác ý của ông có thể trót lọt.
Sau đó, phó tướng Lê Sáng về chỗ để nghỉ, nhưng tới khuya ông không thể nào ngủ được. Hình như linh tính ông cảm nhận được một điều gì khác thường. Thế rồi ông vùng dậy rút gươm dượt lại mấy đường võ cho đến khi thấm mệt. Ông chắc lưỡi: “Đáng tiếc thay, ta không giữ lại được những chàng tráng sĩ kia! Những tráng sĩ ấy mà cùng ta ra trận thì còn lo gì nữa? Ta đã để mất một cơ hội tốt! Dù sao, chuyến này ta nhất định vì danh dự của dân tộc Đại Việt, quyết phải đánh bại người Xiêm La mới nghe!”. Rồi ông trở lại chỗ nằm cố dỗ một giấc ngủ để lấy lại sức cho ngày mai...
Hôm sau, một đội quân Xiêm kéo đến khiêu chiến. Hoàng thân Nặc Bính thúc phó tướng Lê Sáng ra quân. Đoàn quân Việt giương cờ gióng trống kéo ra có vẻ bề thế lắm. Ban đầu đội quân Xiêm thấy đội quân Việt kéo ra thì có vẻ hơi dè dặt. Nhưng sau đó, thấy quân Việt không đông lắm, họ hung hãn xông lên.
Hai bên giao chiến dữ dội. Quân Xiêm quá đông, quân Việt yếu thế phải lùi dần, thế trận có thể bị vỡ. Phó tướng Lê Sáng chỉ huy cầm cự cố giữ cho quân mình khỏi hỗn loạn. Nhưng quân Xiêm được thế, cứ tiến tràn lên. Thế mà quân Chân Lạp vẫn bình chân như vại, chưa chịu xuất trận. Bấy giờ phó tướng Lê Sáng mới biết rõ hoàng thân Nặc Bính muốn thí bỏ ông.
Lê Sáng thốt lên: “Tội nghiệp cho viên chủ soái của một nước!” Ông không giận hoàng thân Nặc Bính mà chỉ thương hại cho thân phận một dân tộc yếu hèn không còn dám tin vào ai. Ông biết người Chân Lạp đã từng nếm mùi tàn ác của người Xiêm, muốn mượn sức người Việt để chống lại người Xiêm. Nhưng giờ đây, họ đã manh nha mối nghi ngờ đối với người Việt! Có lẽ nội bộ của họ đã lủng củng, mâu thuẫn nhau mới hành động như thế này! Thay vì lợi dụng thanh thế của Đại Việt để chống Xiêm thì viên chủ soái quân Chân Lạp lại muốn triệt tiêu cái thanh thế đó?
Hoàng thân Nặc Bính sao không đồ được rằng, nếu người Xiêm hạ được người Việt tất nhiên họ càng dễ xâm lấn Chân Lạp thêm? Cũng với hành động đó, Chân Lạp chắc chắn tạo thêm một mối bất mãn trong lòng người Việt, không khéo lại phát sinh thêm một kẻ thù nguy hiểm! Phó tướng Lê Sáng ngẫm nghĩ chuyện đó mà lắc đầu ngao ngán: “Chân Lạp không sớm thì muộn, nếu không bị Xiêm nuốt thì cũng bị Việt nuốt thôi! Phen này ta mà sống được các người sẽ biết tay ta!”
Thấy tình hình như vậy, phó tướng Lê Sáng liền nghĩ đến chuyện phải tìm một cái chết oanh liệt để khỏi nhục mệnh. Ông định đốc thúc binh sĩ dưới quyền ra sức một phen cuối cùng...
Bỗng nhiên, người ta thấy hàng ngũ đội quân Xiêm rối loạn hẳn lên. Một toán kỵ binh Việt từ đâu không biết thình lình xuất hiện đánh thọc vào hông đội hình quân Xiêm như một mũi dao sắc. Đội quân Xiêm bị cắt ra nhiều mảnh. Phó tướng Lê Sáng không bỏ lỡ cơ hội thúc quân phản công mãnh liệt. Quân Xiêm kinh hãi bỏ chạy tan tác. Cùng lúc đó, hoàng thân Nặc Bính cũng xua quân ra đuổi tràn tới tận doanh trại Xiêm. Quân Xiêm trong trại bắn ra như mưa, buộc toán quân truy kích phải ngưng lại.
Phó tướng Lê Sáng bấy giờ mới nhận diện được toán kỵ binh kia chính là năm vị tráng sĩ đã đến gặp ông trong doanh trại hôm trước.
Ông ra lệnh cho quân sĩ ổn định lại hàng ngũ rồi thân đến gặp các tráng sĩ:
. Cám ơn các vị tráng sĩ đã đến giải nguy kịp thời. Nếu không có quí vị, chắc chúng tôi khốn đốn mất! Phen này thì hoàng gia Chân Lạp và triều đình Thuận Hóa sẽ ban chức tước cho quí vị. Giờ xin mời quí vị về trại chúng tôi luôn thể...
Chàng tráng sĩ áo đỏ nói:
. Khỏi phiền tướng quân, chúng tôi phải đi bây giờ. Sau trận này, quân Xiêm không dám trở lại nữa đâu! Chúng tràn qua biên giới chẳng qua là muốn thăm dò phản ứng của quân Đại Việt đấy thôi. Bây giờ đã giáp mặt nhau như thế là chúng tởn rồi. Nội trong ngày mai nhất định chúng sẽ rút lui. Phó tướng nên nhân dịp này mà xin thành lập những đội võ trang tự vệ trong cộng đồng người Việt. Người Chân Lạp không có lý do để từ chối nữa đâu! Thôi, chúng tôi xin cáo từ!
Phó tướng có vẻ quyến luyến, hỏi:
. Thế bây giờ quí vị đi đâu?
Tráng sĩ áo đỏ nói:
. Nghi đâu thì đấy là nhà, ngã đâu thì đấy là giường, chúng tôi không có định sở. Tuy thế, tướng quân cứ tin tưởng, nếu bất kỳ lúc nào quân Xiêm trở lại, chúng tôi lại sẽ có mặt trên chiến trường.
Thoắt cái, họ cùng nhảy lên ngựa chạy biến về phía rừng rậm...
Quả như lời tráng sĩ áo đỏ nói, hôm sau khi trời đã sáng tỏ, người ta biết quân Xiêm đã rút cả về bên kia biên giới rồi. Hoàng thân Nặc Bính liền cho sửa chữa lại những đồn lũy bị phá, chỉnh đốn, bổ sung lại quân số đồn trú rồi ca khúc khải hoàn mà ban sư.
Đoàn quân chiến thắng trở về được dân chúng ở kinh thành đón tiếp hoan nghênh nhiệt liệt. Vua Chey ban thưởng cho các tướng sĩ rất hậu.
Riêng hoàng hậu Ngọc Vạn cũng cho vời phó tướng Lê Sáng vào để khen thưởng:
. Ta thành thật khen ngợi phó tướng và binh sĩ đã chiến đấu dũng cảm giành được thắng lợi vẻ vang, làm cho người Xiêm khiếp sợ và người Chân Lạp nể nang. Chiến thắng này đã làm cho hoàng thượng và triều đình Chân Lạp tín nhiệm người Việt ta thêm. Ta sẽ tiếp tục vận động để cộng đồng di dân người Việt thành lập cho kỳ được những toán võ trang tự vệ. Ta cũng sẽ cho báo tiệp và đề nghị lên triều đình Thuận Hóa ghi công cho phó tướng. Việc ban tước lộc cho kẻ có công, việc đền bù giúp đỡ gia đình các tử sĩ đã có triều đình lo, ta chỉ xin tặng riêng phó tướng mươi lượng vàng và năm súc lụa gọi là an ủi sự khó nhọc.
Phó tướng Lê Sáng khiêm tốn thưa:
. Tâu hoàng hậu, thật sự công trạng đó hoàn toàn không phải là của hạ thần. Đấy là công của năm vị tráng sĩ lạ mặt mà tới bây giờ thần cũng chưa biết họ là ai. Hôm ấy, hạ thần được hoàng thân Nặc Bính sai chỉ huy toán quân Việt ra trận đánh nhau với quân Xiêm. Nhưng quân ta quá ít so với quân Xiêm. Dù bọn thần đã chiến đấu hết sức mình vẫn không chống nổi quân Xiêm quá dũng mãnh. Giữa lúc bọn thần đang lâm nguy thì năm tráng sĩ ấy đã xuất hiện kịp thời. Họ chiến đấu giỏi như những thiên thần, đã giúp bọn thần chuyển bại thành thắng. Vậy, xin hoàng hậu giữ những tặng phẩm đó lại đã, đợi bao giờ thần tìm được đám tráng sĩ ấy, thần sẽ dẫn họ vào bái kiến để hoàng hậu ban thưởng.
. Khanh nói năm vị tráng sĩ lạ đã giúp khanh? Họ người như thế nào?
Phó tướng bèn thuật lại hành tung của năm tráng sĩ ấy. Hoàng hậu nghe một cách chăm chú, rồi hỏi:
. Khanh nói tráng sĩ áo đỏ cầm đầu nhóm là một người cao lớn, tuấn tú và có đôi mắt nhung phải không? Cũng lại là chàng ư...?
Hoàng hậu ngưng giây lát rồi dặn:
. Nếu còn có dịp gặp lại họ, khanh hãy tìm mọi cách giữ họ lại cho ta gặp nhé!
. Thần xin tuân lệnh, nhưng thần e khó có dịp gặp lại họ. Trường hợp gặp lại họ, hoàng hậu bảo thần dẫn họ đến bái yết hay làm thế nào?
. Khanh mời họ ở lại, nói cho họ biết ta muốn gặp họ. Sau đó khanh hãy cho người trình lên ta biết, ta sẽ có chỉ thị. Có thể ta sẽ thân hành đến Đại Việt doanh của khanh thăm viếng và ủy lạo binh sĩ luôn thể. Còn bây giờ, khanh cứ việc nhận lấy những tặng phẩm này tùy nghi sử dụng.
. Đa tạ hoàng hậu ban ân!
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2007
Chương 13 (Ngọc Vạn)
CHUONG 13
Trong lúc tại triều đình Chân Lạp xảy ra biến động có tính cách soán nghịch của Nôn San thì ở bên ngoài, các cộng đồng di dân người Việt cũng xảy ra nhiều biến chuyển khác thường.
Trước hết hãy nói đến trường hợp gây cấn của số người Việt đến làm ăn ở xứ Nông Nại. Họ đi đâu cũng bị các sắc dân khác đối xử hờ hững hoặc tẩy chay lộ liễu đã khiến họ chán ngán lắm. Sau đó, họ lại bị người Xiêm ra mặt lấn áp, xâm phạm đến cả sinh mạng họ để giành giựt cả đất đai do họ khai khẩn ra. Quá yếu thế, quá cô đơn, người Việt phải bàn nhau tính chuyện kéo đi nơi khác
...
Nhưng họ chưa định được sẽ đi hướng nào thì một hôm vào lúc nửa đêm bỗng người ta nghe tiếng loa gọi:
“Nghe đây nghe đây, loan báo cho đồng bào Đại Việt biết! Ngày mai đồng bào cứ việc trở lại nương rẫy của mình để canh tác. Từ nay không còn ai quấy phá đe dọa đồng bào nữa, đồng bào chớ sợ hãi! Chúc đồng bào cố gắng làm ăn phát đạt!”.
Tiếng loa được lập đi lập lại nhiều lần và nhiều nơi. Người ta bàn tán xôn xao. Có người đoán đây chỉ là sự trấn an của một số người nào đó để dân mình giữ vững tinh thần thôi. Hôm sau, lúc mặt trời đã lên cao, cũng có vài người Việt làm gan rủ nhau lò dò ra thăm ruộng rẫy. Người ta rất ngạc nhiên: cả vùng đều vắng vẻ êm ả khác thường. Tuyệt nhiên không thấy bóng một tên thổ dân hay một người Xiêm nào thấp thoáng.
Thế là những ngày kế tiếp, người ta kéo nhau ra tay sửa sang lại những nơi bị phá phách, vun quén lại hoa màu. Ban đầu họ không dám tỏa ra xa, chỉ làm quanh quẩn một cụm gần khu nhà cửa của mình. Khi thấy không có gì đáng ngại nữa, người ta dần nới rộng vòng đai. Họ vẫn dè dặt khi trở lại vùng đất cũ do mình khai thác ở quá gần phần đất của thổ dân và của người Xiêm.
Để đề phòng bất trắc, người Việt vẫn vừa làm việc vừa nhìn chừng những hoạt động trên vùng đất bên kia. Họ càng ngạc nhiên thấy cả vùng xa gần vẫn vắng vẻ lạ lùng. Một ngày, hai ngày, năm ngày, mười ngày... Cho đến khi hoa màu thu hoạch được mà người Xiêm lẫn thổ dân vẫn vắng hoe. Nhiều người Việt đâm ra nghi ngờ, càng dè chừng hơn, họ không đoán được bọn người bên kia đang âm mưu gì.
. Không biết tụi Xiêm đi đâu sạch chẳng thấy tên nào làm hùng làm hổ nữa nhỉ?
. Hay là chúng bị bệnh ôn dịch chết hết rồi chăng?
. Kỳ thật, hoa màu tới kỳ thu hoạch chủ đâu lại chẳng ngó ngàng tới như vậy?
. Chim với thú nó phá thế kia thì còn gì?
. Mình có thể sang để mót không nhỉ?
. Thôi, đừng có rớ tới mà mang họa!
Người Việt bên này nhìn sang bên kia mà cứ nóng ruột tiếc cho một vùng hoa màu trông rất ngon mắt đang bị chim, chuột, khỉ lớn khỉ nhỏ tha hồ thao túng...
Đến một hôm kia, người ta thấy có mấy người thổ dân đi mót. Mấy nông dân Đại Việt tò mò nẩy ra ý định chận những người này để hỏi cho rõ sự lạ. Họ đón đầu hai người đàn bà thổ dân và hỏi:
. Hoa màu người ta chưa thu hoạch sao mấy người dám đi mót?
. Dạ thưa, người ta đã bỏ, người ta đi chỗ khác để sống cả rồi.
. Tại sao người ta lại bỏ đi chỗ khác?
. Vì họ sợ thần rừng trừng phạt. Thần rừng báo cho họ biết phần đất này chỉ dành cho người Đại Việt!
. Thần rừng đã làm gì mà người Xiêm sợ đến thế?
. Dạ, thần rừng đã làm người Xiêm thủ lãnh chết thảm và dọa ai còn vương vấn ở đây cũng sẽ bị chết như thế nên người Xiêm phải đi!
. Thế mấy bà có sợ người Việt không?
. Sợ chứ, nhưng chúng tôi chỉ đi mót kiếm ăn chứ đâu có giành giựt, làm hại gì tới người Việt đâu!
Thế là cái tin người Việt được thần rừng che chở giúp đỡ lan ra trong cộng đồng di dân. Được thế, người Việt đua nhau lấn sang cả vùng đất mà thổ dân và người Xiêm vừa mới bỏ đi. Tuyệt nhiên không có một ai phản ứng chống lại. Thế là không bao lâu sau đó, toàn vùng đất trên đều thuộc về tay người Việt. Người Việt càng vững lòng tin tưởng để phát triển chương trình khai hoang canh tác của mình.
Một bộ phận di dân người Việt khác đến sinh sống ở vùng Preykor. Nơi này nhiều chỗ trũng thấp mọc toàn lau sậy nên muỗi mòng quá nhiều. Có lẽ vì sợ bệnh sốt rét nên các sắc dân khác chưa đến sinh sống bao nhiêu. Nhờ thế nên người Việt đến sống ở đây sinh hoạt thoải mái hơn. Sự xung đột va chạm giữa những kẻ đến trước với người Việt không có gì đáng kể. Người Việt ra sức khai quang phát triển cả nông nghiệp lẫn thương nghiệp. Đất đai được khai quang bao nhiêu thì muỗi mòng cũng tự động giảm đi bấy nhiêu. Thấy người Việt đến mỗi ngày mỗi đông và làm ăn cần cù, các sắc dân khác đều tỏ ra nể nang người Việt mà hòa hợp chung sống. Nơi này người Việt hoàn toàn chiếm ưu thế nên sau này quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân đã lựa làm chỗ xin lập trạm thu thuế các cơ sở thương mãi đầu tiên của Đại Việt tại Chân Lạp. Ở đây người ta cũng kháo nhau người Việt làm ăn phát đạt là nhờ có thần rừng giúp đỡ!
Một trường hợp khác, có một nhóm người Việt đi thăm dò đất đai, tình cờ gặp một dòng sông, họ thấy có nhiều thổ dân đang lưới cá. Đứng lại nhìn, họ vô cùng ngạc nhiên thấy cá bắt được quá nhiều. Người ta cứ quăng lưới xuống sông là chốc lát kéo lên được một mẻ cá nặng. Những mẻ cá này đã khiến người xem liên tưởng tới chuyện ma hay chuyện phép mầu. Những người Việt muốn lại gần để xem tận mắt vì họ chưa tin đó là sự thật. Nhưng những thổ dân ra vẻ khó chịu ngăn chận không cho họ lại gần. Đám người Việt phải ra về mà lòng ấm ức không đành...
Hôm sau, đám người Viêt kéo thêm nhiều người nữa trở lại chỗ cũ để quan sát. Họ vẫn thấy thổ dân đang lưới cá và tiếp tục cản trở không cho họ tới gần. Hai bên lại lời qua tiếng lại rồi hầm hè nhau. Cuối cùng đám người Việt vẫn phải hậm hực bỏ về.
Thấy dòng sông này là một nguồn lợi vô biên, những kẻ đã chứng kiến việc kéo lưới đều nổi lòng tham. Khi trở về, người ta cứ kể cho nhau nghe những điều thấy được như kể chuyện thần tiên. Có người tin đó chỉ là hiện tượng ma đánh lừa nên gọi tên sông là dòng sông Cá Ma. Số người khác cố vận động với cộng đồng di dân Việt làm cách nào để chiếm được dòng sông. Thế nhưng chẳng mấy ai dám mạo hiểm tham gia chuyện đó...
Ngờ đâu phép lạ lại đến! Tự nhiên những thổ dân chuyên đánh cá trên dòng sông lắm cá ấy thình lình di chuyển đi đâu mất hết. Họ bỏ lại luôn cả những đất đai đã canh tác sẵn... Thế là người Việt không bỏ lỡ cơ hội, kéo đến chiếm ngự hoàn toàn khu vực.
Nhưng khi người Việt giành được dòng sông thì loại cá hồi thổ dân đánh bắt không còn nữa mà chỉ còn loại cá thông thường như ở các sông khác. Có kẻ cho rằng trước khi đi, thổ dân đã làm tiệt chủng loại cá đặc biệt ấy. Có kẻ lại tin hiện tượng cá ma là không sai. Bất ngờ năm sau, cũng khoảng mùa ấy, người ta thấy loại cá này từ biển lại nườm nượp kéo về nguồn… Từ đó người ta biết được hằng năm, cứ tới một thời kỳ nhất định, loại cá đặc biệt ấy lại từ ngoài biển đổ về thượng nguồn để đẻ. Thân hình chúng giống như cá trích nhưng lớn hơn nhiều. Sau khi đẻ trứng ở thượng nguồn thì chúng chết. Cá con nở xong lại kéo nhau xuôi dòng ra biển để sống. Rồi khi đã lớn, đã tới kỳ sinh đẻ, chúng lại từ biển tìm về nguồn. Đến mỗi kỳ cá về như thế, chúng chen chúc nhau lội ngược chật cả dòng sông. Vào dịp đó, người ta tha hồ đua nhau kéo lưới... Người ta gọi tên chúng là cá cháy hay cá hồi.
Tin đồn người Việt được thần linh che chở, giúp đỡ làm ăn cứ lan ra, lan ra...
Không phải chỉ có người Việt mới đồn đại với nhau điều đó mà cả người Chân Lạp, người Xiêm, người Lào và nhiều sắc dân khác cũng lắm kẻ tin như thế...
Chuyện nhiều kiều dân trên đất Chân Lạp như Xiêm, Lào, Chàm đang khai khẩn đất hoang hoặc đánh cá, buôn bán nhiều nơi đang phát triển tốt đẹp bỗng dưng bỏ hết, rủ nhau kéo về các thành thị làm nhiều người đâm ra thắc mắc. Hỏi ra, người ta đều cho biết là họ bị các giống quỉ thần, ma quái đe dọa, quấy nhiễu quá, ăn ngủ không yên, đành phải bỏ mà đi. Người ta cũng đồn đại các giống quỉ thần ma quái đó lại bênh vực, che chở người Việt hoặc người Việt có bùa chú cao hơn đã yểm trừ được quỉ thần. Nhiều người tin như thế bởi sau khi họ bị quấy nhiễu chịu không nổi phải bỏ đi rồi thì người Việt vẫn thản nhiên ở lại chỗ cũ yên ổn làm ăn. Cũng có người cho rằng ai gây khó khăn hoặc chống lại người Việt đều bị thần linh trừng phạt. Dần dần, nhiều sắc dân khác đã nhìn người Việt với cặp mắt e dè. Người Việt tới đâu họ lặng lẽ nhượng bộ rút lui tới đó. Hiện tượng ấy đã làm cho nhiều quan lại trong triều đình Chân Lạp càng ngờ vực người Việt. Nhưng họ không làm gì được. Chẳng bao lâu sau, trên khắp phần đất Thủy Chân Lạp gần như nơi nào cũng có bóng dáng người Việt...
Trong lúc tại triều đình Chân Lạp xảy ra biến động có tính cách soán nghịch của Nôn San thì ở bên ngoài, các cộng đồng di dân người Việt cũng xảy ra nhiều biến chuyển khác thường.
Trước hết hãy nói đến trường hợp gây cấn của số người Việt đến làm ăn ở xứ Nông Nại. Họ đi đâu cũng bị các sắc dân khác đối xử hờ hững hoặc tẩy chay lộ liễu đã khiến họ chán ngán lắm. Sau đó, họ lại bị người Xiêm ra mặt lấn áp, xâm phạm đến cả sinh mạng họ để giành giựt cả đất đai do họ khai khẩn ra. Quá yếu thế, quá cô đơn, người Việt phải bàn nhau tính chuyện kéo đi nơi khác
...
Nhưng họ chưa định được sẽ đi hướng nào thì một hôm vào lúc nửa đêm bỗng người ta nghe tiếng loa gọi:
“Nghe đây nghe đây, loan báo cho đồng bào Đại Việt biết! Ngày mai đồng bào cứ việc trở lại nương rẫy của mình để canh tác. Từ nay không còn ai quấy phá đe dọa đồng bào nữa, đồng bào chớ sợ hãi! Chúc đồng bào cố gắng làm ăn phát đạt!”.
Tiếng loa được lập đi lập lại nhiều lần và nhiều nơi. Người ta bàn tán xôn xao. Có người đoán đây chỉ là sự trấn an của một số người nào đó để dân mình giữ vững tinh thần thôi. Hôm sau, lúc mặt trời đã lên cao, cũng có vài người Việt làm gan rủ nhau lò dò ra thăm ruộng rẫy. Người ta rất ngạc nhiên: cả vùng đều vắng vẻ êm ả khác thường. Tuyệt nhiên không thấy bóng một tên thổ dân hay một người Xiêm nào thấp thoáng.
Thế là những ngày kế tiếp, người ta kéo nhau ra tay sửa sang lại những nơi bị phá phách, vun quén lại hoa màu. Ban đầu họ không dám tỏa ra xa, chỉ làm quanh quẩn một cụm gần khu nhà cửa của mình. Khi thấy không có gì đáng ngại nữa, người ta dần nới rộng vòng đai. Họ vẫn dè dặt khi trở lại vùng đất cũ do mình khai thác ở quá gần phần đất của thổ dân và của người Xiêm.
Để đề phòng bất trắc, người Việt vẫn vừa làm việc vừa nhìn chừng những hoạt động trên vùng đất bên kia. Họ càng ngạc nhiên thấy cả vùng xa gần vẫn vắng vẻ lạ lùng. Một ngày, hai ngày, năm ngày, mười ngày... Cho đến khi hoa màu thu hoạch được mà người Xiêm lẫn thổ dân vẫn vắng hoe. Nhiều người Việt đâm ra nghi ngờ, càng dè chừng hơn, họ không đoán được bọn người bên kia đang âm mưu gì.
. Không biết tụi Xiêm đi đâu sạch chẳng thấy tên nào làm hùng làm hổ nữa nhỉ?
. Hay là chúng bị bệnh ôn dịch chết hết rồi chăng?
. Kỳ thật, hoa màu tới kỳ thu hoạch chủ đâu lại chẳng ngó ngàng tới như vậy?
. Chim với thú nó phá thế kia thì còn gì?
. Mình có thể sang để mót không nhỉ?
. Thôi, đừng có rớ tới mà mang họa!
Người Việt bên này nhìn sang bên kia mà cứ nóng ruột tiếc cho một vùng hoa màu trông rất ngon mắt đang bị chim, chuột, khỉ lớn khỉ nhỏ tha hồ thao túng...
Đến một hôm kia, người ta thấy có mấy người thổ dân đi mót. Mấy nông dân Đại Việt tò mò nẩy ra ý định chận những người này để hỏi cho rõ sự lạ. Họ đón đầu hai người đàn bà thổ dân và hỏi:
. Hoa màu người ta chưa thu hoạch sao mấy người dám đi mót?
. Dạ thưa, người ta đã bỏ, người ta đi chỗ khác để sống cả rồi.
. Tại sao người ta lại bỏ đi chỗ khác?
. Vì họ sợ thần rừng trừng phạt. Thần rừng báo cho họ biết phần đất này chỉ dành cho người Đại Việt!
. Thần rừng đã làm gì mà người Xiêm sợ đến thế?
. Dạ, thần rừng đã làm người Xiêm thủ lãnh chết thảm và dọa ai còn vương vấn ở đây cũng sẽ bị chết như thế nên người Xiêm phải đi!
. Thế mấy bà có sợ người Việt không?
. Sợ chứ, nhưng chúng tôi chỉ đi mót kiếm ăn chứ đâu có giành giựt, làm hại gì tới người Việt đâu!
Thế là cái tin người Việt được thần rừng che chở giúp đỡ lan ra trong cộng đồng di dân. Được thế, người Việt đua nhau lấn sang cả vùng đất mà thổ dân và người Xiêm vừa mới bỏ đi. Tuyệt nhiên không có một ai phản ứng chống lại. Thế là không bao lâu sau đó, toàn vùng đất trên đều thuộc về tay người Việt. Người Việt càng vững lòng tin tưởng để phát triển chương trình khai hoang canh tác của mình.
Một bộ phận di dân người Việt khác đến sinh sống ở vùng Preykor. Nơi này nhiều chỗ trũng thấp mọc toàn lau sậy nên muỗi mòng quá nhiều. Có lẽ vì sợ bệnh sốt rét nên các sắc dân khác chưa đến sinh sống bao nhiêu. Nhờ thế nên người Việt đến sống ở đây sinh hoạt thoải mái hơn. Sự xung đột va chạm giữa những kẻ đến trước với người Việt không có gì đáng kể. Người Việt ra sức khai quang phát triển cả nông nghiệp lẫn thương nghiệp. Đất đai được khai quang bao nhiêu thì muỗi mòng cũng tự động giảm đi bấy nhiêu. Thấy người Việt đến mỗi ngày mỗi đông và làm ăn cần cù, các sắc dân khác đều tỏ ra nể nang người Việt mà hòa hợp chung sống. Nơi này người Việt hoàn toàn chiếm ưu thế nên sau này quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân đã lựa làm chỗ xin lập trạm thu thuế các cơ sở thương mãi đầu tiên của Đại Việt tại Chân Lạp. Ở đây người ta cũng kháo nhau người Việt làm ăn phát đạt là nhờ có thần rừng giúp đỡ!
Một trường hợp khác, có một nhóm người Việt đi thăm dò đất đai, tình cờ gặp một dòng sông, họ thấy có nhiều thổ dân đang lưới cá. Đứng lại nhìn, họ vô cùng ngạc nhiên thấy cá bắt được quá nhiều. Người ta cứ quăng lưới xuống sông là chốc lát kéo lên được một mẻ cá nặng. Những mẻ cá này đã khiến người xem liên tưởng tới chuyện ma hay chuyện phép mầu. Những người Việt muốn lại gần để xem tận mắt vì họ chưa tin đó là sự thật. Nhưng những thổ dân ra vẻ khó chịu ngăn chận không cho họ lại gần. Đám người Việt phải ra về mà lòng ấm ức không đành...
Hôm sau, đám người Viêt kéo thêm nhiều người nữa trở lại chỗ cũ để quan sát. Họ vẫn thấy thổ dân đang lưới cá và tiếp tục cản trở không cho họ tới gần. Hai bên lại lời qua tiếng lại rồi hầm hè nhau. Cuối cùng đám người Việt vẫn phải hậm hực bỏ về.
Thấy dòng sông này là một nguồn lợi vô biên, những kẻ đã chứng kiến việc kéo lưới đều nổi lòng tham. Khi trở về, người ta cứ kể cho nhau nghe những điều thấy được như kể chuyện thần tiên. Có người tin đó chỉ là hiện tượng ma đánh lừa nên gọi tên sông là dòng sông Cá Ma. Số người khác cố vận động với cộng đồng di dân Việt làm cách nào để chiếm được dòng sông. Thế nhưng chẳng mấy ai dám mạo hiểm tham gia chuyện đó...
Ngờ đâu phép lạ lại đến! Tự nhiên những thổ dân chuyên đánh cá trên dòng sông lắm cá ấy thình lình di chuyển đi đâu mất hết. Họ bỏ lại luôn cả những đất đai đã canh tác sẵn... Thế là người Việt không bỏ lỡ cơ hội, kéo đến chiếm ngự hoàn toàn khu vực.
Nhưng khi người Việt giành được dòng sông thì loại cá hồi thổ dân đánh bắt không còn nữa mà chỉ còn loại cá thông thường như ở các sông khác. Có kẻ cho rằng trước khi đi, thổ dân đã làm tiệt chủng loại cá đặc biệt ấy. Có kẻ lại tin hiện tượng cá ma là không sai. Bất ngờ năm sau, cũng khoảng mùa ấy, người ta thấy loại cá này từ biển lại nườm nượp kéo về nguồn… Từ đó người ta biết được hằng năm, cứ tới một thời kỳ nhất định, loại cá đặc biệt ấy lại từ ngoài biển đổ về thượng nguồn để đẻ. Thân hình chúng giống như cá trích nhưng lớn hơn nhiều. Sau khi đẻ trứng ở thượng nguồn thì chúng chết. Cá con nở xong lại kéo nhau xuôi dòng ra biển để sống. Rồi khi đã lớn, đã tới kỳ sinh đẻ, chúng lại từ biển tìm về nguồn. Đến mỗi kỳ cá về như thế, chúng chen chúc nhau lội ngược chật cả dòng sông. Vào dịp đó, người ta tha hồ đua nhau kéo lưới... Người ta gọi tên chúng là cá cháy hay cá hồi.
Tin đồn người Việt được thần linh che chở, giúp đỡ làm ăn cứ lan ra, lan ra...
Không phải chỉ có người Việt mới đồn đại với nhau điều đó mà cả người Chân Lạp, người Xiêm, người Lào và nhiều sắc dân khác cũng lắm kẻ tin như thế...
Chuyện nhiều kiều dân trên đất Chân Lạp như Xiêm, Lào, Chàm đang khai khẩn đất hoang hoặc đánh cá, buôn bán nhiều nơi đang phát triển tốt đẹp bỗng dưng bỏ hết, rủ nhau kéo về các thành thị làm nhiều người đâm ra thắc mắc. Hỏi ra, người ta đều cho biết là họ bị các giống quỉ thần, ma quái đe dọa, quấy nhiễu quá, ăn ngủ không yên, đành phải bỏ mà đi. Người ta cũng đồn đại các giống quỉ thần ma quái đó lại bênh vực, che chở người Việt hoặc người Việt có bùa chú cao hơn đã yểm trừ được quỉ thần. Nhiều người tin như thế bởi sau khi họ bị quấy nhiễu chịu không nổi phải bỏ đi rồi thì người Việt vẫn thản nhiên ở lại chỗ cũ yên ổn làm ăn. Cũng có người cho rằng ai gây khó khăn hoặc chống lại người Việt đều bị thần linh trừng phạt. Dần dần, nhiều sắc dân khác đã nhìn người Việt với cặp mắt e dè. Người Việt tới đâu họ lặng lẽ nhượng bộ rút lui tới đó. Hiện tượng ấy đã làm cho nhiều quan lại trong triều đình Chân Lạp càng ngờ vực người Việt. Nhưng họ không làm gì được. Chẳng bao lâu sau, trên khắp phần đất Thủy Chân Lạp gần như nơi nào cũng có bóng dáng người Việt...
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2007
Chương 12 (Ngọc Vạn)
CHUONG 12
Hoàng hậu Pha Luông vốn là một công chúa nước Lào, được gả cho vua Chey từ khi ngài còn là hoàng tử. Khi mới về Chân Lạp, bà tỏ ra hiền thục, ăn ở rất được lòng chồng. Nhưng từ khi sinh được hoàng tử Chan, hoàng hậu Pha Luông nẩy sinh lòng ích kỷ, kiêu mạn. Bà không muốn chồng mình san sẻ tình yêu với các phi tần khác. Việc này đã làm cho nhiều người không ưa bà. Đêm nào vì lý do gì mà vua không đến với bà được, bà đều vặn hỏi căn do, giận lẫy đủ điều. Những việc đó làm cho nhà vua phiền nản lắm.
Khi vua Chey sắp rước công nữ Ngọc Vạn về, hoàng hậu Pha Luông đã lộ vẻ bất mãn ra mặt. Tới khi tận mắt thấy sắc diện của nàng công nữ Đại Việt này, Pha Luông càng đâm ra sợ hãi. Bà cảm thấy địa vị mình có thể bị lung lay nên càng trở nên khó tánh. Bà rất giận dỗi khi thấy vua Chey và Ngọc Vạn gần gũi nhau. Cái khuyết điểm về tánh khí nông nổi, hời hợt dễ lộ ra ngoài của bà đã làm cho vua Chey càng khó chịu, khiến ngài ngày càng dễ xa cách bà thêm.
Đại thần Nôn San biết chuyện đó, đã tìm cách lôi kéo vị hoàng hậu này về phe mình. Thấy có kẻ ủng hộ mình, hoàng hậu Pha Luông không cần dè dặt, nóng nảy nói tuốt ra những ấm ức trong lòng. Bà thề quyết không đội trời chung với hoàng hậu Ngọc Vạn. Bà cũng đe dọa khi con bà lên ngôi hoàng đế, bà sẽ cho hoàng hậu Ngọc Vạn biết tay. Khi phe Nôn San hành động bị thất bại, những lời bà nói đều bị người ta khai ra hết. Việc ấy làm cho vua Chey giận bà lắm. Hoàng hậu Pha Luông cũng biết thế nên bà rất hồi hộp để chờ đợi sự khiển trách, trừng phạt. Nhưng không hiểu sao nhà vua tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện đó. Dù thế, hoàng hậu Pha Luông cũng không sao dứt được nỗi hoang mang. Tất nhiên, bà cũng không tránh khỏi phập phồng lo sợ cho thái tử Chan.
Nỗi hoang mang lo sợ của hoàng hậu Pha Luông mỗi ngày mỗi lớn. Nào mưu đồ bất chánh của Nôn San đổ bể gây tai tiếng cho bà! Nào việc nhà vua không còn đối xử mặn nồng với bà! Nhất là việc hoàng hậu Ngọc Vạn sắp đến ngày sinh đẻ! Hoàng hậu Pha Luông càng sợ, càng thất vọng, càng sinh ra quẩn trí...
Sáng kia, một nàng thị nữ bưng nước rửa mặt vào cho bà thì thấy bà dáng vẻ bơ phờ, có lẽ do mất ngủ. Bà ngồi một mình, đang nói lẩm bẩm gì đó. Nàng thị nữ tưởng bà nói với mình, vội thưa:
. Bẩm hoàng hậu bảo gì ạ?
Hoàng hậu nhìn quanh với cặp mắt đờ đẫn, nói:
. Nó phải sinh ra con gái! Nó phải sinh ra con gái!
Nàng thị nữ không hiểu gì ngạc nhiên thưa lại:
. Bẩm, hoàng hậu nói ai ạ?
Hoàng hậu bỗng nổi giận hất tung thau nước, nạt lớn:
. Cút đi cho khuất mắt tao!
Nàng thị nữ hoảng sợ bước ra ngoài.
Từ đó, các thị nữ lâu lâu lại nghe hoàng hậu Pha Luông nói lảm nhảm một mình, lui tới cũng chỉ một câu: “Nó phải sinh ra con gái!”.
Năm Nhâm Tuất, hoàng hậu Ngọc Vạn sinh ra được một hoàng nam rất khôi ngô. Vua Chey mừng lắm, đặt tên cho hoàng tử là To. Hình như những lo âu vướng vít trong ngài lâu nay giờ đã thật sự tan biến hết, nhà vua cảm thấy mình hạnh phúc vô ngần. Ngoài hạnh phúc gia đình, vua Chey còn coi đây như là một thắng lợi ngoại giao: Con trai của ngài cũng là máu thịt của chúa Thuận Hóa. Ngài tin tưởng rằng từ đây nếu Chân Lạp gặp nguy biến, người Việt chắc chắn sẽ hỗ trợ cho ngài mạnh mẽ hơn, sốt sắng hơn! Vua Chey cho tổ chức ăn mừng cả nước và sai sứ sang báo hỉ với triều đình Thuận Hóa.
Khi hoàng hậu Pha Luông nghe được tin này, bà nổi giận đùng đùng hét lên:
. Ta phải giết nó! Ta phải giết nó!
Rồi bà đập phá lung tung. Đập phá chán bà lại kêu gào, khóc lóc thảm thiết làm bọn thị nữ phải lo bấn lên. Nhưng vua Chey cứ làm lơ, không hỏi han đến.
Thế rồi chứng nói nhảm của hoàng hậu Pha Luông mỗi ngày mỗi tăng. Nhiều lúc bà nói xúc phạm tới cả vua Chey nữa. Vua Chey được tin ấy bảo:
. Người mẹ đã như thế thì người con không thể nào làm thái tử được!
Thế là nhà vua xuống chiếu truất ngôi thái tử Chan.
Vua Chey không ngờ với việc làm ấy, ngài đã gây một hậu quả nghiêm trọng. Hoàng hậu Pha Luông càng nổi chứng bất thường dữ dội khi nghe tin con mình bị truất ngôi thái tử. Vào một buổi sáng sớm, mấy thị nữ bỗng phát giác ra vị hoàng hậu của mình đã chết cứng trên giường ngủ.
Các quan ngự y được lệnh vua khám nghiệm tử thi người xấu số kết luận rằng Hữu hoàng hậu qua đời vì bị trúng phong.
Ngược lại, có nguồn dư luận bên ngoài lại cho là bà đã tự tử bằng thuốc độc. Cũng có nguồn tin khác cho rằng bà đã bị đầu độc, nhưng người ta không đưa ra nghi vấn ai là thủ phạm. Vua Chey cũng tuyệt nhiên không đưa ra ý kiến nào. Ngài chỉ ra lệnh cho triều đình làm lễ hỏa táng hoàng hậu Pha Luông đúng theo nghi thức, thủ tục dành cho một vị hoàng hậu.
Sau đó, vua Chey lại cử một vị đại thần lo việc chăm sóc, dạy dỗ cho hoàng tử Chan.
Phần đông thiên hạ cho rằng cái tính cả ghen, ích kỷ của hoàng hậu Pha Luông đã dẫn bà đến chỗ tự hại chính mình.
Cũng từ đó, dưới triều vua Chey chỉ còn một mình bà Ngọc Vạn giữ ngôi vị hoàng hậu.
Hoàng hậu Pha Luông vốn là một công chúa nước Lào, được gả cho vua Chey từ khi ngài còn là hoàng tử. Khi mới về Chân Lạp, bà tỏ ra hiền thục, ăn ở rất được lòng chồng. Nhưng từ khi sinh được hoàng tử Chan, hoàng hậu Pha Luông nẩy sinh lòng ích kỷ, kiêu mạn. Bà không muốn chồng mình san sẻ tình yêu với các phi tần khác. Việc này đã làm cho nhiều người không ưa bà. Đêm nào vì lý do gì mà vua không đến với bà được, bà đều vặn hỏi căn do, giận lẫy đủ điều. Những việc đó làm cho nhà vua phiền nản lắm.
Khi vua Chey sắp rước công nữ Ngọc Vạn về, hoàng hậu Pha Luông đã lộ vẻ bất mãn ra mặt. Tới khi tận mắt thấy sắc diện của nàng công nữ Đại Việt này, Pha Luông càng đâm ra sợ hãi. Bà cảm thấy địa vị mình có thể bị lung lay nên càng trở nên khó tánh. Bà rất giận dỗi khi thấy vua Chey và Ngọc Vạn gần gũi nhau. Cái khuyết điểm về tánh khí nông nổi, hời hợt dễ lộ ra ngoài của bà đã làm cho vua Chey càng khó chịu, khiến ngài ngày càng dễ xa cách bà thêm.
Đại thần Nôn San biết chuyện đó, đã tìm cách lôi kéo vị hoàng hậu này về phe mình. Thấy có kẻ ủng hộ mình, hoàng hậu Pha Luông không cần dè dặt, nóng nảy nói tuốt ra những ấm ức trong lòng. Bà thề quyết không đội trời chung với hoàng hậu Ngọc Vạn. Bà cũng đe dọa khi con bà lên ngôi hoàng đế, bà sẽ cho hoàng hậu Ngọc Vạn biết tay. Khi phe Nôn San hành động bị thất bại, những lời bà nói đều bị người ta khai ra hết. Việc ấy làm cho vua Chey giận bà lắm. Hoàng hậu Pha Luông cũng biết thế nên bà rất hồi hộp để chờ đợi sự khiển trách, trừng phạt. Nhưng không hiểu sao nhà vua tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện đó. Dù thế, hoàng hậu Pha Luông cũng không sao dứt được nỗi hoang mang. Tất nhiên, bà cũng không tránh khỏi phập phồng lo sợ cho thái tử Chan.
Nỗi hoang mang lo sợ của hoàng hậu Pha Luông mỗi ngày mỗi lớn. Nào mưu đồ bất chánh của Nôn San đổ bể gây tai tiếng cho bà! Nào việc nhà vua không còn đối xử mặn nồng với bà! Nhất là việc hoàng hậu Ngọc Vạn sắp đến ngày sinh đẻ! Hoàng hậu Pha Luông càng sợ, càng thất vọng, càng sinh ra quẩn trí...
Sáng kia, một nàng thị nữ bưng nước rửa mặt vào cho bà thì thấy bà dáng vẻ bơ phờ, có lẽ do mất ngủ. Bà ngồi một mình, đang nói lẩm bẩm gì đó. Nàng thị nữ tưởng bà nói với mình, vội thưa:
. Bẩm hoàng hậu bảo gì ạ?
Hoàng hậu nhìn quanh với cặp mắt đờ đẫn, nói:
. Nó phải sinh ra con gái! Nó phải sinh ra con gái!
Nàng thị nữ không hiểu gì ngạc nhiên thưa lại:
. Bẩm, hoàng hậu nói ai ạ?
Hoàng hậu bỗng nổi giận hất tung thau nước, nạt lớn:
. Cút đi cho khuất mắt tao!
Nàng thị nữ hoảng sợ bước ra ngoài.
Từ đó, các thị nữ lâu lâu lại nghe hoàng hậu Pha Luông nói lảm nhảm một mình, lui tới cũng chỉ một câu: “Nó phải sinh ra con gái!”.
Năm Nhâm Tuất, hoàng hậu Ngọc Vạn sinh ra được một hoàng nam rất khôi ngô. Vua Chey mừng lắm, đặt tên cho hoàng tử là To. Hình như những lo âu vướng vít trong ngài lâu nay giờ đã thật sự tan biến hết, nhà vua cảm thấy mình hạnh phúc vô ngần. Ngoài hạnh phúc gia đình, vua Chey còn coi đây như là một thắng lợi ngoại giao: Con trai của ngài cũng là máu thịt của chúa Thuận Hóa. Ngài tin tưởng rằng từ đây nếu Chân Lạp gặp nguy biến, người Việt chắc chắn sẽ hỗ trợ cho ngài mạnh mẽ hơn, sốt sắng hơn! Vua Chey cho tổ chức ăn mừng cả nước và sai sứ sang báo hỉ với triều đình Thuận Hóa.
Khi hoàng hậu Pha Luông nghe được tin này, bà nổi giận đùng đùng hét lên:
. Ta phải giết nó! Ta phải giết nó!
Rồi bà đập phá lung tung. Đập phá chán bà lại kêu gào, khóc lóc thảm thiết làm bọn thị nữ phải lo bấn lên. Nhưng vua Chey cứ làm lơ, không hỏi han đến.
Thế rồi chứng nói nhảm của hoàng hậu Pha Luông mỗi ngày mỗi tăng. Nhiều lúc bà nói xúc phạm tới cả vua Chey nữa. Vua Chey được tin ấy bảo:
. Người mẹ đã như thế thì người con không thể nào làm thái tử được!
Thế là nhà vua xuống chiếu truất ngôi thái tử Chan.
Vua Chey không ngờ với việc làm ấy, ngài đã gây một hậu quả nghiêm trọng. Hoàng hậu Pha Luông càng nổi chứng bất thường dữ dội khi nghe tin con mình bị truất ngôi thái tử. Vào một buổi sáng sớm, mấy thị nữ bỗng phát giác ra vị hoàng hậu của mình đã chết cứng trên giường ngủ.
Các quan ngự y được lệnh vua khám nghiệm tử thi người xấu số kết luận rằng Hữu hoàng hậu qua đời vì bị trúng phong.
Ngược lại, có nguồn dư luận bên ngoài lại cho là bà đã tự tử bằng thuốc độc. Cũng có nguồn tin khác cho rằng bà đã bị đầu độc, nhưng người ta không đưa ra nghi vấn ai là thủ phạm. Vua Chey cũng tuyệt nhiên không đưa ra ý kiến nào. Ngài chỉ ra lệnh cho triều đình làm lễ hỏa táng hoàng hậu Pha Luông đúng theo nghi thức, thủ tục dành cho một vị hoàng hậu.
Sau đó, vua Chey lại cử một vị đại thần lo việc chăm sóc, dạy dỗ cho hoàng tử Chan.
Phần đông thiên hạ cho rằng cái tính cả ghen, ích kỷ của hoàng hậu Pha Luông đã dẫn bà đến chỗ tự hại chính mình.
Cũng từ đó, dưới triều vua Chey chỉ còn một mình bà Ngọc Vạn giữ ngôi vị hoàng hậu.
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2007
Chương 11 (Ngọc Vạn)
Sau khi thoát cơn nguy biến, hoàng hậu Ngọc Vạn trở về cung với một khối tâm tư rối bời. Bà đâu có ngờ mình lại gặp người xưa trong một tình huống đặc biệt như thế! Ta lại mang thêm của chàng một món nợ lớn nữa: nợ sinh mạng, nợ danh dự! Nếu không có chàng xuất hiện kịp thời, thân phận ta sẽ đi về đâu? Đối với một lũ người trong đầu óc chất chứa tham vọng và hận thù, khi đã nắm được sinh mạng ta trong tay, ai đoán được họ sẽ hành động ra sao? Mà tại sao chàng lại có mặt ở đây để cứu ta? Và tại sao một kẻ thư sinh lại trở thành một kẻ võ nghệ cao cường đến thế? Phải chăng vì tình yêu của chàng đối với ta? Tại sao chàng lại xuất hiện đúng lúc như thế? Phải chăng lâu nay chàng vẫn âm thầm theo dõi ta? Ôi tình yêu! Tình yêu của chàng to lớn đến thế sao? Một mối tình lớn như thế mà ta đành để lỡ làng, thật cũng đáng tiếc hận! Chỉ vì lo phục vụ quyền lợi tổ quốc, ta đã hi sinh cả tình yêu đôi lứa, cả tuổi trẻ!
Trải qua một thời gian, hoàng hậu Ngọc Vạn đã thi hành nhiệm vụ do cha mình giao phó khá suông sẻ. Bà đã vận động đưa được hàng ngàn dân Đại Việt sang Chân Lạp làm ăn, trước là giải quyết được nạn nhân mãn cho đất nước, sau là tạo nền tảng đâm rễ mọc cành cho dân mình trên đất người. Bà đã gieo được sự tin tưởng vào lòng vị vua Chân Lạp khi nhìn về triều đình Thuận Hóa... Hiện tại, bà đang nuôi dưỡng giọt máu của vua Chey mỗi ngày mỗi lớn trong người bà. Nhưng những thành công thực tế đó bây giờ không còn làm cho bà háo hức sung sướng như thuở còn nuôi mộng ước xa xưa. Bà biết bà có tài đóng kịch, có tài chinh phục, nhưng cái tài đó đã dồn đẩy bà vào một cái thế cô đơn tuyệt đối...
Ngọc Vạn nhớ lại vụ vua Chey đến thăm bà hôm kia, khi hai người đang ngồi nói chuyện thì bỗng bà khẽ thót người nhăn mặt một cái, vua âu yếm hỏi:
. Thai quậy à? Hậu thấy bây giờ nó ra sao?
Hoàng hậu nở một nụ cười vừa hãnh diện sung sướng vừa e thẹn, một nụ cười rất hiếm thấy ở bà, bà thưa:
. Vài lần nó làm thiếp đau nhói lên. Nó đang đạp chọi đấy bệ hạ ơi!
Bà cầm tay nhà vua đặt lên bụng mình. Vua Chey sung sướng cố lắng người để cảm nhận những sự động đậy ngọ ngọe thật dễ thương của thai nhi. Rồi ngài nghiêng người áp tai vào bụng hoàng hậu để nghe ngóng một chập với nét mặt hân hoan tươi cười như một đứa bé được cho quà. Sau đó ngài xoa nhẹ bụng hoàng hậu mà nói:
. Con yêu quí, cha đang trông ngóng ngày con chào đời lắm đó! Vì con, cha sẽ cố gắng làm mọi cách để ổn định tình hình, để tăng cường sức mạnh cho đất nước. Cha mong rằng, khi con lớn và được phong vương tước, con sẽ không còn gặp những khốn đốn, những nhục nhã như cha bây giờ! Vị đại vương anh hùng tương lai của cha ơi, muôn dân sẽ hoan hô con vang dậy: “ Đại vương muôn tuổi, muôn muôn tuổi!”
Nói xong, nhà vua cười khặc khặc sung sướng. Nghe tiếng cười và lời vua Chey nói, Ngọc Vạn bỗng cảm thấy đau nhói cả lòng.
Thường khi, mỗi cái trở mình, mỗi cái co duỗi của đứa bé trong bụng bà đều nhận biết rất rõ ràng. Vài lúc nó làm cho bà thấy đau thót lên nhưng lúc ấy bà lại tìm được sự thích thú, nỗi vui mừng trong những cơn đau đó. Từ khi thai nghén cho đến giờ, mỗi lần nghĩ đến đứa con tương lai, hoàng hậu đều thấy lòng rưng rưng sung sướng. Hoàng tử sẽ đẹp đẽ, hiền ngoan, thông minh và nhân ái, xứng đáng là một mẫu người lý tưởng. Nhưng hoàng hậu chưa hề nghĩ đến ngày vị hoàng tử con mình sẽ được phong vương tước hay làm hoàng đế bao giờ.
“Nếu con ta được phong vương tước, ta sẽ được gì? Mất gì? Hiện tại trên danh nghĩa, Pha Luông cũng như ta đều là hoàng hậu. Pha Luông được ưu thế có một con trai đã được phong thái tử, nhưng ta lại được ưu thế trẻ và đẹp hơn. Vua Chey còn đó thì sự cân bằng vẫn còn đó. Pha Luông là quốc mẫu thì ta cũng là quốc mẫu.”
“Nhưng sẽ có một ngày – ngày thái tử Chan lên ngôi hoàng đế, lúc ấy địa vị ta còn vững chắc không? Khi đó Pha Luông mới chính là thái hậu quốc mẫu, còn ta bất quá chỉ còn là mẹ một vị thân vương! Liệu ta còn cơ hội để tiếp tục thực hiện những ước nguyện đối với tổ quốc Đại Việt nữa không?”
“Mẹ của một vị thân vương ư? Đó chỉ là đầu mối của bao nhiêu nguy hiểm đối với bản thân ta thôi! Pha Luông sẽ đối xử với ta như thế nào? Ta nghĩ rằng Pha Luông khó mà để cho ta sống yên được! Gặp trường hợp ta, ta cũng sẽ xử sự như thế thôi. Và địa vị con ta cũng sẽ lâm vào thế bấp bênh nguy hiểm! Kinh nghiệm qua chuyện ông Trịnh Kiểm và ông Nguyễn Uông đâu đã xa gì, lẽ nào ta lại không biết? Vậy bây giờ ta phải làm thế nào?”
Trong chốc lát, vẻ tươi cười trên khuôn mặt hoàng hậu Ngọc Vạn đã biến hết, chỉ còn lại vẻ buồn muôn thuở, bà nói với vua Chey:
. Bệ hạ muốn cho hài nhi thành một vị anh hùng được dân chúng ngưỡng mộ ư? Thiếp không mong thế, thiếp chỉ mong nó sẽ là một kẻ kém cỏi tầm thường thôi!
Vua Chey tròn mắt ngạc nhiên:
. Sao hậu lại nghĩ nghịch đời dữ vậy? Con ta phải là một vị anh hùng mới được chứ!
. Tâu bệ hạ, không phải thiếp nghĩ nghịch đời đâu! Chắc bệ hạ cũng biết, xưa nay anh hùng vẫn khó dung thứ anh hùng! Thái tử Chan mà lên ngôi rồi, nếu con thiếp là một kẻ đần độn thì may ra còn được dung thứ, chứ nếu con thiếp cũng là bậc anh hùng thì làm sao nó sống nổi? Người Lào vốn không ưa người Việt, Hữu hoàng hậu há lại chịu để thiếp sống yên sao? Mai kia khi bệ hạ trăm tuổi rồi liệu mẹ con thiếp giữ mình được chăng?
Vua Chey giật mình, ngài lộ vẻ băn khoăn suy nghĩ chốc lát rồi nói:
. Làm sao có thể như thế được? Trẫm sẽ lo trước mọi điều, hậu cứ yên chí...
Hoàng hậu Ngọc Vạn nói như nhắc nhở:
. Mỗi người đều có số, thật ra thiếp có lo sợ gì cho mình đâu! Thiếp chỉ sợ vị tân vương có thể không khéo léo làm mất lòng Đại Việt mà thôi! Đại Việt mà không hậu thuẫn cho Chân Lạp thì nước Xiêm sẽ lộng hành. Khi ấy Chân Lạp có thể lâm nguy, bao nhiêu tâm huyết gây dựng lâu nay của bệ hạ biết đâu thoáng chốc trở thành số tro bụi? Bấy giờ thì ngay cả nước Lào cũng khó mà giữ được độc lập!
Lời nói của hoàng hậu Ngọc Vạn đã làm cho vua Chey bối rối. Ôi thôi, ta đã vội vã tính sai nước cờ mất rồi! Cũng chỉ vì muốn làm vừa lòng Pha Luông mà ta đã lập Chan làm thái tử! Sao ta không chờ xem hoàng hậu Ngọc Vạn sinh con trai hay con gái đã!
Trong hoàn cảnh nước Chân Lạp hiện tại, ta cần một người con lai giống Việt kế vị hơn một người con lai giống Lào! Ta rất cần sự hậu thuẫn của Đại Việt! Điều đó không phải do lòng tư vị mà vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, của tổ quốc Chân Lạp! Nghĩ thế rồi vua Chey nói với hoàng hậu Ngọc Vạn:
. Tuy ta đã lập Chan làm thái tử nhưng đạo trời vẫn thường biến cải. Biết chừng đâu hài nhi trong bụng hậu lại không trở thành một vị vua anh hùng của Chân Lạp?
Hoàng hậu Ngọc Vạn trố mắt nhìn nhà vua. Vua Chey hiểu ý, khẳng định:
. Trẫm chưa dứt khoát chọn Chan làm người kế vị đâu! Chẳng qua là lúc bấy giờ ta chưa có đứa con trai nào khác nữa để lựa chọn thôi. Nếu ái hậu sinh được cho ta một hoàng tử thì mọi chuyện còn có thể đổi thay!
Hoàng hậu Ngọc Vạn nghe vua Chey nói như thế thì biết rằng mình đã thắng một bước. Nhưng lời ước ngụ ý về hoài bão của vua Chey ấy cũng vô tình trở thành một cú đánh động vào lòng bà: mâu thuẫn giữa quyền lợi tổ quốc và tình mẫu tử nẩy sinh! Ta đang mong chờ được một đứa bé bụ bẫm kháu khỉnh để thương yêu, để cưng chiều ư? Tất nhiên! Rồi có một ngày nào đó nó trở nên một hoàng tử tài hoa xuất chúng mà ai cũng mến mộ? Cũng tất nhiên! Nhưng khi nó thành một vị vua anh hùng thì sao? Tổ quốc Đại Việt của ta đâu có mong chờ như thế? Nó là đứa con do ta sinh ra, để yêu thương, ta cầu mong cho nó được sung sướng, được nên người... thế nhưng nếu nó thật sự thành vị vua anh hùng thì bước đường Nam Tiến của Đại Việt ta sẽ ra thế nào? Cái lối mòn ta dày công mở mang từ trước tới lúc đó liệu có tồn tại được không? Chính con ta sẽ trở thành kẻ cản đường, trở thành người thù của ta ư? Hay ta lại vì con mà trở thành người cản trở bước tiến của dân tộc ta, phản lại nguyện vọng của ông cha ta? Hoặc có khi nào vì bức thế, ta phải ra tay bóp chết hoặc dìm xuống chỗ đau khổ cùng cực cái kẻ mà ta banh da bét thịt để sinh ra và đùm bọc yêu thương vô bờ bến ấy? Túc trái tiền khiên chăng? Làm sao để thoát khỏi cảnh này? Nghĩ đến đó, hoàng hậu bị xúc động mãnh liệt. Bỗng nhiên bà toát mồ hôi lạnh ướt cả trán, sắc mặt tái xanh, người bà run lên... Vua Chey hoảng hốt đưa tay giữ cho hoàng hậu khỏi ngã.
. Trời ơi, hậu làm sao thế?
. Không sao, thiếp chỉ khó chịu một chút thôi!
Vua Chey liền gọi các cung nữ vào săn sóc cho hoàng hậu. Đợi đến khi thấy bà hoàn toàn trở lại bình thường vua mới cáo từ về cung của ngài. Vua vừa đi khỏi, hoàng hậu lại ôm trán nằm vật xuống giường:
. Tội lỗi, tội lỗi! – Hoàng hậu lẩm nhẩm một mình.
Lâu nay bà âu yếm với chồng, săn sóc chăm chút chồng hàng ngày, nhưng bà đâu có chút chân tình nào trong những hành động ấy? Chỉ toàn là những hành động có tính cách công thức, máy móc nếu không nói là giả dối để qua mặt! Bà nhận biết cảm giác và ý nghĩ thật của bà những khi gần gũi chồng. Ta chỉ săn sóc, vuốt ve chồng như đối với một bảo vật, một thứ đồ cổ giá trị thôi ư? Những mâu thuẫn giữa ân tình con người và quyền lợi tổ quốc đã dằn xé nhau dữ dội trong người Ngọc Vạn. Chồng bà là một vị vua tốt, hết lòng lo cho nước cho dân. Ông cũng hết lòng tin tưởng bà, hết lòng yêu thương bà. Thế mà bà rắp tâm làm kẻ lừa dối, phản bội! Một người chồng như thế xứng đáng để bà trân quí yêu thương hết mình lắm chứ! Nhưng quyền lợi tổ quốc, dân tộc đã đốt cháy rụi những chồi mầm yêu thương chân tình của bà đối với người chồng đáng thương đáng kính ấy. Nghĩ tới điều đó, hoàng hậu cảm thấy đau đớn thấm thía. Nỗi đau đó, bà đâu có thể giãi tỏ với ai được! Những thứ tình cảm ấy cứ uẩn ức dồn nén mỗi ngày một chút, làm cho bà càng thấy như trái tim mình muốn tóe máu: “Có thể có một ngày nào đó ta sẽ điên mất thôi!” Không phải bà lo sợ vớ vẩn, mà lo sợ rất thật tình.
Giờ bà chỉ mong chuộc lỗi bằng cách nhủ lòng cố gắng phụng sự chồng trọn đời một cách đúng mức. Bà mong cho người chồng đáng thương ấy khỏi thấy được những thiệt thòi do sai lầm của ông gây ra cho dân tộc ông để giảm thiểu sự đau khổ cho ông.
Rồi lớp con cháu nữa! Con cháu của vua Chey, cũng chính là con cháu của bà... làm sao tránh khỏi đi đến chỗ bị tiêu diệt? Lúc đó, dù còn ở trên đời hay không, bà vẫn không thể không bị coi là đốm lửa gốc thiêu đốt chính con cháu mình.
“Ngày xưa ta rất ghét Võ Tắc Thiên vì ngôi báu, vì quyền lực, vì mưu đồ giàu sang cho dòng họ mình mà gây ra không biết bao nhiêu tội ác, không loại trừ việc tiêu diệt chính con đẻ của mình. Ta rất ghê tởm những hành động đó. Không ngờ, bây giờ ta cũng sắp lâm vào trường hợp tương tự. Ta làm sao tránh được cảnh ăn thịt con mình như Võ Tắc Thiên?”.
Những suy nghĩ đó đã khiến cho trong từng giấc ngủ, Ngọc Vạn luôn bị những cơn ác mộng “ăn thịt con” hành hạ dày vò... Bà khổ sở vô cùng.
Cùng lúc, hình bóng người cũ Đình Huy cũng liên tục trở về khuấy động tâm tư bà. Bà rất xúc động mỗi khi nghĩ đến lòng chung thủy của Đình Huy. Ngày xưa gặp nhau bà chỉ biết chàng là một thư sinh, sao giờ đây chàng lại trở thành một kẻ vũ dũng siêu hạng như vậy? Phải chăng chàng đã vì bà mà ra công khổ luyện võ nghệ? Phải chăng chàng đã băng rừng vượt núi để tìm đến đây cũng chỉ vì bà? Thế mà bà tưởng như đã quên mất chàng bấy lâu nay! Nói cho cam, những ngày mới về nhà chồng, Ngọc Vạn cũng có nhiều ray rứt tiếc hận về cuộc tình đẹp giữa bà và Đình Huy sao quá ngắn ngủi... Nhưng rồi thời gian và công việc bận rộn phức tạp đã giúp bà tìm quên chàng dần dần. Rất ít khi Ngọc Vạn có thì giờ và cơ hội để hoài niệm chuyện cũ. Họa hoằn lắm, lòng bà chỉ xao động một chút rồi mỉm cười tự nhủ: “Chuyện thời trẻ dại có gì đâu! Không chừng nay chàng đã có vợ con đùm đề!”
Nào ngờ giờ đây, Đình Huy lại lồng lộng hiển hiện trở lại trong lòng bà với cả một gánh ơn nghĩa tái tạo lớn lao thế kia! Làm sao bà trả nổi? Liệu còn dịp nào gặp được chàng nữa không? Ôi, công danh sự nghiệp! Nó đẩy con người vào cái vòng xoáy bát quái tối tăm mù mịt rất khó lựa ra nơi nào cửa tử nơi nào cửa sanh!
“Nếu như ngày xưa... chàng đừng quá cao thượng, chàng cứ cư xử như một kẻ phàm tục với ta một tí, có thể bây giờ ta sẽ đỡ hối hận hơn không! Ta đã can đảm tìm đến với chàng tại sao ta không can đảm dấn thêm một bước nữa?”
Trong lúc hoàng hậu Ngọc Vạn đang chịu trăm mối đau khổ dày vò thì bà vú Minh Nguyệt lại qua đời. Thật là họa vô đơn chí! Người đàn bà nhiều kinh nghiệm đời, có thể chia xẽ tâm sự với bà đã bỏ bà mà đi vĩnh viễn. Thế là Ngọc Vạn càng lún sâu vào đại dương cô đơn vô tận!
Trải qua một thời gian, hoàng hậu Ngọc Vạn đã thi hành nhiệm vụ do cha mình giao phó khá suông sẻ. Bà đã vận động đưa được hàng ngàn dân Đại Việt sang Chân Lạp làm ăn, trước là giải quyết được nạn nhân mãn cho đất nước, sau là tạo nền tảng đâm rễ mọc cành cho dân mình trên đất người. Bà đã gieo được sự tin tưởng vào lòng vị vua Chân Lạp khi nhìn về triều đình Thuận Hóa... Hiện tại, bà đang nuôi dưỡng giọt máu của vua Chey mỗi ngày mỗi lớn trong người bà. Nhưng những thành công thực tế đó bây giờ không còn làm cho bà háo hức sung sướng như thuở còn nuôi mộng ước xa xưa. Bà biết bà có tài đóng kịch, có tài chinh phục, nhưng cái tài đó đã dồn đẩy bà vào một cái thế cô đơn tuyệt đối...
Ngọc Vạn nhớ lại vụ vua Chey đến thăm bà hôm kia, khi hai người đang ngồi nói chuyện thì bỗng bà khẽ thót người nhăn mặt một cái, vua âu yếm hỏi:
. Thai quậy à? Hậu thấy bây giờ nó ra sao?
Hoàng hậu nở một nụ cười vừa hãnh diện sung sướng vừa e thẹn, một nụ cười rất hiếm thấy ở bà, bà thưa:
. Vài lần nó làm thiếp đau nhói lên. Nó đang đạp chọi đấy bệ hạ ơi!
Bà cầm tay nhà vua đặt lên bụng mình. Vua Chey sung sướng cố lắng người để cảm nhận những sự động đậy ngọ ngọe thật dễ thương của thai nhi. Rồi ngài nghiêng người áp tai vào bụng hoàng hậu để nghe ngóng một chập với nét mặt hân hoan tươi cười như một đứa bé được cho quà. Sau đó ngài xoa nhẹ bụng hoàng hậu mà nói:
. Con yêu quí, cha đang trông ngóng ngày con chào đời lắm đó! Vì con, cha sẽ cố gắng làm mọi cách để ổn định tình hình, để tăng cường sức mạnh cho đất nước. Cha mong rằng, khi con lớn và được phong vương tước, con sẽ không còn gặp những khốn đốn, những nhục nhã như cha bây giờ! Vị đại vương anh hùng tương lai của cha ơi, muôn dân sẽ hoan hô con vang dậy: “ Đại vương muôn tuổi, muôn muôn tuổi!”
Nói xong, nhà vua cười khặc khặc sung sướng. Nghe tiếng cười và lời vua Chey nói, Ngọc Vạn bỗng cảm thấy đau nhói cả lòng.
Thường khi, mỗi cái trở mình, mỗi cái co duỗi của đứa bé trong bụng bà đều nhận biết rất rõ ràng. Vài lúc nó làm cho bà thấy đau thót lên nhưng lúc ấy bà lại tìm được sự thích thú, nỗi vui mừng trong những cơn đau đó. Từ khi thai nghén cho đến giờ, mỗi lần nghĩ đến đứa con tương lai, hoàng hậu đều thấy lòng rưng rưng sung sướng. Hoàng tử sẽ đẹp đẽ, hiền ngoan, thông minh và nhân ái, xứng đáng là một mẫu người lý tưởng. Nhưng hoàng hậu chưa hề nghĩ đến ngày vị hoàng tử con mình sẽ được phong vương tước hay làm hoàng đế bao giờ.
“Nếu con ta được phong vương tước, ta sẽ được gì? Mất gì? Hiện tại trên danh nghĩa, Pha Luông cũng như ta đều là hoàng hậu. Pha Luông được ưu thế có một con trai đã được phong thái tử, nhưng ta lại được ưu thế trẻ và đẹp hơn. Vua Chey còn đó thì sự cân bằng vẫn còn đó. Pha Luông là quốc mẫu thì ta cũng là quốc mẫu.”
“Nhưng sẽ có một ngày – ngày thái tử Chan lên ngôi hoàng đế, lúc ấy địa vị ta còn vững chắc không? Khi đó Pha Luông mới chính là thái hậu quốc mẫu, còn ta bất quá chỉ còn là mẹ một vị thân vương! Liệu ta còn cơ hội để tiếp tục thực hiện những ước nguyện đối với tổ quốc Đại Việt nữa không?”
“Mẹ của một vị thân vương ư? Đó chỉ là đầu mối của bao nhiêu nguy hiểm đối với bản thân ta thôi! Pha Luông sẽ đối xử với ta như thế nào? Ta nghĩ rằng Pha Luông khó mà để cho ta sống yên được! Gặp trường hợp ta, ta cũng sẽ xử sự như thế thôi. Và địa vị con ta cũng sẽ lâm vào thế bấp bênh nguy hiểm! Kinh nghiệm qua chuyện ông Trịnh Kiểm và ông Nguyễn Uông đâu đã xa gì, lẽ nào ta lại không biết? Vậy bây giờ ta phải làm thế nào?”
Trong chốc lát, vẻ tươi cười trên khuôn mặt hoàng hậu Ngọc Vạn đã biến hết, chỉ còn lại vẻ buồn muôn thuở, bà nói với vua Chey:
. Bệ hạ muốn cho hài nhi thành một vị anh hùng được dân chúng ngưỡng mộ ư? Thiếp không mong thế, thiếp chỉ mong nó sẽ là một kẻ kém cỏi tầm thường thôi!
Vua Chey tròn mắt ngạc nhiên:
. Sao hậu lại nghĩ nghịch đời dữ vậy? Con ta phải là một vị anh hùng mới được chứ!
. Tâu bệ hạ, không phải thiếp nghĩ nghịch đời đâu! Chắc bệ hạ cũng biết, xưa nay anh hùng vẫn khó dung thứ anh hùng! Thái tử Chan mà lên ngôi rồi, nếu con thiếp là một kẻ đần độn thì may ra còn được dung thứ, chứ nếu con thiếp cũng là bậc anh hùng thì làm sao nó sống nổi? Người Lào vốn không ưa người Việt, Hữu hoàng hậu há lại chịu để thiếp sống yên sao? Mai kia khi bệ hạ trăm tuổi rồi liệu mẹ con thiếp giữ mình được chăng?
Vua Chey giật mình, ngài lộ vẻ băn khoăn suy nghĩ chốc lát rồi nói:
. Làm sao có thể như thế được? Trẫm sẽ lo trước mọi điều, hậu cứ yên chí...
Hoàng hậu Ngọc Vạn nói như nhắc nhở:
. Mỗi người đều có số, thật ra thiếp có lo sợ gì cho mình đâu! Thiếp chỉ sợ vị tân vương có thể không khéo léo làm mất lòng Đại Việt mà thôi! Đại Việt mà không hậu thuẫn cho Chân Lạp thì nước Xiêm sẽ lộng hành. Khi ấy Chân Lạp có thể lâm nguy, bao nhiêu tâm huyết gây dựng lâu nay của bệ hạ biết đâu thoáng chốc trở thành số tro bụi? Bấy giờ thì ngay cả nước Lào cũng khó mà giữ được độc lập!
Lời nói của hoàng hậu Ngọc Vạn đã làm cho vua Chey bối rối. Ôi thôi, ta đã vội vã tính sai nước cờ mất rồi! Cũng chỉ vì muốn làm vừa lòng Pha Luông mà ta đã lập Chan làm thái tử! Sao ta không chờ xem hoàng hậu Ngọc Vạn sinh con trai hay con gái đã!
Trong hoàn cảnh nước Chân Lạp hiện tại, ta cần một người con lai giống Việt kế vị hơn một người con lai giống Lào! Ta rất cần sự hậu thuẫn của Đại Việt! Điều đó không phải do lòng tư vị mà vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, của tổ quốc Chân Lạp! Nghĩ thế rồi vua Chey nói với hoàng hậu Ngọc Vạn:
. Tuy ta đã lập Chan làm thái tử nhưng đạo trời vẫn thường biến cải. Biết chừng đâu hài nhi trong bụng hậu lại không trở thành một vị vua anh hùng của Chân Lạp?
Hoàng hậu Ngọc Vạn trố mắt nhìn nhà vua. Vua Chey hiểu ý, khẳng định:
. Trẫm chưa dứt khoát chọn Chan làm người kế vị đâu! Chẳng qua là lúc bấy giờ ta chưa có đứa con trai nào khác nữa để lựa chọn thôi. Nếu ái hậu sinh được cho ta một hoàng tử thì mọi chuyện còn có thể đổi thay!
Hoàng hậu Ngọc Vạn nghe vua Chey nói như thế thì biết rằng mình đã thắng một bước. Nhưng lời ước ngụ ý về hoài bão của vua Chey ấy cũng vô tình trở thành một cú đánh động vào lòng bà: mâu thuẫn giữa quyền lợi tổ quốc và tình mẫu tử nẩy sinh! Ta đang mong chờ được một đứa bé bụ bẫm kháu khỉnh để thương yêu, để cưng chiều ư? Tất nhiên! Rồi có một ngày nào đó nó trở nên một hoàng tử tài hoa xuất chúng mà ai cũng mến mộ? Cũng tất nhiên! Nhưng khi nó thành một vị vua anh hùng thì sao? Tổ quốc Đại Việt của ta đâu có mong chờ như thế? Nó là đứa con do ta sinh ra, để yêu thương, ta cầu mong cho nó được sung sướng, được nên người... thế nhưng nếu nó thật sự thành vị vua anh hùng thì bước đường Nam Tiến của Đại Việt ta sẽ ra thế nào? Cái lối mòn ta dày công mở mang từ trước tới lúc đó liệu có tồn tại được không? Chính con ta sẽ trở thành kẻ cản đường, trở thành người thù của ta ư? Hay ta lại vì con mà trở thành người cản trở bước tiến của dân tộc ta, phản lại nguyện vọng của ông cha ta? Hoặc có khi nào vì bức thế, ta phải ra tay bóp chết hoặc dìm xuống chỗ đau khổ cùng cực cái kẻ mà ta banh da bét thịt để sinh ra và đùm bọc yêu thương vô bờ bến ấy? Túc trái tiền khiên chăng? Làm sao để thoát khỏi cảnh này? Nghĩ đến đó, hoàng hậu bị xúc động mãnh liệt. Bỗng nhiên bà toát mồ hôi lạnh ướt cả trán, sắc mặt tái xanh, người bà run lên... Vua Chey hoảng hốt đưa tay giữ cho hoàng hậu khỏi ngã.
. Trời ơi, hậu làm sao thế?
. Không sao, thiếp chỉ khó chịu một chút thôi!
Vua Chey liền gọi các cung nữ vào săn sóc cho hoàng hậu. Đợi đến khi thấy bà hoàn toàn trở lại bình thường vua mới cáo từ về cung của ngài. Vua vừa đi khỏi, hoàng hậu lại ôm trán nằm vật xuống giường:
. Tội lỗi, tội lỗi! – Hoàng hậu lẩm nhẩm một mình.
Lâu nay bà âu yếm với chồng, săn sóc chăm chút chồng hàng ngày, nhưng bà đâu có chút chân tình nào trong những hành động ấy? Chỉ toàn là những hành động có tính cách công thức, máy móc nếu không nói là giả dối để qua mặt! Bà nhận biết cảm giác và ý nghĩ thật của bà những khi gần gũi chồng. Ta chỉ săn sóc, vuốt ve chồng như đối với một bảo vật, một thứ đồ cổ giá trị thôi ư? Những mâu thuẫn giữa ân tình con người và quyền lợi tổ quốc đã dằn xé nhau dữ dội trong người Ngọc Vạn. Chồng bà là một vị vua tốt, hết lòng lo cho nước cho dân. Ông cũng hết lòng tin tưởng bà, hết lòng yêu thương bà. Thế mà bà rắp tâm làm kẻ lừa dối, phản bội! Một người chồng như thế xứng đáng để bà trân quí yêu thương hết mình lắm chứ! Nhưng quyền lợi tổ quốc, dân tộc đã đốt cháy rụi những chồi mầm yêu thương chân tình của bà đối với người chồng đáng thương đáng kính ấy. Nghĩ tới điều đó, hoàng hậu cảm thấy đau đớn thấm thía. Nỗi đau đó, bà đâu có thể giãi tỏ với ai được! Những thứ tình cảm ấy cứ uẩn ức dồn nén mỗi ngày một chút, làm cho bà càng thấy như trái tim mình muốn tóe máu: “Có thể có một ngày nào đó ta sẽ điên mất thôi!” Không phải bà lo sợ vớ vẩn, mà lo sợ rất thật tình.
Giờ bà chỉ mong chuộc lỗi bằng cách nhủ lòng cố gắng phụng sự chồng trọn đời một cách đúng mức. Bà mong cho người chồng đáng thương ấy khỏi thấy được những thiệt thòi do sai lầm của ông gây ra cho dân tộc ông để giảm thiểu sự đau khổ cho ông.
Rồi lớp con cháu nữa! Con cháu của vua Chey, cũng chính là con cháu của bà... làm sao tránh khỏi đi đến chỗ bị tiêu diệt? Lúc đó, dù còn ở trên đời hay không, bà vẫn không thể không bị coi là đốm lửa gốc thiêu đốt chính con cháu mình.
“Ngày xưa ta rất ghét Võ Tắc Thiên vì ngôi báu, vì quyền lực, vì mưu đồ giàu sang cho dòng họ mình mà gây ra không biết bao nhiêu tội ác, không loại trừ việc tiêu diệt chính con đẻ của mình. Ta rất ghê tởm những hành động đó. Không ngờ, bây giờ ta cũng sắp lâm vào trường hợp tương tự. Ta làm sao tránh được cảnh ăn thịt con mình như Võ Tắc Thiên?”.
Những suy nghĩ đó đã khiến cho trong từng giấc ngủ, Ngọc Vạn luôn bị những cơn ác mộng “ăn thịt con” hành hạ dày vò... Bà khổ sở vô cùng.
Cùng lúc, hình bóng người cũ Đình Huy cũng liên tục trở về khuấy động tâm tư bà. Bà rất xúc động mỗi khi nghĩ đến lòng chung thủy của Đình Huy. Ngày xưa gặp nhau bà chỉ biết chàng là một thư sinh, sao giờ đây chàng lại trở thành một kẻ vũ dũng siêu hạng như vậy? Phải chăng chàng đã vì bà mà ra công khổ luyện võ nghệ? Phải chăng chàng đã băng rừng vượt núi để tìm đến đây cũng chỉ vì bà? Thế mà bà tưởng như đã quên mất chàng bấy lâu nay! Nói cho cam, những ngày mới về nhà chồng, Ngọc Vạn cũng có nhiều ray rứt tiếc hận về cuộc tình đẹp giữa bà và Đình Huy sao quá ngắn ngủi... Nhưng rồi thời gian và công việc bận rộn phức tạp đã giúp bà tìm quên chàng dần dần. Rất ít khi Ngọc Vạn có thì giờ và cơ hội để hoài niệm chuyện cũ. Họa hoằn lắm, lòng bà chỉ xao động một chút rồi mỉm cười tự nhủ: “Chuyện thời trẻ dại có gì đâu! Không chừng nay chàng đã có vợ con đùm đề!”
Nào ngờ giờ đây, Đình Huy lại lồng lộng hiển hiện trở lại trong lòng bà với cả một gánh ơn nghĩa tái tạo lớn lao thế kia! Làm sao bà trả nổi? Liệu còn dịp nào gặp được chàng nữa không? Ôi, công danh sự nghiệp! Nó đẩy con người vào cái vòng xoáy bát quái tối tăm mù mịt rất khó lựa ra nơi nào cửa tử nơi nào cửa sanh!
“Nếu như ngày xưa... chàng đừng quá cao thượng, chàng cứ cư xử như một kẻ phàm tục với ta một tí, có thể bây giờ ta sẽ đỡ hối hận hơn không! Ta đã can đảm tìm đến với chàng tại sao ta không can đảm dấn thêm một bước nữa?”
Trong lúc hoàng hậu Ngọc Vạn đang chịu trăm mối đau khổ dày vò thì bà vú Minh Nguyệt lại qua đời. Thật là họa vô đơn chí! Người đàn bà nhiều kinh nghiệm đời, có thể chia xẽ tâm sự với bà đã bỏ bà mà đi vĩnh viễn. Thế là Ngọc Vạn càng lún sâu vào đại dương cô đơn vô tận!
Chương 10 (Ngọc Vạn)
Trước đây, hai vị đặc sứ của Thuận Hóa là Nguyễn Hữu Luân và Lê Sáng được vua Chey cấp cho một khu đất ở ngoại ô kinh thành để xây dựng nơi ăn ở và làm việc, gọi là Đại Việt doanh. Sau này, hoàng hậu Ngọc Vạn còn xin cho họ lập một xưởng thợ cạnh nơi đó để số nhân viên tùy tùng trau dồi nghề nghiệp trong những khi rảnh rỗi, hầu giúp mọi người kiếm thêm chút lợi tức cũng như gây chút quĩ phòng hờ chi dụng khi cần thiết. Nhờ sự điều hành khéo léo của quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân, xưởng thợ mỗi ngày mỗi tiến triển, kết quả thâu đạt cũng khả quan.
Khi Đại Việt doanh được xây cất xong, quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân chọn ngày tốt, chuẩn bị một buổi lễ khánh thành khá long trọng. Ông gởi thiệp mời vua và hoàng hậu cùng nhiều nhân vật quan trọng trong triều đình Chân Lạp đến dự.
Nhưng ngày khánh thành ấy lại nhằm vào thời gian vua Chey đang bệnh nặng nên ngài không thể đến dự được. Theo lệ thường thời bấy giờ, vua và hoàng hậu Chân Lạp vẫn hay đi dự lễ khánh thành một ngôi chùa lớn, một ngọn tháp thờ của một tôn giáo, một ngôi nhà làm việc của một bộ phận trong chính phủ mới xây cất... Nếu vì lẽ gì vua không đến dự được, ngài cử một viên đại thần thay mặt mình đến dự.
Trong trường hợp này, có lẽ vì Đại Việt doanh liên can mật thiết với hoàng hậu Ngọc Vạn, hoặc vì những mâu thuẫn ý kiến trong buổi chầu có vụ tranh luận gây cấn trước đây, vua Chey không cử đại thần nào mà lại cử hoàng hậu Ngọc Vạn đại diện cho mình. Thế là hoàng hậu vui vẻ chuẩn bị sẵn mấy món lễ vật để đi mừng.
Đúng ngày lễ khánh thành, vua cho một đội lính ngự lâm do viên đội trưởng Đậu Sâm chỉ huy hộ tống hoàng hậu Ngọc Vạn đến Đại Việt doanh. Hoàng hậu đi bằng kiệu do đội kiệu phu riêng khiêng, chỉ đem theo năm nàng thị nữ để sai khiến.
Đoạn đường từ hoàng thành đến Đại Việt doanh phải đi qua một rừng cây thốt nốt rậm rạp. Kiệu hoàng hậu đang qua nửa cánh rừng bỗng bị một toán người lạ mặt sử dụng dao búa thình lình ào ra tấn công dữ dội. Ngay phút đầu, bọn người lạ mặt đã hạ sát ngay hết mấy kiệu phu và mấy thị nữ. Kiệu hoàng hậu bị lật xuống bên đường. Đội lính ngự lâm chống cự dũng mãnh nhưng cũng bị cắt ra làm đôi. Hoàng hậu không còn ai bảo vệ kịp, bị hai tên giặc nhảy tới bắt nhét khăn vào miệng và lôi bừa bà chạy vào rừng. Trong cơn kinh hãi đến tột độ, hoàng hậu bỗng nghe một tiếng thét:
. Bọn nghịch tặc chớ lộng hành!
Hoàng hậu thấy một tráng sĩ bịt mặt cao lớn dũng mãnh nhảy tới đưa ngang một lát kiếm, một trong hai tên bắt bà liền gục xuống. Tên còn lại vội buông bà ra để chống cự. Người kia nói lớn:
. Hoàng hậu chớ sợ! Bà hãy tạm ở đó đợi tôi bắt sống tên này đã!
Hoàng hậu Ngọc Vạn nghe giọng nói hình như quen quen. Chỉ trong chốc lát, tên giặc còn lại đã bị tráng sĩ đánh ngất đi. Chàng rút trong túi ra một sợi dây để trói hắn lại. Hoàng hậu mừng rỡ nhưng vẫn còn run lập cập nói với tráng sĩ:
. Cám ơn tráng sĩ đã cứu mạng! Xin tráng sĩ vui lòng cho biết phương danh!
Chàng tráng sĩ bỗng lật tấm khăn bịt mặt của mình ra. Hoàng hậu thảng thốt bất giác kêu lên bằng tiếng Đại Việt:
. Trời ơi, Đình Huy chàng!
Tráng sĩ cũng nói bằng tiếng Đại Việt, chỉ đủ cho hoàng hậu nghe:
. Ấy chớ! Hãy đề phòng tên này. Phải đem nó về tra hỏi cho ra những kẻ đồng lõa trong cuộc bạo loạn hôm nay! Hoàng hậu hãy đi theo tôi, phải gởi nó cho đội lính ngự lâm.
Hoàng hậu hỏi Đình Huy:
. Làm sao chàng biết được thiếp lâm nguy ở đây mà đến cứu?
Tráng sĩ nói:
. Hoàng hậu không biết đó chớ từ sau buổi chầu mà hoàng thượng định cho phép di dân Đại Việt thành lập các đội võ trang tự vệ thì bọn người thân Xiêm liền ráo riết vận động đảo chánh lật đổ hoàng thượng đấy. Hoàng thượng lâm bệnh gần cả tháng nay đúng là cơ hội ngàn vàng của chúng. Cũng may, chúng còn ngại sự có mặt của hoàng hậu và chưa nắm vững nhân sự nên chưa dám ra tay. Chính hôm nay chúng muốn triệt hạ hoàng hậu trước đó. Chúng tôi còn tóm được mấy tên khác nữa, coi chừng kẻo chúng trốn hoặc tự tử là mất manh mối! Phải khai thác thật kỹ mà trừ tiệt gian đảng đi! Hoàng hậu cứ coi như không biết gì về vụ can thiệp của người mình vào chuyện này kẻo nhà vua có thể sinh ra điều nghi ngờ không hay.
Hoàng hậu còn bàng hoàng muốn hỏi nữa nhưng tráng sĩ đã vác tên giặc bị bắt lên vai và vẫy tay nói:
. Muộn rồi, xin hoàng hậu hãy gắng theo tôi!
Khi ra tới đường cái, tráng sĩ quăng tên tù xuống đất, nhìn trước nhìn sau rồi nói:
. Chuyện tạm yên rồi, sẽ có người tới đưa hoàng hậu về. Hoàng hậu hãy bảo trọng, xin tạm biệt!
Nói xong, tráng sĩ biến nhanh vào rừng thốt nốt. Hoàng hậu Ngọc Vạn thẫn thờ nhìn theo rồi thốt lên: “Đình Huy chàng ôi! Tại sao chàng không thong thả một chút?”
Liền khi đó, Đậu Sâm cùng mấy tên lính ngự lâm chạy lại quì xuống trước mặt hoàng hậu:
. Chúng thần làm nhiệm vụ bảo vệ không tròn để cho hoàng hậu phải kinh hãi thật đáng tội chết! Cúi xin hoàng hậu tha tội!
Hoàng hậu an ủi:
. Bọn nghịch tặc hung dữ xuất hiện bất ngờ quá làm sao các ngươi đề phòng kịp! Hãy đem tên này về cho triều đình điều tra để tìm manh mối lũ phản nghịch! Chúng ta thiệt hại nhân mạng có nhiều không? Các ngươi có bắt được tên nào nữa không?
Đậu Sâm thưa:
. Bẩm hoàng hậu, có ba kiệu phu, hai thị nữ, hai lính ngự lâm, cả thảy bảy người bị giết. Ba kiệu phu, ba lính ngự lâm và hai thị nữ khác bị thương. Bọn giặc chết hơn hai mươi đứa, còn bao nhiêu chạy thoát cả. Chúng thần có bắt sống được hai tên nữa đang trói ở đằng kia. Bọn giặc hung dữ lắm, nhưng may có một bọn dũng sĩ bịt mặt thình lình xuất hiện tiếp tay cho chúng thần, nếu không, có lẽ chúng thần bị thảm bại mất!
Hoàng hậu nói:
. Thôi, chúng ta thu xếp mà trở về. Hãy cẩn thận coi chừng mấy tên tù và lo gấp cho những người bị thương. Còn những người không may thiệt mạng thì người của triều đình sẽ đến lo tính bây giờ.
*
Buổi sáng ấy, tại Đại Việt doanh, hai ông Nguyễn Hữu Luân và Lê Sáng đã niềm nỡ đón tiếp nhiều vị quan khách Chân Lạp. Đã tới giờ ấn định cử hành lễ vẫn chưa thấy hoàng hậu Ngọc Vạn, vị khách danh dự, đại diện cho vua Chân Lạp đến. Chính sứ giả của nhà vua đã thông báo việc hoàng hậu Ngọc Vạn sẽ thay mặt nhà vua trong lễ khánh thành này cho quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân, làm sao có thể sai hẹn được! Thời gian cứ trôi qua, trôi qua! Cử tọa mỗi lúc mỗi bồn chồn nôn nóng, bàn tán xôn xao. Quan phó tướng Lê Sáng nóng ruột bèn sai hai binh sĩ cỡi ngựa đi thăm dò tin tức. Sau đó, hai kỵ binh được sai đi phi ngựa nhanh như gió trở về báo:
. Bẩm đại quan, hoàng hậu Ngọc Vạn trên đường đến dự lễ khánh thành Đại Việt doanh đã bị bọn thảo khấu phục kích tấn công!
Các quan Đại Việt cũng như Chân Lạp đều hoảng hốt nhốn nháo hỏi:
. Thế hoàng hậu có sao không? Bây giờ ngài đang ở đâu?
. Bẩm, nhờ phước đức hoàng thượng, hoàng hậu may mắn được bảo vệ an toàn và đã trở về hoàng cung. Đội lính ngự lâm hộ tống hoàng hậu đã anh dũng đánh tan tác bọn giặc. Hơn hai mươi tên giặc bị giết, ba tên bị bắt sống đã giải về để điều tra.
Viên đại thần Nôn San vừa nghe hai tên lính báo xong, mặt xanh như tàu lá, ông nắm lấy vai người lính giật giật mấy cái mà hỏi:
. Chính tai mi nghe rõ như thế chứ? Mi có thấy gì không? Hoàng hậu thoát được tai nạn trở về bình yên thật chứ?
. Dạ bẩm, con nghe nhiều người nói như thế.
Quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân nghe báo xong, lật đật bước ra xin lỗi quan khách:
. Kính thưa quí vị quan khách, đáng lẽ chúng tôi làm lễ khánh thành cho Đại Việt doanh hôm nay, nhưng đáng tiếc, một sự cố bất ưng to lớn đã xảy ra. Chúng tôi cũng như quí ngài đâu còn bụng dạ nào để tiếp tục dự lễ khánh thành nữa! Chắc chắn quí ngài lúc này ai cũng nóng ruột và cần thì giờ để lo những việc cần kíp khác. Vả lại, nếu chúng ta vui vẻ trong lúc này là mang tội với triều đình, với nhà vua và nhị vị hoàng hậu. Vậy, chúng tôi kính xin lỗi quí vị quan khách được tạm đình hoãn lại việc này. Hẹn sẽ mời quí vị trở lại trong một dịp thuận tiện khác!
Thế là chủ khách chia tay, các quan hấp tấp kéo nhau ra về.
*
Cái hung tin về một nhóm nghịch tặc dám phục kích tấn công Tả hoàng hậu làm cho vua Chey giận điên lên. Dù trời đã chiều và bệnh chưa lành hẳn, nhà vua cũng gượng dậy ra triều đường làm việc. Nhà vua hỏa tốc xuống lệnh cho hoàng thân Nặc Nậu, đại thần Mông Cun và đại thần Nôn San lập tức mở phiên họp tìm cách điều tra mấy tên tội phạm.
Nhận được lệnh vua, hoàng thân Nặc Nậu và đại thần Mông Cun liền đến công đường ngay. Riêng viên đại thần Nôn San không thấy đâu hết.
Đợi đại thần Nôn San mãi vẫn bặt tăm hơi, hai ông Nặc Nậu và Mông Cun bèn cho người đến tư dinh ông này để hỏi. Người nhà Nôn San cho biết ông đã đi dự lễ khánh thành Đại Việt doanh từ buổi sáng và giờ này vẫn chưa thấy về.
Vậy là hai ông Nặc Nậu và Mông Cun bèn một mặt cho người trình lên vua việc ấy, mặt khác, phối hợp với nhau tiến hành công việc được vua giao phó.
Nhờ khai thác những bằng chứng qua sự nhận diện các xác chết và sự tra vấn ba tên giặc bị bắt sống, triều đình Chân Lạp đã biết được âm mưu phản nghịch ấy do chính viên đại thần Nôn San cầm đầu.
Nôn San đã lợi dụng cơ hội vua Chey đau nặng, chỉ huy đồng đảng cố tranh thủ thời gian hoạt động ráo riết nhằm mục đích lật đổ ngài. Chúng tuyên truyền vua Chey quá đắm say sắc đẹp của hoàng hậu Ngọc Vạn cho nên đã bị Thuận Hóa xỏ mũi bảo gì làm nấy. Chúng cố tình bắt cóc hoàng hậu Ngọc Vạn để đặt điều kiện với vua Chey hoặc giết đi để gây mâu thuẫn giữa Oudong và Thuận Hóa. Nôn San đã tuyển lựa được một đội cảm tử gần năm mươi tên để thực hiện cuộc phục kích này. Ông cầm chắc họ dư sức áp đảo làm tê liệt đội lính ngự lâm của nhà vua trong chốc lát. Không ngờ sự xuất hiện đột ngột của nhóm dũng sĩ lạ mặt đã làm cho tình thế hoàn toàn bị đảo ngược.
Hôm ấy Nôn San đến dự lễ khánh thành Đại Việt doanh với lòng khấp khởi vui sướng. Ông chỉ đợi cái tin hoàng hậu Ngọc Vạn bị toán người lạ bắt cóc loan ra và triều đình hoảng hốt rối loạn là tùy cơ ứng biến hành động. Trong khi mọi người hồi hộp trông ngóng hoàng hậu Ngọc Vạn từng phút thì Nôn San thoải mái tủm tỉm cười thầm. Tới khi hai tên kỵ binh của phó tướng Lê Sáng báo tin biến cố đã xảy ra một cách rõ ràng ông vẫn còn ngỡ ngàng chưa tin rằng mình đã thất bại. Nôn San cẩn thận hỏi kỹ càng từng tên lính do thám xong mới chịu tin. Thế là ông không dám về nhà nữa. Lợi dụng lúc mọi người đang xôn xao chộn rộn, ông một mình một ngựa tìm đường trốn sang Xiêm.
Nôn San đã cầm đầu tổ chức phản nghịch ấy với sự bảo trợ của người Xiêm. Tại triều đình Chân Lạp cũng còn có khá nhiều nhân vật lớn nhỏ liên hệ với Nôn San. Để gây thêm thanh thế và cô lập hoàng hậu Ngọc Vạn, phe Nôn San còn tìm cách liên kết với hoàng hậu Pha Luông nữa. Không biết có hưởng ứng âm mưu đảo chánh không, nhưng vì thù ghét hoàng hậu Ngọc Vạn, hoàng hậu Pha Luông không ngần ngại mạt sát thậm tệ bà này. Vụ việc ấy cuối cùng cũng lọt đến tai vua Chey làm cho ngài giận lắm. Từ đó ngài càng không muốn gặp mặt hoàng hậu Pha Luông.
Biết bên mình còn có nhiều phần tử không tốt, nhưng vua Chey đành làm ngơ. Ngài không dám dồn họ vào đường cùng. Ngài sợ nếu hành động không khéo léo có thể làm vua Xiêm nổi giận. Tuy nhà vua khá tin tưởng sức mạnh của Thuận Hóa nhưng ngài cũng thấy được Thuận Hóa đang có một kẻ thù khác gườm sẵn bên cạnh. Khi hữu sự, Thuận Hóa chưa chắc đã rảnh tay để giúp ngài được. Rốt cục, nhà vua chỉ biết đốc thúc theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các đối tượng liên can để đề phòng chuyện bất trắc mà thôi.
Sau khi sắp xếp mọi việc, vua Chey lại ngự đến Tả cung thăm hoàng hậu Ngọc Vạn. Nhà vua suýt soa nói:
. Lạy trời, thiếu chút nữa là trẫm không còn gặp mặt ái khanh! Giờ đây sức khỏe hậu ra thế nào? Tinh thần hậu đã định tĩnh chưa?
Hoàng hậu Ngọc Vạn ôm lấy nhà vua, òa khóc nức nở:
. Nếu không có âm đức của bệ hạ hộ trì, biết đâu giờ này thiếp đã phơi xác trong rừng cho chim thú rúc rỉa!
Vua Chey an ủi:
. Thôi, đừng khóc nữa, tai qua nạn khỏi rồi! Trẫm xin lỗi đã bất lực để cho khanh phải chịu những giây phút hãi hùng như thế.
Hoàng hậu Ngọc Vạn vẫn tiếp tục khóc:
. Thiếp đã biết trước sự cố tất phải xảy ra, thế mà không cách nào đề phòng được!
Vua Chey lộ vẻ ngạc nhiên:
. Thật thế ư? Do đâu khanh biết trước sự cố ấy tất phải xảy ra?
Hoàng hậu Ngọc Vạn thưa:
. Nói chuyện này ra không biết bệ hạ có chịu tin cho không. Một đêm kia, thiếp mộng thấy một vị tiên hiện xuống bảo: “Nương nương, người hiện đang hoài thai, hãy khá giữ gìn cẩn thận, coi chừng một người đàn bà bụng dạ nhỏ nhen có thể hại tánh mạng mẹ con người!”. Ban đầu thiếp chỉ cho đó là một giấc mơ nhảm nhí. Nhưng mấy ngày sau thiếp cảm thấy mình có triệu chứng hoài thai thật. Vì thế, thiếp nghi sợ lời vị tiên báo cho trong mộng là đúng. Đến nỗi thời gian gần đây thiếp không hề dám la mắng những thị tì có lỗi. Có lẽ vì thiếp giữ gìn quá cẩn thận nên người đàn bà nào đó không hại được thiếp, lại xui ra bọn thảo khấu hại thiếp!
Khi Đại Việt doanh được xây cất xong, quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân chọn ngày tốt, chuẩn bị một buổi lễ khánh thành khá long trọng. Ông gởi thiệp mời vua và hoàng hậu cùng nhiều nhân vật quan trọng trong triều đình Chân Lạp đến dự.
Nhưng ngày khánh thành ấy lại nhằm vào thời gian vua Chey đang bệnh nặng nên ngài không thể đến dự được. Theo lệ thường thời bấy giờ, vua và hoàng hậu Chân Lạp vẫn hay đi dự lễ khánh thành một ngôi chùa lớn, một ngọn tháp thờ của một tôn giáo, một ngôi nhà làm việc của một bộ phận trong chính phủ mới xây cất... Nếu vì lẽ gì vua không đến dự được, ngài cử một viên đại thần thay mặt mình đến dự.
Trong trường hợp này, có lẽ vì Đại Việt doanh liên can mật thiết với hoàng hậu Ngọc Vạn, hoặc vì những mâu thuẫn ý kiến trong buổi chầu có vụ tranh luận gây cấn trước đây, vua Chey không cử đại thần nào mà lại cử hoàng hậu Ngọc Vạn đại diện cho mình. Thế là hoàng hậu vui vẻ chuẩn bị sẵn mấy món lễ vật để đi mừng.
Đúng ngày lễ khánh thành, vua cho một đội lính ngự lâm do viên đội trưởng Đậu Sâm chỉ huy hộ tống hoàng hậu Ngọc Vạn đến Đại Việt doanh. Hoàng hậu đi bằng kiệu do đội kiệu phu riêng khiêng, chỉ đem theo năm nàng thị nữ để sai khiến.
Đoạn đường từ hoàng thành đến Đại Việt doanh phải đi qua một rừng cây thốt nốt rậm rạp. Kiệu hoàng hậu đang qua nửa cánh rừng bỗng bị một toán người lạ mặt sử dụng dao búa thình lình ào ra tấn công dữ dội. Ngay phút đầu, bọn người lạ mặt đã hạ sát ngay hết mấy kiệu phu và mấy thị nữ. Kiệu hoàng hậu bị lật xuống bên đường. Đội lính ngự lâm chống cự dũng mãnh nhưng cũng bị cắt ra làm đôi. Hoàng hậu không còn ai bảo vệ kịp, bị hai tên giặc nhảy tới bắt nhét khăn vào miệng và lôi bừa bà chạy vào rừng. Trong cơn kinh hãi đến tột độ, hoàng hậu bỗng nghe một tiếng thét:
. Bọn nghịch tặc chớ lộng hành!
Hoàng hậu thấy một tráng sĩ bịt mặt cao lớn dũng mãnh nhảy tới đưa ngang một lát kiếm, một trong hai tên bắt bà liền gục xuống. Tên còn lại vội buông bà ra để chống cự. Người kia nói lớn:
. Hoàng hậu chớ sợ! Bà hãy tạm ở đó đợi tôi bắt sống tên này đã!
Hoàng hậu Ngọc Vạn nghe giọng nói hình như quen quen. Chỉ trong chốc lát, tên giặc còn lại đã bị tráng sĩ đánh ngất đi. Chàng rút trong túi ra một sợi dây để trói hắn lại. Hoàng hậu mừng rỡ nhưng vẫn còn run lập cập nói với tráng sĩ:
. Cám ơn tráng sĩ đã cứu mạng! Xin tráng sĩ vui lòng cho biết phương danh!
Chàng tráng sĩ bỗng lật tấm khăn bịt mặt của mình ra. Hoàng hậu thảng thốt bất giác kêu lên bằng tiếng Đại Việt:
. Trời ơi, Đình Huy chàng!
Tráng sĩ cũng nói bằng tiếng Đại Việt, chỉ đủ cho hoàng hậu nghe:
. Ấy chớ! Hãy đề phòng tên này. Phải đem nó về tra hỏi cho ra những kẻ đồng lõa trong cuộc bạo loạn hôm nay! Hoàng hậu hãy đi theo tôi, phải gởi nó cho đội lính ngự lâm.
Hoàng hậu hỏi Đình Huy:
. Làm sao chàng biết được thiếp lâm nguy ở đây mà đến cứu?
Tráng sĩ nói:
. Hoàng hậu không biết đó chớ từ sau buổi chầu mà hoàng thượng định cho phép di dân Đại Việt thành lập các đội võ trang tự vệ thì bọn người thân Xiêm liền ráo riết vận động đảo chánh lật đổ hoàng thượng đấy. Hoàng thượng lâm bệnh gần cả tháng nay đúng là cơ hội ngàn vàng của chúng. Cũng may, chúng còn ngại sự có mặt của hoàng hậu và chưa nắm vững nhân sự nên chưa dám ra tay. Chính hôm nay chúng muốn triệt hạ hoàng hậu trước đó. Chúng tôi còn tóm được mấy tên khác nữa, coi chừng kẻo chúng trốn hoặc tự tử là mất manh mối! Phải khai thác thật kỹ mà trừ tiệt gian đảng đi! Hoàng hậu cứ coi như không biết gì về vụ can thiệp của người mình vào chuyện này kẻo nhà vua có thể sinh ra điều nghi ngờ không hay.
Hoàng hậu còn bàng hoàng muốn hỏi nữa nhưng tráng sĩ đã vác tên giặc bị bắt lên vai và vẫy tay nói:
. Muộn rồi, xin hoàng hậu hãy gắng theo tôi!
Khi ra tới đường cái, tráng sĩ quăng tên tù xuống đất, nhìn trước nhìn sau rồi nói:
. Chuyện tạm yên rồi, sẽ có người tới đưa hoàng hậu về. Hoàng hậu hãy bảo trọng, xin tạm biệt!
Nói xong, tráng sĩ biến nhanh vào rừng thốt nốt. Hoàng hậu Ngọc Vạn thẫn thờ nhìn theo rồi thốt lên: “Đình Huy chàng ôi! Tại sao chàng không thong thả một chút?”
Liền khi đó, Đậu Sâm cùng mấy tên lính ngự lâm chạy lại quì xuống trước mặt hoàng hậu:
. Chúng thần làm nhiệm vụ bảo vệ không tròn để cho hoàng hậu phải kinh hãi thật đáng tội chết! Cúi xin hoàng hậu tha tội!
Hoàng hậu an ủi:
. Bọn nghịch tặc hung dữ xuất hiện bất ngờ quá làm sao các ngươi đề phòng kịp! Hãy đem tên này về cho triều đình điều tra để tìm manh mối lũ phản nghịch! Chúng ta thiệt hại nhân mạng có nhiều không? Các ngươi có bắt được tên nào nữa không?
Đậu Sâm thưa:
. Bẩm hoàng hậu, có ba kiệu phu, hai thị nữ, hai lính ngự lâm, cả thảy bảy người bị giết. Ba kiệu phu, ba lính ngự lâm và hai thị nữ khác bị thương. Bọn giặc chết hơn hai mươi đứa, còn bao nhiêu chạy thoát cả. Chúng thần có bắt sống được hai tên nữa đang trói ở đằng kia. Bọn giặc hung dữ lắm, nhưng may có một bọn dũng sĩ bịt mặt thình lình xuất hiện tiếp tay cho chúng thần, nếu không, có lẽ chúng thần bị thảm bại mất!
Hoàng hậu nói:
. Thôi, chúng ta thu xếp mà trở về. Hãy cẩn thận coi chừng mấy tên tù và lo gấp cho những người bị thương. Còn những người không may thiệt mạng thì người của triều đình sẽ đến lo tính bây giờ.
*
Buổi sáng ấy, tại Đại Việt doanh, hai ông Nguyễn Hữu Luân và Lê Sáng đã niềm nỡ đón tiếp nhiều vị quan khách Chân Lạp. Đã tới giờ ấn định cử hành lễ vẫn chưa thấy hoàng hậu Ngọc Vạn, vị khách danh dự, đại diện cho vua Chân Lạp đến. Chính sứ giả của nhà vua đã thông báo việc hoàng hậu Ngọc Vạn sẽ thay mặt nhà vua trong lễ khánh thành này cho quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân, làm sao có thể sai hẹn được! Thời gian cứ trôi qua, trôi qua! Cử tọa mỗi lúc mỗi bồn chồn nôn nóng, bàn tán xôn xao. Quan phó tướng Lê Sáng nóng ruột bèn sai hai binh sĩ cỡi ngựa đi thăm dò tin tức. Sau đó, hai kỵ binh được sai đi phi ngựa nhanh như gió trở về báo:
. Bẩm đại quan, hoàng hậu Ngọc Vạn trên đường đến dự lễ khánh thành Đại Việt doanh đã bị bọn thảo khấu phục kích tấn công!
Các quan Đại Việt cũng như Chân Lạp đều hoảng hốt nhốn nháo hỏi:
. Thế hoàng hậu có sao không? Bây giờ ngài đang ở đâu?
. Bẩm, nhờ phước đức hoàng thượng, hoàng hậu may mắn được bảo vệ an toàn và đã trở về hoàng cung. Đội lính ngự lâm hộ tống hoàng hậu đã anh dũng đánh tan tác bọn giặc. Hơn hai mươi tên giặc bị giết, ba tên bị bắt sống đã giải về để điều tra.
Viên đại thần Nôn San vừa nghe hai tên lính báo xong, mặt xanh như tàu lá, ông nắm lấy vai người lính giật giật mấy cái mà hỏi:
. Chính tai mi nghe rõ như thế chứ? Mi có thấy gì không? Hoàng hậu thoát được tai nạn trở về bình yên thật chứ?
. Dạ bẩm, con nghe nhiều người nói như thế.
Quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân nghe báo xong, lật đật bước ra xin lỗi quan khách:
. Kính thưa quí vị quan khách, đáng lẽ chúng tôi làm lễ khánh thành cho Đại Việt doanh hôm nay, nhưng đáng tiếc, một sự cố bất ưng to lớn đã xảy ra. Chúng tôi cũng như quí ngài đâu còn bụng dạ nào để tiếp tục dự lễ khánh thành nữa! Chắc chắn quí ngài lúc này ai cũng nóng ruột và cần thì giờ để lo những việc cần kíp khác. Vả lại, nếu chúng ta vui vẻ trong lúc này là mang tội với triều đình, với nhà vua và nhị vị hoàng hậu. Vậy, chúng tôi kính xin lỗi quí vị quan khách được tạm đình hoãn lại việc này. Hẹn sẽ mời quí vị trở lại trong một dịp thuận tiện khác!
Thế là chủ khách chia tay, các quan hấp tấp kéo nhau ra về.
*
Cái hung tin về một nhóm nghịch tặc dám phục kích tấn công Tả hoàng hậu làm cho vua Chey giận điên lên. Dù trời đã chiều và bệnh chưa lành hẳn, nhà vua cũng gượng dậy ra triều đường làm việc. Nhà vua hỏa tốc xuống lệnh cho hoàng thân Nặc Nậu, đại thần Mông Cun và đại thần Nôn San lập tức mở phiên họp tìm cách điều tra mấy tên tội phạm.
Nhận được lệnh vua, hoàng thân Nặc Nậu và đại thần Mông Cun liền đến công đường ngay. Riêng viên đại thần Nôn San không thấy đâu hết.
Đợi đại thần Nôn San mãi vẫn bặt tăm hơi, hai ông Nặc Nậu và Mông Cun bèn cho người đến tư dinh ông này để hỏi. Người nhà Nôn San cho biết ông đã đi dự lễ khánh thành Đại Việt doanh từ buổi sáng và giờ này vẫn chưa thấy về.
Vậy là hai ông Nặc Nậu và Mông Cun bèn một mặt cho người trình lên vua việc ấy, mặt khác, phối hợp với nhau tiến hành công việc được vua giao phó.
Nhờ khai thác những bằng chứng qua sự nhận diện các xác chết và sự tra vấn ba tên giặc bị bắt sống, triều đình Chân Lạp đã biết được âm mưu phản nghịch ấy do chính viên đại thần Nôn San cầm đầu.
Nôn San đã lợi dụng cơ hội vua Chey đau nặng, chỉ huy đồng đảng cố tranh thủ thời gian hoạt động ráo riết nhằm mục đích lật đổ ngài. Chúng tuyên truyền vua Chey quá đắm say sắc đẹp của hoàng hậu Ngọc Vạn cho nên đã bị Thuận Hóa xỏ mũi bảo gì làm nấy. Chúng cố tình bắt cóc hoàng hậu Ngọc Vạn để đặt điều kiện với vua Chey hoặc giết đi để gây mâu thuẫn giữa Oudong và Thuận Hóa. Nôn San đã tuyển lựa được một đội cảm tử gần năm mươi tên để thực hiện cuộc phục kích này. Ông cầm chắc họ dư sức áp đảo làm tê liệt đội lính ngự lâm của nhà vua trong chốc lát. Không ngờ sự xuất hiện đột ngột của nhóm dũng sĩ lạ mặt đã làm cho tình thế hoàn toàn bị đảo ngược.
Hôm ấy Nôn San đến dự lễ khánh thành Đại Việt doanh với lòng khấp khởi vui sướng. Ông chỉ đợi cái tin hoàng hậu Ngọc Vạn bị toán người lạ bắt cóc loan ra và triều đình hoảng hốt rối loạn là tùy cơ ứng biến hành động. Trong khi mọi người hồi hộp trông ngóng hoàng hậu Ngọc Vạn từng phút thì Nôn San thoải mái tủm tỉm cười thầm. Tới khi hai tên kỵ binh của phó tướng Lê Sáng báo tin biến cố đã xảy ra một cách rõ ràng ông vẫn còn ngỡ ngàng chưa tin rằng mình đã thất bại. Nôn San cẩn thận hỏi kỹ càng từng tên lính do thám xong mới chịu tin. Thế là ông không dám về nhà nữa. Lợi dụng lúc mọi người đang xôn xao chộn rộn, ông một mình một ngựa tìm đường trốn sang Xiêm.
Nôn San đã cầm đầu tổ chức phản nghịch ấy với sự bảo trợ của người Xiêm. Tại triều đình Chân Lạp cũng còn có khá nhiều nhân vật lớn nhỏ liên hệ với Nôn San. Để gây thêm thanh thế và cô lập hoàng hậu Ngọc Vạn, phe Nôn San còn tìm cách liên kết với hoàng hậu Pha Luông nữa. Không biết có hưởng ứng âm mưu đảo chánh không, nhưng vì thù ghét hoàng hậu Ngọc Vạn, hoàng hậu Pha Luông không ngần ngại mạt sát thậm tệ bà này. Vụ việc ấy cuối cùng cũng lọt đến tai vua Chey làm cho ngài giận lắm. Từ đó ngài càng không muốn gặp mặt hoàng hậu Pha Luông.
Biết bên mình còn có nhiều phần tử không tốt, nhưng vua Chey đành làm ngơ. Ngài không dám dồn họ vào đường cùng. Ngài sợ nếu hành động không khéo léo có thể làm vua Xiêm nổi giận. Tuy nhà vua khá tin tưởng sức mạnh của Thuận Hóa nhưng ngài cũng thấy được Thuận Hóa đang có một kẻ thù khác gườm sẵn bên cạnh. Khi hữu sự, Thuận Hóa chưa chắc đã rảnh tay để giúp ngài được. Rốt cục, nhà vua chỉ biết đốc thúc theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các đối tượng liên can để đề phòng chuyện bất trắc mà thôi.
Sau khi sắp xếp mọi việc, vua Chey lại ngự đến Tả cung thăm hoàng hậu Ngọc Vạn. Nhà vua suýt soa nói:
. Lạy trời, thiếu chút nữa là trẫm không còn gặp mặt ái khanh! Giờ đây sức khỏe hậu ra thế nào? Tinh thần hậu đã định tĩnh chưa?
Hoàng hậu Ngọc Vạn ôm lấy nhà vua, òa khóc nức nở:
. Nếu không có âm đức của bệ hạ hộ trì, biết đâu giờ này thiếp đã phơi xác trong rừng cho chim thú rúc rỉa!
Vua Chey an ủi:
. Thôi, đừng khóc nữa, tai qua nạn khỏi rồi! Trẫm xin lỗi đã bất lực để cho khanh phải chịu những giây phút hãi hùng như thế.
Hoàng hậu Ngọc Vạn vẫn tiếp tục khóc:
. Thiếp đã biết trước sự cố tất phải xảy ra, thế mà không cách nào đề phòng được!
Vua Chey lộ vẻ ngạc nhiên:
. Thật thế ư? Do đâu khanh biết trước sự cố ấy tất phải xảy ra?
Hoàng hậu Ngọc Vạn thưa:
. Nói chuyện này ra không biết bệ hạ có chịu tin cho không. Một đêm kia, thiếp mộng thấy một vị tiên hiện xuống bảo: “Nương nương, người hiện đang hoài thai, hãy khá giữ gìn cẩn thận, coi chừng một người đàn bà bụng dạ nhỏ nhen có thể hại tánh mạng mẹ con người!”. Ban đầu thiếp chỉ cho đó là một giấc mơ nhảm nhí. Nhưng mấy ngày sau thiếp cảm thấy mình có triệu chứng hoài thai thật. Vì thế, thiếp nghi sợ lời vị tiên báo cho trong mộng là đúng. Đến nỗi thời gian gần đây thiếp không hề dám la mắng những thị tì có lỗi. Có lẽ vì thiếp giữ gìn quá cẩn thận nên người đàn bà nào đó không hại được thiếp, lại xui ra bọn thảo khấu hại thiếp!
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2007
Chương 9 (Ngọc Vạn)
Hôm sau, trong buổi đại triều đông đủ bá quan văn võ, vua Chey phán:
. Thời gian gần đây, giặc Xiêm không dám quấy phá nước ta nữa, dân ta từ kinh đô đến các miền biên ải xa xôi đều được yên ổn làm ăn, các khanh biết nhờ đâu không?
Chính là nhờ uy lực của nước Đại Việt là nước thông gia của Chân Lạp ta. Hai nước đã thông hiếu với nhau, thề giúp đỡ nhau, coi nhau mật thiết như môi với răng. Vậy, tại sao ta không thể mở rộng lòng coi người dân Đại Việt như dân Chân Lạp? Một số người Việt vì sinh kế phải đến làm ăn trên đất nước ta, họ có tội tình gì mà ta phải xua đuổi, xa lánh, quấy phá làm hại đến họ? Trẫm nghĩ rằng đó chỉ là hành động nông nổi của một số dân ngu dốt bị người ta xúi giục. Trẫm đã xuống chiếu cho các khanh phải giúp đỡ, che chở họ, thế mà đến nay họ vẫn gặp không biết bao nhiêu là khó khăn về mặt an ninh. Tại sao vậy? Phải chăng chính kẻ thù của dân tộc ta ngầm nhúng tay vào để gây mâu thuẫn giữa hai dân tộc Đại Việt và Chân Lạp? Các khanh phải giải thích những điều lợi hại ấy cho dân chúng hiểu hầu tránh gây ra những lỗi lầm đáng tiếc, có thể làm sứt mẻ tình hòa hiếu giữa hai dân tộc. Chư khanh có làm được việc đó không?
Đại thần Mông Cun với giọng chua xót tâu:
. Thần xin góp ý thêm về việc này. Những chuyện bức hiếp người Việt quả có xảy ra nhiều nơi thật, nhưng không phải do dân bản xứ gây nên mà phần nhiều lại do các sắc dân ngoại kiều khác, cũng chỉ vì sự va chạm mâu thuẫn quyền lợi với nhau thôi. Bởi thế, vấn đề tuy nhỏ mà giải quyết thì lại rất khó. Thần nghĩ chúng ta chỉ có quyền khuyên ngăn, hòa giải họ chứ không thể nào thẳng tay trừng trị những kẻ phạm tội được. Mà không thẳng tay trừng trị được thì kẻ phạm dễ sinh khinh nhờn, dễ tái phạm, dễ làm cho kẻ xấu khác bắt chước. Giả như một người Xiêm giết một người Việt, theo luật, người Xiêm đó phải bị xử tử, nhưng nếu chúng ta thi hành hình án ấy, nước Xiêm lập tức có cớ để gây hấn với ta, họ sẽ làm khó làm dễ đủ điều. Đó là kinh nghiệm qua bao nhiêu lần trước dưới thời tiên vương. Nhiều phán quan chỉ vì xử án quá ngay thẳng nghiêm minh, làm mích lòng cường bang, lật qua lật lại vị phán quan ấy bỗng trở thành vật cúng thần. Cái thế nước ta bây giờ khó là ở chỗ đó! Cho nên các quan chức địa phương thường làm ngơ trước những vi phạm kia. Thần trộm nghĩ đây chính là lúc thánh thượng nên minh định lại phép nước, bố cáo cho quốc dân lẫn ngoại kiều cùng biết rõ ràng. Có như thế, kẻ cầm cân công lý mới có chỗ dựa vững chắc để làm việc chí công vô tư! Lúc đó mới mong những sự tranh chấp quyền lợi giữa các ngoại kiều được giải quyết công bằng thỏa đáng!
Vua Chey lại hỏi:
. Còn ai có ý kiến gì về vấn đề này nữa không?
Hoàng thân Nặc Nậu bước ra tâu:
. Thần cũng đồng ý với đại thần Mông Cun về việc bệ hạ nên minh định lại phép nước thì người thi hành phép nước mới vững lòng làm việc được. Ngày nào phép nước chưa được tái minh định, thần e những kẻ thi hành phép nước vẫn còn phải e dè vì sợ phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ do mình thi hành đúng trách nhiệm. Đó là chưa nói đến những kẻ a dua theo thời, lạm dụng sự thiếu rõ ràng của phép nước, tùy tiện theo ý mình khi phân xử, có thể gây ra những tình trạng tồi bại hơn!
Vua Chey nói:
. Minh định lại phép nước, đó là một ý kiến rất hay. Trẫm sẽ cho người nghiên cứu và thực hiện. Lâu nay nước Chân Lạp ta bị cường bang lấn áp, kỷ cương nghiêng đổ, pháp luật lơi lõng đã thành lề. Nay muốn chấn chỉnh cũng phải đi từng bước, không thể thực hành tức thời được. Trước mắt, chúng ta không nên để cho người Việt bị chèn ép, bắt nạt, vì như thế, chúng ta sẽ làm giảm thiện cảm của chính quyền Thuận Hóa, một chính quyền đang triệt để ủng hộ nước ta chống lại người Xiêm. Do đó, trẫm quyết định cho phép cộng đồng di dân người Việt thành lập những đội võ trang để họ có thể tự vệ. Chư khanh có ý kiến gì về vấn đề này không?
Vua Chey vừa phán xong, lập tức các quan lớn nhỏ nhốn nháo đưa mắt nhìn nhau. Nhà vua nhìn thấy rõ vẻ bất mãn, giận dữ biểu lộ bất thần trên gương mặt nhiều đại thần của mình. Nhưng thoáng chốc, mọi người đều biết kìm hãm sự biểu lộ thứ tình cảm có thể gây tai họa cho mình ấy lại. Dù vậy, không khí buổi chầu vẫn không thoát trạng thái ngột ngạt khó thở.
Một lát sau, quan đại thần Nôn San bước ra tâu:
. Hoàng thượng cho phép thần trình bày: Từ cổ chí kim, chấp nhận một cộng đồng kiều dân sống trên đất nước mình được võ trang tự vệ vẫn là việc đại cấm kỵ. Như thế có khác chi đem cọp về nuôi trong nhà! Khi nó trở chứng bất ngờ muốn ăn thịt mình thì làm sao mình trở tay cho kịp? Xin thánh thượng xét lại vấn đề này!
Vua Chey chưa kịp phán lời gì thì đại thần Mông Cun lại tâu:
. Xin thánh thượng coi việc an ninh quốc gia là trọng, ta không thể chấp nhận một cộng đồng ngoại kiều nào võ trang tự vệ trong lãnh thổ mình như thế. Nó chắc chắn sẽ như là một cái ung nhọt nhức nhối trong thân thể ta. Khi nó đã phát tác, muốn trừ bỏ nó đi sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, nếu thánh thượng cho phép người Việt làm như vậy, lỡ người Xiêm, người Hoa, người Mã Lai cũng bắt chước mà đòi hỏi như thế, bệ hạ sẽ trả lời họ sao đây? Thần cúi xin bệ hạ xét lại chuyện này kẻo rồi hối hận không kịp!
Vua Chey vẫn chăm chú theo dõi phản ứng của mọi người. Bây giờ thì ngài thấy rõ cái việc mà ngài nói với hoàng hậu Ngọc Vạn “Chuyện này không khó lắm, đừng bận tâm” ấy lại thật sự không dễ chút nào. Khi hai ông Nôn San và Mông Cun tâu bày lý lẽ phản bác, vua Chey đã thấy hầu hết các quan đều tỏ vẻ tán đồng.
Đại thần Mông Cun tâu bày xong chưa kịp bước lui thì đã có nhiều vị đại thần khác dợm bước ra. Vua Chey thấy tình hình quá bất lợi như vậy bèn phán:
. Thôi, tạm thời hãy gác việc ấy lại đã! Bây giờ chúng ta bàn sang chuyện khác...
*
Sau khi bãi chầu, vua Chey thẫn thờ trở về cung. Ngài không ngờ một đấng chủ tể đang được muôn dân tin cậy, ủng hộ như ngài giờ lại gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan thế này. Nếu chiều ý hoàng hậu Ngọc Vạn, ngài sẽ bị thần dân phản đối, sự nguy hại chưa biết tới mức nào. Cái gương phụ thân ngài cũng vì hoảng sợ trước sự phẫn nộ của dân chúng mà phải nhường ngôi cho ngài đâu xa xôi gì! Nhưng ngài đã hứa như đinh đóng cột với hoàng hậu Ngọc Vạn như thế, biết ăn nói làm sao bây giờ? Làm phật lòng hoàng hậu Ngọc Vạn là điều ngài càng nên tránh. Nào tình yêu! Nào ơn nghĩa! Sau lưng hoàng hậu là một hậu thuẫn vững chắc bảo vệ cho ngai vàng của ngài: triều đình Thuận Hóa!
Ngài biết bọn tay chân người Xiêm còn rất nhiều đang nín thở qua sông, chịu đặt mình dưới quyền ngài, nhưng nếu gặp cơ hội, họ sẽ không để cho ngài yên. Ngài biết còn một số hoàng thân quốc thích đang nhòm ngó đến ngai vàng của ngài. Hoàng hậu Ngọc Vạn như một lá bùa mà ngài cần có để trừ ma yểm quỉ. Nếu không có lá bùa Ngọc Vạn việc gì sẽ xảy đến cho ngài? Hàng vạn quân Xiêm hung tàn sẽ tràn sang chà đạp đất nước ngài, tàn sát đồng bào ngài! Những kẻ có tinh thần thân Xiêm, bài Việt sẽ ra mặt nối dáo cho giặc. Rồi dân tộc ngài, bản thân ngài sẽ đi về đâu? Các quan cũng có lý của họ, người Việt cũng có thể không khác gì người Xiêm! Nhưng với ngài, ít nhất ngài đã chứng kiến sự tàn ác dã man của người Xiêm, còn người Việt thì ngài chưa thấy gì. Vả lại, ngài đang là con rể của chúa Thuận Hóa! Ai hiểu cho lòng ngài? Chưa bao giờ ngài cảm thấy mình cô đơn ghê gớm như lúc này! Không dựa vào Đại Việt thì bị người Xiêm bắt nạt, muốn dựa Đại Việt tất phải nhượng bộ này nọ lại làm cho quốc dân nghi sợ, phản ứng. Chưa bao giờ ngài cảm thấy thấm thía nỗi đau nhục ê chề của người cầm quyền một đất nước nhược tiểu ở bên cạnh những cường bang đến như thế! Ta làm sao để có binh hùng tướng mạnh? Ta làm sao để tự lực tự cường? Nhà vua suy nghĩ đến phờ phạc cả người, đầu nhức như búa bổ mà vẫn không thể nào tìm ra được một lối thoát...
Thế rồi vua Chey lâm bệnh. Ban đầu tưởng bệnh sơ sài, ngài vẫn gượng ra triều coi việc. Nhưng mấy ngày sau thì ngài không kham nổi nữa. Ngài phải nằm liệt giường uống thuốc cả tháng. Mọi việc triều chính bấy giờ phải tạm thời giao cho hoàng thân Nặc Nậu và đại thần Nôn San xử lý.
Vào thời gian vua Chey nằm bệnh, hoàng hậu Ngọc Vạn mỗi ngày vẫn tới vấn an, săn sóc thuốc men cho ngài. Trong khi đó, hoàng hậu Pha Luông vì cố tránh mặt hoàng hậu Ngọc Vạn nên rất ít khi gặp mặt vua được lâu. Bà vẫn cho người hầu thăm chừng trước, khi biết chắc không có mặt hoàng hậu Ngọc Vạn bà mới đến thăm vua. Lại có lúc bà đang ở bên cạnh vua mà thấy hoàng hậu Ngọc Vạn đến, bà liền tìm cớ cáo từ ra về. Thành ra chỉ ở Tả cung và Hữu cung mà hai người cách trở như sao Hôm và sao Mai.
Một hôm, nhân lúc thấy vua Chey hơi khỏe người, hoàng hậu Ngọc Vạn nói:
. Thánh thượng khỏe lại thế này thiếp thật mừng khôn xiết. Mấy hôm liền thánh thượng nằm liệt giường làm thiếp lo sợ lắm. Nếu thánh thượng có mệnh hệ nào thì chắc thiếp cũng xin theo hầu thánh thượng ở chốn tuyền đài thôi!
Vua Chey cười:
. Ái khanh nói gì mà nghe dễ sợ vậy? Phong tục Chân Lạp đâu có như phong tục Chiêm Thành khi vua mất thì hoàng hậu phải thiêu thân chết theo vua? Hậu đừng lo sợ điều đó!
Ngọc Vạn thưa:
. Thiếp đâu có sợ việc đó! Trái lại, thiếp còn mong được theo hầu bệ hạ nữa chứ! Thiếp chỉ sợ hoặc bệ hạ không muốn cho thiếp theo, hoặc phong tục Chân Lạp không cho phép, để thiếp phải ở lại cõi trần trong cô đơn, bị người ta chèn ép hành hạ thì khổ biết bao nhiêu!
Vua Chey lộ vẻ ngạc nhiên:
. Ái khanh sao lo xa quá. Ai mà có thể chèn ép hành hạ ái khanh được?
Ngọc Vạn hạ giọng:
. Nói bệ hạ bỏ qua cho, thật tình thiếp khiếp sợ người Lào lắm! Ngày còn ở Đại Việt, thiếp vẫn nghe nói người Lào sở trường về những môn thư, yểm, họ có thể làm cho kẻ thù của họ điên khùng, tật nguyền, dở chết dở sống... Như bệ hạ thấy đó, Hữu hoàng hậu gặp thiếp đâu thì tránh mặt đó, bà ta có thương gì thiếp! Nói trời không nghe lỗ miệng, nếu bệ hạ có bề nào thì con của bà ta sẽ lên kế vị, khi đó e rằng thân thiếp sẽ không có đất chôn chứ chẳng chơi đâu!
Nói xong, hoàng hậu Ngọc Vạn cúi mặt khóc sùi sụt... Vua Chey bất chợt thấy bực mình: Đàn bà sao mà giống nhau đến thế! Nhưng rồi vẻ bi thương của hoàng hậu đã khiến nhà vua cảm thấy mủi lòng... Ngài cũng hơi ngạc nhiên vì từ nhỏ ngài chưa nghe ai nói người Lào sử dụng bùa ngải bao giờ. Ngài an ủi:
. Hậu chớ quá lo mà sinh ốm. Người Lào mà bùa phép nỗi gì? Trẫm chưa hề nghe ai nói đến chuyện đó!
Hoàng hậu Ngọc Vạn nói:
. Vì người Lào quá kín đáo nên bệ hạ không rõ đấy thôi! Khi họ đã ghét ai thì kẻ ấy khó mà thoát tai biến!
Vua Chey bỗng nói đùa:
. Có khi nào hoàng hậu Pha Luông đã thư trẫm không? Thời gian gần đây trẫm thưa thớt tới Hữu cung bà ấy có giận ghét trẫm không biết?
Ngọc Vạn nghiêm trang nói:
. Biết đâu được! Nhưng bệ hạ đâu cần lo chuyện đó. Bùa phép chỉ hại được những kẻ tầm thường như thiếp, còn bệ hạ mang chân mạng đế vương có thần linh phò trợ thì ai mà hại được!
Tuy không hẳn tin lời hoàng hậu Ngọc Vạn, nhưng từ đó, vua Chey cũng dè chừng
hoàng hậu Pha Luông.
. Thời gian gần đây, giặc Xiêm không dám quấy phá nước ta nữa, dân ta từ kinh đô đến các miền biên ải xa xôi đều được yên ổn làm ăn, các khanh biết nhờ đâu không?
Chính là nhờ uy lực của nước Đại Việt là nước thông gia của Chân Lạp ta. Hai nước đã thông hiếu với nhau, thề giúp đỡ nhau, coi nhau mật thiết như môi với răng. Vậy, tại sao ta không thể mở rộng lòng coi người dân Đại Việt như dân Chân Lạp? Một số người Việt vì sinh kế phải đến làm ăn trên đất nước ta, họ có tội tình gì mà ta phải xua đuổi, xa lánh, quấy phá làm hại đến họ? Trẫm nghĩ rằng đó chỉ là hành động nông nổi của một số dân ngu dốt bị người ta xúi giục. Trẫm đã xuống chiếu cho các khanh phải giúp đỡ, che chở họ, thế mà đến nay họ vẫn gặp không biết bao nhiêu là khó khăn về mặt an ninh. Tại sao vậy? Phải chăng chính kẻ thù của dân tộc ta ngầm nhúng tay vào để gây mâu thuẫn giữa hai dân tộc Đại Việt và Chân Lạp? Các khanh phải giải thích những điều lợi hại ấy cho dân chúng hiểu hầu tránh gây ra những lỗi lầm đáng tiếc, có thể làm sứt mẻ tình hòa hiếu giữa hai dân tộc. Chư khanh có làm được việc đó không?
Đại thần Mông Cun với giọng chua xót tâu:
. Thần xin góp ý thêm về việc này. Những chuyện bức hiếp người Việt quả có xảy ra nhiều nơi thật, nhưng không phải do dân bản xứ gây nên mà phần nhiều lại do các sắc dân ngoại kiều khác, cũng chỉ vì sự va chạm mâu thuẫn quyền lợi với nhau thôi. Bởi thế, vấn đề tuy nhỏ mà giải quyết thì lại rất khó. Thần nghĩ chúng ta chỉ có quyền khuyên ngăn, hòa giải họ chứ không thể nào thẳng tay trừng trị những kẻ phạm tội được. Mà không thẳng tay trừng trị được thì kẻ phạm dễ sinh khinh nhờn, dễ tái phạm, dễ làm cho kẻ xấu khác bắt chước. Giả như một người Xiêm giết một người Việt, theo luật, người Xiêm đó phải bị xử tử, nhưng nếu chúng ta thi hành hình án ấy, nước Xiêm lập tức có cớ để gây hấn với ta, họ sẽ làm khó làm dễ đủ điều. Đó là kinh nghiệm qua bao nhiêu lần trước dưới thời tiên vương. Nhiều phán quan chỉ vì xử án quá ngay thẳng nghiêm minh, làm mích lòng cường bang, lật qua lật lại vị phán quan ấy bỗng trở thành vật cúng thần. Cái thế nước ta bây giờ khó là ở chỗ đó! Cho nên các quan chức địa phương thường làm ngơ trước những vi phạm kia. Thần trộm nghĩ đây chính là lúc thánh thượng nên minh định lại phép nước, bố cáo cho quốc dân lẫn ngoại kiều cùng biết rõ ràng. Có như thế, kẻ cầm cân công lý mới có chỗ dựa vững chắc để làm việc chí công vô tư! Lúc đó mới mong những sự tranh chấp quyền lợi giữa các ngoại kiều được giải quyết công bằng thỏa đáng!
Vua Chey lại hỏi:
. Còn ai có ý kiến gì về vấn đề này nữa không?
Hoàng thân Nặc Nậu bước ra tâu:
. Thần cũng đồng ý với đại thần Mông Cun về việc bệ hạ nên minh định lại phép nước thì người thi hành phép nước mới vững lòng làm việc được. Ngày nào phép nước chưa được tái minh định, thần e những kẻ thi hành phép nước vẫn còn phải e dè vì sợ phải gánh chịu những hậu quả bất ngờ do mình thi hành đúng trách nhiệm. Đó là chưa nói đến những kẻ a dua theo thời, lạm dụng sự thiếu rõ ràng của phép nước, tùy tiện theo ý mình khi phân xử, có thể gây ra những tình trạng tồi bại hơn!
Vua Chey nói:
. Minh định lại phép nước, đó là một ý kiến rất hay. Trẫm sẽ cho người nghiên cứu và thực hiện. Lâu nay nước Chân Lạp ta bị cường bang lấn áp, kỷ cương nghiêng đổ, pháp luật lơi lõng đã thành lề. Nay muốn chấn chỉnh cũng phải đi từng bước, không thể thực hành tức thời được. Trước mắt, chúng ta không nên để cho người Việt bị chèn ép, bắt nạt, vì như thế, chúng ta sẽ làm giảm thiện cảm của chính quyền Thuận Hóa, một chính quyền đang triệt để ủng hộ nước ta chống lại người Xiêm. Do đó, trẫm quyết định cho phép cộng đồng di dân người Việt thành lập những đội võ trang để họ có thể tự vệ. Chư khanh có ý kiến gì về vấn đề này không?
Vua Chey vừa phán xong, lập tức các quan lớn nhỏ nhốn nháo đưa mắt nhìn nhau. Nhà vua nhìn thấy rõ vẻ bất mãn, giận dữ biểu lộ bất thần trên gương mặt nhiều đại thần của mình. Nhưng thoáng chốc, mọi người đều biết kìm hãm sự biểu lộ thứ tình cảm có thể gây tai họa cho mình ấy lại. Dù vậy, không khí buổi chầu vẫn không thoát trạng thái ngột ngạt khó thở.
Một lát sau, quan đại thần Nôn San bước ra tâu:
. Hoàng thượng cho phép thần trình bày: Từ cổ chí kim, chấp nhận một cộng đồng kiều dân sống trên đất nước mình được võ trang tự vệ vẫn là việc đại cấm kỵ. Như thế có khác chi đem cọp về nuôi trong nhà! Khi nó trở chứng bất ngờ muốn ăn thịt mình thì làm sao mình trở tay cho kịp? Xin thánh thượng xét lại vấn đề này!
Vua Chey chưa kịp phán lời gì thì đại thần Mông Cun lại tâu:
. Xin thánh thượng coi việc an ninh quốc gia là trọng, ta không thể chấp nhận một cộng đồng ngoại kiều nào võ trang tự vệ trong lãnh thổ mình như thế. Nó chắc chắn sẽ như là một cái ung nhọt nhức nhối trong thân thể ta. Khi nó đã phát tác, muốn trừ bỏ nó đi sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, nếu thánh thượng cho phép người Việt làm như vậy, lỡ người Xiêm, người Hoa, người Mã Lai cũng bắt chước mà đòi hỏi như thế, bệ hạ sẽ trả lời họ sao đây? Thần cúi xin bệ hạ xét lại chuyện này kẻo rồi hối hận không kịp!
Vua Chey vẫn chăm chú theo dõi phản ứng của mọi người. Bây giờ thì ngài thấy rõ cái việc mà ngài nói với hoàng hậu Ngọc Vạn “Chuyện này không khó lắm, đừng bận tâm” ấy lại thật sự không dễ chút nào. Khi hai ông Nôn San và Mông Cun tâu bày lý lẽ phản bác, vua Chey đã thấy hầu hết các quan đều tỏ vẻ tán đồng.
Đại thần Mông Cun tâu bày xong chưa kịp bước lui thì đã có nhiều vị đại thần khác dợm bước ra. Vua Chey thấy tình hình quá bất lợi như vậy bèn phán:
. Thôi, tạm thời hãy gác việc ấy lại đã! Bây giờ chúng ta bàn sang chuyện khác...
*
Sau khi bãi chầu, vua Chey thẫn thờ trở về cung. Ngài không ngờ một đấng chủ tể đang được muôn dân tin cậy, ủng hộ như ngài giờ lại gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan thế này. Nếu chiều ý hoàng hậu Ngọc Vạn, ngài sẽ bị thần dân phản đối, sự nguy hại chưa biết tới mức nào. Cái gương phụ thân ngài cũng vì hoảng sợ trước sự phẫn nộ của dân chúng mà phải nhường ngôi cho ngài đâu xa xôi gì! Nhưng ngài đã hứa như đinh đóng cột với hoàng hậu Ngọc Vạn như thế, biết ăn nói làm sao bây giờ? Làm phật lòng hoàng hậu Ngọc Vạn là điều ngài càng nên tránh. Nào tình yêu! Nào ơn nghĩa! Sau lưng hoàng hậu là một hậu thuẫn vững chắc bảo vệ cho ngai vàng của ngài: triều đình Thuận Hóa!
Ngài biết bọn tay chân người Xiêm còn rất nhiều đang nín thở qua sông, chịu đặt mình dưới quyền ngài, nhưng nếu gặp cơ hội, họ sẽ không để cho ngài yên. Ngài biết còn một số hoàng thân quốc thích đang nhòm ngó đến ngai vàng của ngài. Hoàng hậu Ngọc Vạn như một lá bùa mà ngài cần có để trừ ma yểm quỉ. Nếu không có lá bùa Ngọc Vạn việc gì sẽ xảy đến cho ngài? Hàng vạn quân Xiêm hung tàn sẽ tràn sang chà đạp đất nước ngài, tàn sát đồng bào ngài! Những kẻ có tinh thần thân Xiêm, bài Việt sẽ ra mặt nối dáo cho giặc. Rồi dân tộc ngài, bản thân ngài sẽ đi về đâu? Các quan cũng có lý của họ, người Việt cũng có thể không khác gì người Xiêm! Nhưng với ngài, ít nhất ngài đã chứng kiến sự tàn ác dã man của người Xiêm, còn người Việt thì ngài chưa thấy gì. Vả lại, ngài đang là con rể của chúa Thuận Hóa! Ai hiểu cho lòng ngài? Chưa bao giờ ngài cảm thấy mình cô đơn ghê gớm như lúc này! Không dựa vào Đại Việt thì bị người Xiêm bắt nạt, muốn dựa Đại Việt tất phải nhượng bộ này nọ lại làm cho quốc dân nghi sợ, phản ứng. Chưa bao giờ ngài cảm thấy thấm thía nỗi đau nhục ê chề của người cầm quyền một đất nước nhược tiểu ở bên cạnh những cường bang đến như thế! Ta làm sao để có binh hùng tướng mạnh? Ta làm sao để tự lực tự cường? Nhà vua suy nghĩ đến phờ phạc cả người, đầu nhức như búa bổ mà vẫn không thể nào tìm ra được một lối thoát...
Thế rồi vua Chey lâm bệnh. Ban đầu tưởng bệnh sơ sài, ngài vẫn gượng ra triều coi việc. Nhưng mấy ngày sau thì ngài không kham nổi nữa. Ngài phải nằm liệt giường uống thuốc cả tháng. Mọi việc triều chính bấy giờ phải tạm thời giao cho hoàng thân Nặc Nậu và đại thần Nôn San xử lý.
Vào thời gian vua Chey nằm bệnh, hoàng hậu Ngọc Vạn mỗi ngày vẫn tới vấn an, săn sóc thuốc men cho ngài. Trong khi đó, hoàng hậu Pha Luông vì cố tránh mặt hoàng hậu Ngọc Vạn nên rất ít khi gặp mặt vua được lâu. Bà vẫn cho người hầu thăm chừng trước, khi biết chắc không có mặt hoàng hậu Ngọc Vạn bà mới đến thăm vua. Lại có lúc bà đang ở bên cạnh vua mà thấy hoàng hậu Ngọc Vạn đến, bà liền tìm cớ cáo từ ra về. Thành ra chỉ ở Tả cung và Hữu cung mà hai người cách trở như sao Hôm và sao Mai.
Một hôm, nhân lúc thấy vua Chey hơi khỏe người, hoàng hậu Ngọc Vạn nói:
. Thánh thượng khỏe lại thế này thiếp thật mừng khôn xiết. Mấy hôm liền thánh thượng nằm liệt giường làm thiếp lo sợ lắm. Nếu thánh thượng có mệnh hệ nào thì chắc thiếp cũng xin theo hầu thánh thượng ở chốn tuyền đài thôi!
Vua Chey cười:
. Ái khanh nói gì mà nghe dễ sợ vậy? Phong tục Chân Lạp đâu có như phong tục Chiêm Thành khi vua mất thì hoàng hậu phải thiêu thân chết theo vua? Hậu đừng lo sợ điều đó!
Ngọc Vạn thưa:
. Thiếp đâu có sợ việc đó! Trái lại, thiếp còn mong được theo hầu bệ hạ nữa chứ! Thiếp chỉ sợ hoặc bệ hạ không muốn cho thiếp theo, hoặc phong tục Chân Lạp không cho phép, để thiếp phải ở lại cõi trần trong cô đơn, bị người ta chèn ép hành hạ thì khổ biết bao nhiêu!
Vua Chey lộ vẻ ngạc nhiên:
. Ái khanh sao lo xa quá. Ai mà có thể chèn ép hành hạ ái khanh được?
Ngọc Vạn hạ giọng:
. Nói bệ hạ bỏ qua cho, thật tình thiếp khiếp sợ người Lào lắm! Ngày còn ở Đại Việt, thiếp vẫn nghe nói người Lào sở trường về những môn thư, yểm, họ có thể làm cho kẻ thù của họ điên khùng, tật nguyền, dở chết dở sống... Như bệ hạ thấy đó, Hữu hoàng hậu gặp thiếp đâu thì tránh mặt đó, bà ta có thương gì thiếp! Nói trời không nghe lỗ miệng, nếu bệ hạ có bề nào thì con của bà ta sẽ lên kế vị, khi đó e rằng thân thiếp sẽ không có đất chôn chứ chẳng chơi đâu!
Nói xong, hoàng hậu Ngọc Vạn cúi mặt khóc sùi sụt... Vua Chey bất chợt thấy bực mình: Đàn bà sao mà giống nhau đến thế! Nhưng rồi vẻ bi thương của hoàng hậu đã khiến nhà vua cảm thấy mủi lòng... Ngài cũng hơi ngạc nhiên vì từ nhỏ ngài chưa nghe ai nói người Lào sử dụng bùa ngải bao giờ. Ngài an ủi:
. Hậu chớ quá lo mà sinh ốm. Người Lào mà bùa phép nỗi gì? Trẫm chưa hề nghe ai nói đến chuyện đó!
Hoàng hậu Ngọc Vạn nói:
. Vì người Lào quá kín đáo nên bệ hạ không rõ đấy thôi! Khi họ đã ghét ai thì kẻ ấy khó mà thoát tai biến!
Vua Chey bỗng nói đùa:
. Có khi nào hoàng hậu Pha Luông đã thư trẫm không? Thời gian gần đây trẫm thưa thớt tới Hữu cung bà ấy có giận ghét trẫm không biết?
Ngọc Vạn nghiêm trang nói:
. Biết đâu được! Nhưng bệ hạ đâu cần lo chuyện đó. Bùa phép chỉ hại được những kẻ tầm thường như thiếp, còn bệ hạ mang chân mạng đế vương có thần linh phò trợ thì ai mà hại được!
Tuy không hẳn tin lời hoàng hậu Ngọc Vạn, nhưng từ đó, vua Chey cũng dè chừng
hoàng hậu Pha Luông.
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2007
Chương 8 (Ngọc Vạn)
Từ thế kỷ 17, những người Việt ly tán tha phương đã có dịp bước chân đến khắp nơi miền Thủy Chân Lạp.
Trước đó, toàn miền chỉ có những bộ lạc dân thiểu số sống biệt lập cách nhau hằng mấy trăm dặm. Họ không muốn tiếp xúc với những dân tộc văn minh hơn họ. Họ sống như ẩn mình, cư sở của mỗi bộ lạc thường là từng khoảnh một giữa chốn rừng sâu. Đất đai màu mỡ, chim thú đầy dẫy, tôm cá nơi nào cũng có, nên việc kiếm ăn của họ rất thoải mái. Cái khó khăn họ gặp phải chỉ là thiếu muối. Lâu lâu họ phải cử người đem đặc sản khô như thịt nai, thịt heo rừng, thịt nhím... và nhất là mật ong đi thật xa để đổi chác lấy thứ nhu yếu phẩm này. Làm ra của cải thì quá dễ, nhưng những bộ lạc sống biệt lập này không thể nào vươn mình lên nổi. Bao nhiêu thứ bệnh tật lúc nào cũng sẵn sàng giết hại họ, đó là chưa kể thú dữ, độc vật cũng luôn hoành hành đe dọa... Trải bao nhiêu đời dân số họ cũng không tiến triển mấy, có khi còn thụt lùi và có cả những bộ lạc dần đi tới chỗ diệt vong nữa.
Về sau, một số thương gia người Chân Lạp cũng như người nước ngoài đã mạo hiểm băng rừng tìm tới nơi ở những bộ lạc này để buôn bán. Những chuyến buôn bán mạo hiểm ấy có khi giúp người ta thành công như những chuyến đi tìm trầm, đi đào vàng trúng mối. Sau những chuyến đi buôn dần quen đường, dò biết những chỗ nào có thể làm ăn khá, con buôn nước ngoài bèn hướng dẫn đồng bào của họ đến khai thác để sinh sống. Dần dần, người ta thấy người Hoa, người Xiêm, người Mã Lai, người Nam Dương, người Chàm đã chiếm nhiều khu vực làm ăn thuận lợi, họ qui tụ đông nhất là vùng Mỗi Xuy (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai). Chỉ có điều bất tiện cho họ là họ vẫn bị coi như dân lậu, chưa được sự thừa nhận chính thức của chính quyền Chân Lạp. Vì thế, họ thường trở thành miếng mồi béo bổ cho những viên chức có thẩm quyền ở các địa phương rúc rỉa.
*
Từ khi vua Chey xuống chiếu cho phép người Việt di dân đến Thủy Chân Lạp làm ăn thì mầm mống các tổ chức chống người Việt ở Chân Lạp bắt đầu manh nha. Viên đại thần Nôn San, một người thân Xiêm, cho rằng mối họa từ người Việt rồi sẽ trở nên trầm trọng hơn cả mối họa từ người Xiêm. Phe đảng của Nôn San ra sức cổ võ tinh thần bài Việt đối với dân bản xứ. Do đó, rất nhiều nơi người dân địa phương hết sức hững hờ, xa lánh hoặc đối xử khắt khe với di dân người Việt. Những sắc dân ngoại nhập khác cũng lợi dụng sự kỳ thị giữa dân bản xứ đối với người Việt để lấn áp, xua đuổi người Việt.
Vùng Mỗi Xuy lúc bấy giờ là nơi tập trung đông đảo nhiều sắc dân khác nhau. Thói thường trong cảnh lưu lạc tha phương, những người cùng nòi giống thường tìm cách sống gần nhau để giúp đỡ nhau, bênh vực nhau khi nguy biến. Người Việt đến địa bàn này muộn nhất nên những chỗ làm ăn thuận lợi gần như không còn. Các sắc dân đến cư ngụ trước tại đây sợ người Việt cùng làm ăn sẽ gây ảnh hưởng thiệt thòi đến quyền lợi của họ nên có thái độ kỳ thị thấy rõ. Phần đông họ cố tránh giao dịch với người Việt, tẩy chay không thuê không mướn người Việt dù họ rất cần người. Dị ứng với người Việt mạnh mẽ nhất là dân Chàm, đó cũng là chuyện dễ hiểu.
Không hòa đồng được với cộng đồng đa chủng, nhiều người Việt kéo nhau tách riêng đi khai khẩn rừng hoang làm ăn. Tới lúc này nhiều người Việt đã bắt đầu cảm thấy chùn chân trước thực tế. Rừng rú thâm u tràn ngập muỗi mòng và vắt đỉa là giống trùng hút máu người thật đáng sợ. Những thứ trùng độc khác như rắn rết, bò cạp bất cứ chỗ nào cũng có thể có. Trời nóng nực, người ta cởi cái áo vắt lên một cành cây, khi lấy áo mặc lại nếu không xem xét cẩn thận liền có thể bị năm bảy mồi độc của bò cạp chích vào lưng, vào nách... nhức nhối tận tim gan. Tay vô ý vít một cành cây có thể bị con rắn lục mổ một miếng có khi thiệt mạng...
Độc hại nhất là giống muỗi đã gieo rắc không biết bao nhiêu nỗi hãi hùng. Gần một nửa số người khai hoang rừng mắc bệnh sốt rét. Sợ bệnh đến nỗi người ta phải nướng con trùn hổ (giun đất loại lớn) mà ăn. Nhiều người vẫn tin thịt loại trùn hổ này trị được bệnh sốt rét. Người chết bệnh quá nhiều đã làm cho ai nấy phát hoảng.
Tới khi trồng trọt được, hoa màu lên xanh tốt chưa kịp mừng thì từng đàn khỉ từ đâu kéo về bẻ phá tả tơi. Những nương sắn củ còn non cũng bị những đàn voi tràn về dày xéo hoặc nhổ tung lên. Những nương lúa thì bị hàng trăm hàng ngàn chim chóc chiếu cố rỉa hạt rỉa bông... Người ta có cảm tưởng trời cho thấy mà không cho ăn. Họ kháo nhau đây là sự cảnh cáo, sự xua đuổi của thần rừng.
Có người thấy trồng trọt khó khăn muốn bước sang nghề săn thú, đánh cá. Nhưng đến bất cứ nơi nào họ cũng bị những người lạ hung tợn giành giựt, hăm dọa, tấn công sát hại. Đã có lần một người Việt đi săn bị đâm chết vứt xác trong rừng. Sau đó lại có vài người Việt khác bị kẻ lạ đánh đuổi phải chạy bán mạng mới thoát.
Về nơi ăn chốn ở cũng không yên. Thỉnh thoảng lại có vụ phát hỏa khi người trong nhà đã ra nương rẫy hết mà không biết nguyên do. Vài khi cháy lây cả vùng.
Lần kinh hoàng nhất cho người Việt là lần bị bỏ thuốc độc trong giếng nước uống. Hôm đó, tự nhiên toàn vùng sau bữa cơm chiều nhiều người thình lình bị mắc bệnh thổ tả. Một số trẻ em đã phải thiệt mạng. Người Việt phải khốn khổ nhiều ngày vì chuyện nước dùng, phải đào lại những cái giếng mới và phải bảo vệ cẩn thận chứ không dám coi thường như trước...
Những sự việc đó đã làm cho đám di dân người Việt lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Nhiều người sợ đến nhập tâm, nhìn quanh thấy bất cứ cái gì cũng có thể hại mình được. Sợ đủ thứ, sợ người lạ, sợ cọp beo, sợ voi, sợ gấu, sợ cả đến những con vật nhỏ nhoi như con ong, con kiến và thậm chí sợ đến cả con cá, con chim...
“Tới đây đất nước lạ lùng,
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kiêng!”
Rất nhiều người muốn trốn về xứ sở. Nhưng muốn trốn cũng không dễ! Bao nhiêu nguy hiểm sẵn sàng chờ họ: đau ốm dọc đường, gặp thú dữ sát hại, thổ dân lột da xẻo thịt như lời đồn... Đó là chưa nói nếu về nước còn có thể bị triều đình ghép tội nữa. Nhìn chung, tình trạng người di dân Việt đến xứ Mỗi Xuy gặp toàn cảnh chán ngán, bi quan đến tột cùng...
Số phận đoàn di dân người Việt đến xứ Nông Nại cũng chẳng khá hơn gì. Khi họ đến, nơi đây cũng đã có người Hoa, người Xiêm, người Chàm, Mã Lai, Nam Dương... đang tranh nhau khai thác. Người Hoa, người Nam Dương, Mã Lai chuyên nghề buôn bán, người Chàm, người Xiêm phần nhiều làm công nông... Họ cũng ra mặt kỳ thị, tránh giao tiếp với người Việt như những nơi khác.
Việc còn lại cho người Việt lại đưa nhau đi phá rừng làm ăn. Họ cũng gặp không biết bao nhiêu nỗi gian nan khốn đốn vì bệnh tật, thú dữ. Nói chung thiên thời, địa lợi, nhân hòa người Việt đều không có...
Có lần di dân Việt đang khai khẩn một khu đồng bằng rộng lớn thì bỗng chạm mặt với một số thổ dân cùng dân Xiêm cũng đang khai khẩn khu đất gần đó. Hai bên đều khai khẩn canh tác chỉ cách nhau một cánh rừng mỏng mà không bên nào biết nhau. Tới khi cánh rừng mỏng kia bị đốt cháy mới lộ ra nhau. Đám thổ dân cùng bọn người Xiêm hung hăng tranh giành phần đất mới cháy và lấn sang cả đất người Việt đã canh tác. Họ bảo đó là vùng họ đã khoanh từ lâu. Những hoa màu người Việt vừa trồng ra bị họ dẫm đạp bừa bãi. Hai bên lại gây gổ rồi đi đến ẩu đả. Thổ dân và đám người Xiêm rất hung dữ và quá đông nên rốt cuộc người Việt phải rút về cố thủ một cụm, hằng mươi ngày không dám ló mặt ra ngoài. Bọn người kia thừa thế kéo nhau đi phá phách lung tung. Những người di dân Việt hoảng sợ, bối rối vô cùng. Ai cũng chán nản bàn nhau bỏ đi nơi khác cho xong.
Những người cầm đầu các cộng đồng di dân này phải cử người về Oudong trình bày rõ tình trạng ấy lên quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân xin tìm cách giúp đỡ...
*
Vua Chey Chetta II ngự đến Tả cung thì thấy hoàng hậu Ngọc Vạn một mình thơ thẩn trong vườn hoa. Nhà vua cho tả hữu tản ra rồi ngài tiến về phía hoàng hậu.
. Thánh thượng vạn tuế!
. Miễn lễ, miễn lễ, trẫm muốn dạo vườn ngắm hoa cùng hoàng hậu.
. Tạ ơn bệ hạ!
Vua cùng hoàng hậu sánh bước bên nhau đi dạo vườn.
. Hoa vào xuân nở rộ đẹp quá nhỉ! Ồ, ái khanh có thấy hai con bướm sặc sỡ kia không? Bướm đẹp quá! Chúng quấn quít đùa giỡn vui vẻ bên nhau hậu thấy không?
. Tâu, thiếp có thấy...
. Sao đôi ta không được như đôi bướm ấy nhỉ? Sao đôi ta không thể vui vẻ đùa giỡn như chúng? Hậu có thể nói cho trẫm biết vì sao chăng?
. Tâu, vì chúng vô tư, hồn nhiên, còn thiếp thì...
. Không lẽ trẫm đã làm gì khiến hậu buồn? Từ khi về với trẫm, hậu không mấy khi cười nói như bao nhiêu người khác. Hậu nói rằng Đại Việt đất chật lại thiếu màu mỡ, cuộc sống người dân khó khăn, trẫm đã chiều ý cho họ đến Chân Lạp làm ăn thoải mái, hậu chưa vừa lòng ư? Không hiểu sao bây giờ hậu vẫn cứ buồn rũ rượi như thế?
. Muôn tâu, thiếp rất đội ơn mưa móc sâu dày của bệ hạ. Khổ nỗi, thần dân của thiếp tha phương cầu thực tuy được bệ hạ cho khai khẩn đất đai để sống, nhưng họ không cách nào yên ổn làm ăn được. Họ bị những kẻ bất lương cứ đột ngột xuất hiện cướp giết mà không được ai bảo vệ che chở hết. Thiếp nghĩ đến thân phận của họ lòng thiếp đau như cắt, vui ở chỗ nào được!
. Thế bây giờ hậu muốn trẫm giải quyết như thế nào để giúp họ?
. Cám ơn bệ hạ đã chiếu cố tới đám thần dân đồng bào của thiếp. Bệ hạ đã rộng lòng cho họ tự do khai khẩn để sinh sống, cúi xin bệ hạ cho phép họ được thành lập những toán võ trang tự vệ. Như vậy họ đỡ bị người ta ức hiếp để có thể yên tâm làm ăn. Được thế thì thiếp cũng như thần dân thiếp sẽ đội ơn bệ hạ vô cùng!
Vua Chey Chetta II suy nghĩ rồi nói:
. Nếu làm cho hoàng hậu vui được thì việc gì mà trẫm không làm! Lâu nay trẫm vẫn cấm ngặt người bản xứ quấy nhiễu di dân người Việt, không ngờ di dân vẫn còn chưa được yên ổn làm ăn như thế. Thôi được, trẫm sẽ lệnh xuống, cho phép cộng đồng di dân người Việt được tự võ trang để tự vệ.
Hoàng hậu Ngọc Vạn nghe vua phán liền quì mà dập đầu xuống nền đất, tâu:
. Hoàng thượng anh minh vạn tuế, vạn vạn tuế! Thế là ánh sáng mặt trời đã soi tới lòng chậu úp! Thần thiếp xin thay mặt toàn thể lưu dân của thần thiếp, xin đa tạ hoàng thượng!
Vua Chey vội vàng bước đến đỡ bà đứng dậy:
. Chuyện này không khó lắm, hoàng hậu chớ bận tâm!
Trước đó, toàn miền chỉ có những bộ lạc dân thiểu số sống biệt lập cách nhau hằng mấy trăm dặm. Họ không muốn tiếp xúc với những dân tộc văn minh hơn họ. Họ sống như ẩn mình, cư sở của mỗi bộ lạc thường là từng khoảnh một giữa chốn rừng sâu. Đất đai màu mỡ, chim thú đầy dẫy, tôm cá nơi nào cũng có, nên việc kiếm ăn của họ rất thoải mái. Cái khó khăn họ gặp phải chỉ là thiếu muối. Lâu lâu họ phải cử người đem đặc sản khô như thịt nai, thịt heo rừng, thịt nhím... và nhất là mật ong đi thật xa để đổi chác lấy thứ nhu yếu phẩm này. Làm ra của cải thì quá dễ, nhưng những bộ lạc sống biệt lập này không thể nào vươn mình lên nổi. Bao nhiêu thứ bệnh tật lúc nào cũng sẵn sàng giết hại họ, đó là chưa kể thú dữ, độc vật cũng luôn hoành hành đe dọa... Trải bao nhiêu đời dân số họ cũng không tiến triển mấy, có khi còn thụt lùi và có cả những bộ lạc dần đi tới chỗ diệt vong nữa.
Về sau, một số thương gia người Chân Lạp cũng như người nước ngoài đã mạo hiểm băng rừng tìm tới nơi ở những bộ lạc này để buôn bán. Những chuyến buôn bán mạo hiểm ấy có khi giúp người ta thành công như những chuyến đi tìm trầm, đi đào vàng trúng mối. Sau những chuyến đi buôn dần quen đường, dò biết những chỗ nào có thể làm ăn khá, con buôn nước ngoài bèn hướng dẫn đồng bào của họ đến khai thác để sinh sống. Dần dần, người ta thấy người Hoa, người Xiêm, người Mã Lai, người Nam Dương, người Chàm đã chiếm nhiều khu vực làm ăn thuận lợi, họ qui tụ đông nhất là vùng Mỗi Xuy (Bà Rịa) và Nông Nại (Đồng Nai). Chỉ có điều bất tiện cho họ là họ vẫn bị coi như dân lậu, chưa được sự thừa nhận chính thức của chính quyền Chân Lạp. Vì thế, họ thường trở thành miếng mồi béo bổ cho những viên chức có thẩm quyền ở các địa phương rúc rỉa.
*
Từ khi vua Chey xuống chiếu cho phép người Việt di dân đến Thủy Chân Lạp làm ăn thì mầm mống các tổ chức chống người Việt ở Chân Lạp bắt đầu manh nha. Viên đại thần Nôn San, một người thân Xiêm, cho rằng mối họa từ người Việt rồi sẽ trở nên trầm trọng hơn cả mối họa từ người Xiêm. Phe đảng của Nôn San ra sức cổ võ tinh thần bài Việt đối với dân bản xứ. Do đó, rất nhiều nơi người dân địa phương hết sức hững hờ, xa lánh hoặc đối xử khắt khe với di dân người Việt. Những sắc dân ngoại nhập khác cũng lợi dụng sự kỳ thị giữa dân bản xứ đối với người Việt để lấn áp, xua đuổi người Việt.
Vùng Mỗi Xuy lúc bấy giờ là nơi tập trung đông đảo nhiều sắc dân khác nhau. Thói thường trong cảnh lưu lạc tha phương, những người cùng nòi giống thường tìm cách sống gần nhau để giúp đỡ nhau, bênh vực nhau khi nguy biến. Người Việt đến địa bàn này muộn nhất nên những chỗ làm ăn thuận lợi gần như không còn. Các sắc dân đến cư ngụ trước tại đây sợ người Việt cùng làm ăn sẽ gây ảnh hưởng thiệt thòi đến quyền lợi của họ nên có thái độ kỳ thị thấy rõ. Phần đông họ cố tránh giao dịch với người Việt, tẩy chay không thuê không mướn người Việt dù họ rất cần người. Dị ứng với người Việt mạnh mẽ nhất là dân Chàm, đó cũng là chuyện dễ hiểu.
Không hòa đồng được với cộng đồng đa chủng, nhiều người Việt kéo nhau tách riêng đi khai khẩn rừng hoang làm ăn. Tới lúc này nhiều người Việt đã bắt đầu cảm thấy chùn chân trước thực tế. Rừng rú thâm u tràn ngập muỗi mòng và vắt đỉa là giống trùng hút máu người thật đáng sợ. Những thứ trùng độc khác như rắn rết, bò cạp bất cứ chỗ nào cũng có thể có. Trời nóng nực, người ta cởi cái áo vắt lên một cành cây, khi lấy áo mặc lại nếu không xem xét cẩn thận liền có thể bị năm bảy mồi độc của bò cạp chích vào lưng, vào nách... nhức nhối tận tim gan. Tay vô ý vít một cành cây có thể bị con rắn lục mổ một miếng có khi thiệt mạng...
Độc hại nhất là giống muỗi đã gieo rắc không biết bao nhiêu nỗi hãi hùng. Gần một nửa số người khai hoang rừng mắc bệnh sốt rét. Sợ bệnh đến nỗi người ta phải nướng con trùn hổ (giun đất loại lớn) mà ăn. Nhiều người vẫn tin thịt loại trùn hổ này trị được bệnh sốt rét. Người chết bệnh quá nhiều đã làm cho ai nấy phát hoảng.
Tới khi trồng trọt được, hoa màu lên xanh tốt chưa kịp mừng thì từng đàn khỉ từ đâu kéo về bẻ phá tả tơi. Những nương sắn củ còn non cũng bị những đàn voi tràn về dày xéo hoặc nhổ tung lên. Những nương lúa thì bị hàng trăm hàng ngàn chim chóc chiếu cố rỉa hạt rỉa bông... Người ta có cảm tưởng trời cho thấy mà không cho ăn. Họ kháo nhau đây là sự cảnh cáo, sự xua đuổi của thần rừng.
Có người thấy trồng trọt khó khăn muốn bước sang nghề săn thú, đánh cá. Nhưng đến bất cứ nơi nào họ cũng bị những người lạ hung tợn giành giựt, hăm dọa, tấn công sát hại. Đã có lần một người Việt đi săn bị đâm chết vứt xác trong rừng. Sau đó lại có vài người Việt khác bị kẻ lạ đánh đuổi phải chạy bán mạng mới thoát.
Về nơi ăn chốn ở cũng không yên. Thỉnh thoảng lại có vụ phát hỏa khi người trong nhà đã ra nương rẫy hết mà không biết nguyên do. Vài khi cháy lây cả vùng.
Lần kinh hoàng nhất cho người Việt là lần bị bỏ thuốc độc trong giếng nước uống. Hôm đó, tự nhiên toàn vùng sau bữa cơm chiều nhiều người thình lình bị mắc bệnh thổ tả. Một số trẻ em đã phải thiệt mạng. Người Việt phải khốn khổ nhiều ngày vì chuyện nước dùng, phải đào lại những cái giếng mới và phải bảo vệ cẩn thận chứ không dám coi thường như trước...
Những sự việc đó đã làm cho đám di dân người Việt lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Nhiều người sợ đến nhập tâm, nhìn quanh thấy bất cứ cái gì cũng có thể hại mình được. Sợ đủ thứ, sợ người lạ, sợ cọp beo, sợ voi, sợ gấu, sợ cả đến những con vật nhỏ nhoi như con ong, con kiến và thậm chí sợ đến cả con cá, con chim...
“Tới đây đất nước lạ lùng,
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kiêng!”
Rất nhiều người muốn trốn về xứ sở. Nhưng muốn trốn cũng không dễ! Bao nhiêu nguy hiểm sẵn sàng chờ họ: đau ốm dọc đường, gặp thú dữ sát hại, thổ dân lột da xẻo thịt như lời đồn... Đó là chưa nói nếu về nước còn có thể bị triều đình ghép tội nữa. Nhìn chung, tình trạng người di dân Việt đến xứ Mỗi Xuy gặp toàn cảnh chán ngán, bi quan đến tột cùng...
Số phận đoàn di dân người Việt đến xứ Nông Nại cũng chẳng khá hơn gì. Khi họ đến, nơi đây cũng đã có người Hoa, người Xiêm, người Chàm, Mã Lai, Nam Dương... đang tranh nhau khai thác. Người Hoa, người Nam Dương, Mã Lai chuyên nghề buôn bán, người Chàm, người Xiêm phần nhiều làm công nông... Họ cũng ra mặt kỳ thị, tránh giao tiếp với người Việt như những nơi khác.
Việc còn lại cho người Việt lại đưa nhau đi phá rừng làm ăn. Họ cũng gặp không biết bao nhiêu nỗi gian nan khốn đốn vì bệnh tật, thú dữ. Nói chung thiên thời, địa lợi, nhân hòa người Việt đều không có...
Có lần di dân Việt đang khai khẩn một khu đồng bằng rộng lớn thì bỗng chạm mặt với một số thổ dân cùng dân Xiêm cũng đang khai khẩn khu đất gần đó. Hai bên đều khai khẩn canh tác chỉ cách nhau một cánh rừng mỏng mà không bên nào biết nhau. Tới khi cánh rừng mỏng kia bị đốt cháy mới lộ ra nhau. Đám thổ dân cùng bọn người Xiêm hung hăng tranh giành phần đất mới cháy và lấn sang cả đất người Việt đã canh tác. Họ bảo đó là vùng họ đã khoanh từ lâu. Những hoa màu người Việt vừa trồng ra bị họ dẫm đạp bừa bãi. Hai bên lại gây gổ rồi đi đến ẩu đả. Thổ dân và đám người Xiêm rất hung dữ và quá đông nên rốt cuộc người Việt phải rút về cố thủ một cụm, hằng mươi ngày không dám ló mặt ra ngoài. Bọn người kia thừa thế kéo nhau đi phá phách lung tung. Những người di dân Việt hoảng sợ, bối rối vô cùng. Ai cũng chán nản bàn nhau bỏ đi nơi khác cho xong.
Những người cầm đầu các cộng đồng di dân này phải cử người về Oudong trình bày rõ tình trạng ấy lên quan đặc sứ Nguyễn Hữu Luân xin tìm cách giúp đỡ...
*
Vua Chey Chetta II ngự đến Tả cung thì thấy hoàng hậu Ngọc Vạn một mình thơ thẩn trong vườn hoa. Nhà vua cho tả hữu tản ra rồi ngài tiến về phía hoàng hậu.
. Thánh thượng vạn tuế!
. Miễn lễ, miễn lễ, trẫm muốn dạo vườn ngắm hoa cùng hoàng hậu.
. Tạ ơn bệ hạ!
Vua cùng hoàng hậu sánh bước bên nhau đi dạo vườn.
. Hoa vào xuân nở rộ đẹp quá nhỉ! Ồ, ái khanh có thấy hai con bướm sặc sỡ kia không? Bướm đẹp quá! Chúng quấn quít đùa giỡn vui vẻ bên nhau hậu thấy không?
. Tâu, thiếp có thấy...
. Sao đôi ta không được như đôi bướm ấy nhỉ? Sao đôi ta không thể vui vẻ đùa giỡn như chúng? Hậu có thể nói cho trẫm biết vì sao chăng?
. Tâu, vì chúng vô tư, hồn nhiên, còn thiếp thì...
. Không lẽ trẫm đã làm gì khiến hậu buồn? Từ khi về với trẫm, hậu không mấy khi cười nói như bao nhiêu người khác. Hậu nói rằng Đại Việt đất chật lại thiếu màu mỡ, cuộc sống người dân khó khăn, trẫm đã chiều ý cho họ đến Chân Lạp làm ăn thoải mái, hậu chưa vừa lòng ư? Không hiểu sao bây giờ hậu vẫn cứ buồn rũ rượi như thế?
. Muôn tâu, thiếp rất đội ơn mưa móc sâu dày của bệ hạ. Khổ nỗi, thần dân của thiếp tha phương cầu thực tuy được bệ hạ cho khai khẩn đất đai để sống, nhưng họ không cách nào yên ổn làm ăn được. Họ bị những kẻ bất lương cứ đột ngột xuất hiện cướp giết mà không được ai bảo vệ che chở hết. Thiếp nghĩ đến thân phận của họ lòng thiếp đau như cắt, vui ở chỗ nào được!
. Thế bây giờ hậu muốn trẫm giải quyết như thế nào để giúp họ?
. Cám ơn bệ hạ đã chiếu cố tới đám thần dân đồng bào của thiếp. Bệ hạ đã rộng lòng cho họ tự do khai khẩn để sinh sống, cúi xin bệ hạ cho phép họ được thành lập những toán võ trang tự vệ. Như vậy họ đỡ bị người ta ức hiếp để có thể yên tâm làm ăn. Được thế thì thiếp cũng như thần dân thiếp sẽ đội ơn bệ hạ vô cùng!
Vua Chey Chetta II suy nghĩ rồi nói:
. Nếu làm cho hoàng hậu vui được thì việc gì mà trẫm không làm! Lâu nay trẫm vẫn cấm ngặt người bản xứ quấy nhiễu di dân người Việt, không ngờ di dân vẫn còn chưa được yên ổn làm ăn như thế. Thôi được, trẫm sẽ lệnh xuống, cho phép cộng đồng di dân người Việt được tự võ trang để tự vệ.
Hoàng hậu Ngọc Vạn nghe vua phán liền quì mà dập đầu xuống nền đất, tâu:
. Hoàng thượng anh minh vạn tuế, vạn vạn tuế! Thế là ánh sáng mặt trời đã soi tới lòng chậu úp! Thần thiếp xin thay mặt toàn thể lưu dân của thần thiếp, xin đa tạ hoàng thượng!
Vua Chey vội vàng bước đến đỡ bà đứng dậy:
. Chuyện này không khó lắm, hoàng hậu chớ bận tâm!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)